Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, từ nay đến khi kết thúc nhiệm kỳ ông có 3 việc phải làm để tái cơ cấu và tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, đó là: Thể chế pháp luật, nguồn nhân lực và hạ tầng chất lượng cao.
Chiều qua (8/11), chất vấn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Quốc hội, đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) đề cập tới việc tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình kinh tế tăng trưởng giai đoạn vừa qua đã đạt được một số kết quả nhưng vẫn chậm. Sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm vẫn còn yếu so với các nước, trong khi đó Việt Nam có rất ít doanh nghiệp lớn có khả năng cạnh tranh quốc tế.
“Thủ tướng còn hơn 1 năm nữa là hết nhiệm kỳ. Thủ tướng dự kiến sẽ có giải pháp đột phá gì để cải thiện thực trạng trên?” - đại biểu Tô Văn Tám chất vấn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Câu hỏi của đại biểu đoàn Kon Tum tại nghị trường Quốc hội khiến nhiều người bất ngờ và cảm thấy thú vị. Đây cũng là đại biểu duy nhất trong 3 ngày chất vấn vừa qua thẳng thắn nói về thời gian tại nhiệm của Thủ tướng và những việc người đứng đầu Chính phủ cần làm trong hơn 1 năm tới.
Trả lời chất vấn đại biểu này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận: Mô hình tăng trưởng giai đoạn vừa qua của Việt Nam đã đạt được kết quả nhưng vẫn còn chậm. Sức cạnh tranh của nền kinh tế, sức cạnh tranh doanh nghiệp vfa sản phẩm còn yếu so với các nước phát triển.
Lãnh đạo Chính phủ cũng đồng ý với ý kiến Việt Nam còn ít doanh nghiệp lớn có khả năng quốc tế cao như những tập đoàn lớn của một số nước phát triển.
“Anh đề nghị cho biết hết nhiệm kỳ Thủ tướng có đột phá gì để cải thiện thực trạng này?” - Thủ tướng nhắc lại câu hỏi của đại biểu và đáp lời: “Trước hết, chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, chứng tỏ nguồn tăng trưởng tốt hơn nữa, điều này là nền tảng cho sự phát triển”.
Về giải pháp, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh phải làm tốt ba khâu: “Một là thể chế pháp luật, hai là nguồn nhân lực và đặc biệt là hạ tầng chất lượng cao”.
Theo Thủ tướng, đây là ba khâu “điểm nghẽn” của đất nước. Đại hội XI đã xác định hạ tầng, nhân lực và thể chế. “Muốn tái cơ cấu thành công phải đẩy mạnh ba khâu này.” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tái khẳng định.
Cũng theo Thủ tướng, việc cần phải làm nữa là tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế, tái cơ cấu. Trong đó, Nhà nước tạo thuận lợi về thủ tục gia nhập thị trường, rút khỏi thị trường. “Nhà nước can thiệp thị trường bằng công cụ kinh tế, không bao cấp cho sự yếu kém, không bao cấp tràn lan. Với những khó khăn này, chúng ta phải bao cấp là sai lầm.” - Thủ tướng nêu quan điểm.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cho biết Nhà nước phải có biện pháp mạnh hơn nữa, tốt hơn nữa trong quá trình tái cơ cấu. Tái cơ cấu phải diễn ra nhanh hơn một số lĩnh vực đã xác định như doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng, đầu tư công và nhất là tái cơ cấu các ngành kinh tế, các doanh nghiệp.
“Tôi thấy rất nhiều địa phương của chúng ta tái cơ cấu ngành rất tốt. Có thể nêu rất nhiều tỉnh như Đồng Tháp tái cơ cấu thực sự, ở tỉnh miền núi Sơn La nhiều nơi tái cơ cấu rất thành công. Không ngờ Sơn La có một vùng trái cây lớn như thế trong thời gian mới đây và không ngờ Đồng Tháp đã có những chủ trương phát triển về chuỗi nông sản hiện đại.” - Thủ tướng dẫn chứng về kết quả điển hình trong tái cơ cấu kinh tế.
Kết thúc phần trả lời chất vấn này, người đứng đầu Chính phủ chỉ còn hơn 1 năm nữa là kết thúc nhiệm kỳ bày tỏ: “Tôi rất cảm ơn đại biểu Quốc hội đã có câu hỏi chất vấn Thủ tướng hôm nay!”.
Bình Dương xác định trong 4 chương trình đột phá, chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực số, không chỉ gắn liền với các ngành dịch vụ hiện đại mà còn phải đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi số toàn diện. Mô hình liên kết “ba nhà” (Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp) đóng vai trò quan trọng để tạo đột phá cho nguồn nhân lực, mở đường cho sự phát triển trong tương lai.
Đây là một trong nhiều ý kiến tâm huyết được các đại biểu đóng góp vào Hội thảo phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang diễn ra mới đây.
Sở Tư Pháp Quảng Ninh thực hiện nghiêm túc theo Đề án tinh giản biên chế theo Nghị quyết 206/2019/NQ-HĐND, kiện toàn cán bộ làm công tác cải cách hành chính.
Lương Trọng Tấn nguyên là cán bộ UBND huyện Tương Dương. Ngày 14/7/2009, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tương Dương ra Quyết định truy nã số 09 đối với Tấn về tội Mua bán trái phép chất ma túy và trốn khỏi nơi giam giữ.
Năm 2024 toàn vùng đón trên 73 triệu lượt khách, tăng 12,6% so với năm 2023 và tổng doanh thu đạt trên 215.100 tỷ đồng. Nhiều tour tuyến du lịch mới, nhất là du lịch sinh thái, về nguồn hình thành.
Trên cơ sở bình chọn của các đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan báo chí ngành Công Thương, ngày 23/12/2024, Bộ Công Thương công bố 10 sự kiện nổi bật trong năm 2024.
Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Châu Đốc để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Lương Trọng Tấn nguyên là cán bộ UBND huyện Tương Dương. Ngày 14/7/2009, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tương Dương ra Quyết định truy nã số 09 đối với Tấn về tội Mua bán trái phép chất ma túy và trốn khỏi nơi giam giữ.
VKSND huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) đã phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp tài xế bất cẩn, cán tử vong một nữ công nhân đang dừng đỗ nghe điện thoại trong khu công nghiệp.
Ngày 18/01/2012, Nay Nhíp chở cháu R đi ngang qua Nghĩa trang, lúc này, Nhíp nảy sinh thú tính với cháu R nên đã dùng vũ lực khống chế rồi đưa cháu R vào khu vực nghĩa trang rồi giở trò đồi bại
Công an huyện Hàm Thuận Nam đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét đối với ông Lê Ngọc Thọ về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Công an huyện Quỳnh Phụ đã truy bắt thành công đối tượng Đỗ Trọng Hoàng đi từ Hải Phòng sang Thái Bình thực hiện vụ cướp một tiệm vàng sau 12 giờ tiếp nhận tin báo.
Công an huyện Đông Anh đã bắt giữ nhóm đối tượng đang vận chuyện 50.000 bao thuốc lá nhãn hiệu “Manchester” do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.