Hơn hai năm qua, cả nước ta cùng nhau đương đầu trong trận chiến chống lại “kẻ thù vô hình”, đại dịch nguy hiểm nhất thế kỷ 21 – COVID-19. Qua bao nhiêu đợt dịch là bấy nhiêu những vất vả hy sinh của lực lượng tuyến đầu, trong đó có ngành y. Và cho đến bây giờ, ta vẫn thấy được sức chiến đấu bền bỉ của những thiên thần áo trắng trong trận chiến chưa đến hồi kết…
Đã hơn hai năm, kể từ ngày 23/1/2020, hai ca nhiễm COVID-19 đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam. Kể từ đó nước ta đã trải qua ba đợt dịch và đang trong đợt dịch thứ tư, mỗi đợt dịch bùng phát với quy mô, địa bàn và mức độ lây lan đều có xu hướng phức tạp hơn. Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ghi nhận gần 2,8 triệu ca mắc COVID-19, hơn 2,2 triệu ca khỏi và hơn 39.000 ca tử vong.
Chúng ta vẫn đang kiên cường chiến đấu với đợt dịch lần thứ 4 bùng phát từ cuối tháng 4/2021 với biến chủng Delta và Omicron có tốc độ lây lan nhanh, nguy hiểm. Đây cũng là thời điểm vô cùng khó khăn, khi mọi thứ quá tải, hệ thống y tế của nước ta còn nhiều hạn chế, khó khăn về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, kinh nghiệm chống dịch và vật lực y tế. Cùng với sự kéo dài của dịch bệnh từ đầu năm 2020 nên đến đợt dịch lần thứ 4, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân đã bị tác động tiêu cực trong thời gian dài.
Chính những khó khăn đó đã buộc chúng ta phải áp dụng nhiều biện pháp phòng chống dịch chưa từng có tiền lệ để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của nhân dân.Với tinh thần trách nhiệm cao, quan điểm nhất quán là đặt sức khỏe và tính mạng của nhân dân lên trên hết, trước hết, Chính phủ đã triển khai tất cả các biện pháp đồng bộ, toàn diện về chuyên môn y tế, giãn cách, tăng cường giãn cách xã hội, an sinh và an ninh trật tự xã hội.
Và trong suốt cuộc hành trình, chúng ta đã sống trong sức mạnh của sự đoàn kết, sự đồng lòng của mọi tầng lớp Nhân dân với sự quyết liệt, quyết tâm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị, của sự chia sẻ, của tình yêu thương và nhân ái…
Và đặc biệt hơn cả, chúng ta cũng đã được chứng kiến những nghĩa cử cao cả, đẹp đẽ, những đức hy sinh, những trái tim nhiệt huyết, những tấm lòng nhân ái tỏa sáng… của đội ngũ bác sĩ, cán bộ và nhân viên y tế, thầy thuốc trên cả nước. Đồng hành xuyên suốt hành trình hơn hai năm chống dịch đầy cam go, những thiên thần áo trắng không chỉ có trái tim nhân ái, nhân hậu mà còn có trí tuệ thông minh, nghị lực kiên cường cùng với sức chịu đựng bền bỉ.
Những con người ấy đã không quản ngại hiểm nguy khó khăn vất vả, hy sinh tình cảm gia đình và bản thân, dấn thân nơi tâm dịch. Với lòng nhiệt huyết, quyết tâm cao độ, không ngừng học hỏi, vận dụng sáng tạo kiến thức, kinh nghiệm của các thế hệ thầy thuốc để chữa bệnh cho đồng bào nhất là trong giai đoạn đầu chống dịch bệnh, chưa có nhiều kinh nghiệm, cơ sở vật chất còn thô sơ, vaccine còn ít.
Nhắc đến vaccine, không thể không kể đến dấu ấn của ngành y tế trong năm 2021, với chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19. Xuất phát “mệnh lệnh từ trái tim” đã thôi thúc đội ngũ y, bác sĩ hoàn thành sứ mệnh của mình thật nhanh chóng, đưa Việt Nam là 1 trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ vaccine lớn trên thế giới. Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử đã góp phần đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân và đưa đất nước dần trở lại cuộc sống bình thường mới.
Mặc dù cuộc chiến với dịch bệnh đầy khó khăn, cam go, thách thức và thường trực nguy hiểm nhưng đã có biết bao sinh mạng được những thiên thần áo trắng giành giật khỏi “lưỡi hái của tử thần” COVID-19. Tiếp thêm cho chúng ta niềm tin để tiếp tục chiến đấu và chiến thắng dịch bệnh nguy hiểm này.
Và rồi thành quả đạt được đó là các địa phương là tâm dịch như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang kiểm soát được số ca nhiễm, số ca tử vong. Dịch bệnh trong phạm vi cả nước trước Tết Nguyên đán đã được kiểm soát và cả nước đang từng bước thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, vừa phòng chống dịch bệnh, vừa khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.
Trận chiến chưa đến hồi kết
Sau thành quả đạt được trong thời gian qua, chúng ta đang dần chuyển trạng thái từ “không Covid” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19”. Vậy nhưng, trong hoàn cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, cho dù dịch bệnh đã được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc nhưng đội ngũ y, bác sĩ vẫn chưa được nghỉ ngơi giây phút nào, tiếp tục chiến đấu trong trận chiến chưa có hồi kết.
Như trong thời điểm hiện nay, khi số ca mắc mới COVID-19 của cả nước đã tiếp tục tăng mạnh từ sau Tết Nguyên đán ở một số tỉnh thành phía Bắc như Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ. Đặc biệt, tình hình dịch COVID-19 ở Hà Nội diễn biến “nóng”, ngày 20/2 đã vượt mốc 5.000 ca F0 ghi nhận trong vòng 24 giờ, trong khi những tuần trước dù số mắc cao nhưng chỉ dưới 3.000 ca/ngày.
Hiện số F0 tại Hà Nội tăng cao đến độ, nhiều người dân Hà Nội chia sẻ ngày nào cũng có người quen, bạn bè, người thân thông báo mới bị F0. Có gia đình 5 người thì đến 4 người là F0 như gia đình chị B.Linh (Minh Khai, Hà Nội): “Gia đình tôi có 5 người thì đến 4 người bị F0, chỉ có duy nhất bố tôi là F1. Vì quân “dương” áp đảo sĩ số quân “âm” nên bố tôi được cả nhà cho đặc cách cách ly. Còn những F0 như chúng tôi được mang trọng trách nấu ăn và chăm sóc cho F1 cách ly một mình trong phòng. Cả nhà tôi vẫn hay đùa rằng thời thế giờ đã thay đổi, giờ là thời của F0”, chị hài hước chia sẻ.
Quả thực, hình ảnh F0 trong gia đình lại đi phụ trách chăm sóc cho F1, trong khi F1 phải… cách ly đang diễn ra ở nhiều gia đình Hà Nội. “Tôi cảm tưởng như F0 đang phủ toàn Hà Nội, vì những nhà tôi quen đã và đang có F0 còn nhiều hơn số gia đình không có”, chị B.Linh chia sẻ thêm. Chính những tình huống “dở khóc dở cười” đó đã tạo nên suy nghĩ của nhiều người dân tại Hà Nội lúc này là “ai rồi cũng là F0”, “F0 còn nhiều hơn F1”,…
Trên mạng xã hội cũng xuất hiện rất nhiều người thông báo đã trở thành F0 và tự an ủi bằng câu “Rồi ai cũng đến lượt”. Thậm chí còn có những đoạn status gây cười như: “Cùng phận F0 mà xưa thì xe đón, cơm bưng nước rót, báo chí truyền thông theo sát. Giờ cái dây giăng trước cửa nhà cũng không có…”, “Sống bao nhiêu năm trên cõi trần gian, giờ mới được chứng kiến cảnh người âm (tính) đi chăm sóc người dương (tính)”,…
Vậy là từ những suy nghĩ đó, đã dần hình thành nên tâm lý chủ quan như “trước sau gì cũng F0”, “tiêm hết rồi lo gì nữa, F0 cũng kệ thôi” hay “giờ F0 hết là coi như kết thúc đại dịch”,… cùa nhiều người dân. Dẫn đến lo ngại tình trạng lơ là, không có ý thức phòng, chống dịch, mất cảnh giác trong tự bảo vệ mình, bảo vệ cho người thân và toàn xã hội, dẫn tới số ca nhiễm tăng lên.
TS Lã Thị Lan - Phó Giám đốc CDC Hà Nội chia sẻ lo ngại của mình trước tình trạng chủ quan, lơ là không có ý thức phòng dịch, dẫn tới số ca nhiễm tăng lên: “Mặc dù đa số F0 sẽ khỏi, triệu chứng nhẹ, nhưng vẫn có những người có bệnh nền, người già... thì nguy cơ trở nặng lớn. Nếu số lượng ít thì hệ thống điều trị vẫn có thể đáp ứng được, nhưng người trở nặng nhiều trên số tuyệt đối sẽ gây quá tải y tế”.
Chính những lúc số ca tăng đột biến như này, đội ngũ y, bác sĩ lại tiếp tục gánh trên vai những trọng trách quan trọng. Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, tới hết ngày 16/2, Hà Nội có hơn 126.000 F0 đang điều trị, theo dõi. Trong đó, có gần 121.400 F0 điều trị tại nhà và 853 ca điều trị tại khu cách ly. Như vậy, hiện gần 97% F0 ở Hà Nội mắc COVID-19 thể nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Hơn 3% còn lại (gần 4.000 ca) phải nhập viện điều trị; gồm hơn 3.500 F0 điều trị tại các bệnh viện của Hà Nội (tầng 2 và 3) và hơn 300 ca điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Trong đó có đến gần 700 ca mức độ nặng/nguy kịch.
Không chỉ có gánh nặng F0 tăng cao, các bác sĩ còn phải chiến đấu với những trường hợp tái nhiễm hay di chứng hậu COVID-19 ở bệnh nhân. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, có 33% -76% người bệnh có thể gặp triệu chứng hậu COVID-19 kéo dài ít nhất 6 tháng sau khi nhiễm bệnh, 20% người bệnh phải tái nhập viện; 80% người bệnh phải theo dõi tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu trong vòng 2 tháng sau xuất viện.
Rõ ràng, trận chiến chống COVID-19 vẫn chưa kết thúc với tất cả chúng ta và ngành y nói riêng. Dẫu biết rằng trước mắt sẽ còn nhiều khó khăn và thách thức mà đại dịch gây ra nhưng họ - những thiên thần áo trắng chưa bao giờ nản lòng, lùi bước mà vẫn luôn mang trong mình sức chiến đấu bền bỉ như những ngày đầu xung trận.
Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa đưa vào hoạt động Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh - Quận 8, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao, toàn diện và chuyên sâu cho người dân phía Tây Nam TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1576/QĐ-TTg ngày 16/12/2024 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch).
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Trong ngành y, không chỉ cần có kiến thức sâu rộng mà còn phải mang trong mình một trái tim nhân hậu. Đó chính là điều mà bác sĩ Nguyễn Văn Thành, khoa Tim mạch, Bệnh viện Đồng Nai, luôn thể hiện trong từng hành động, từng ánh nhìn và nụ cười dành cho bệnh nhân.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Mới đây, một vụ tử vong đau lòng do chó dại cắn đã xảy ra, và nạn nhân lại chính là chủ một quán thịt chó. Vụ việc này không chỉ là hồi chuông cảnh báo về nguy cơ từ bệnh dại mà còn khiến dư luận bức xúc về thực trạng bắt chó bằng những phương pháp tàn nh
Trong một chuyến đi công việc, tôi tình cờ bắt gặp một cảnh tượng khiến lòng mình chùng xuống. Một người đàn ông đang bán một con rùa lớn, nặng hơn 10 kg. Con rùa bị lật ngửa, nằm bất động trên một cục gạch, đôi mắt lộ vẻ bất lực và đau đớn. Nhìn hình ảnh
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.