Mới đây, Bộ Nội vụ đã trình Dự thảo “Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài” để lấy ý kiến nhân dân vào thời điểm đáng chú ý là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, bầu cử Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021–2026.
Đánh giá về Dự thảo, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp Phạm Văn Hòa cho rằng: “Đây là điểm quan trọng để những nhân tài ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài thấy rằng Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn cần họ để họ quyết định phục vụ cho đất nước, đem trí tuệ và khả năng phục vụ quốc gia, dân tộc”.
Nhân tài là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển đất nước
Dự thảo đã nêu 6 quan điểm chung của việc thu hút, trọng dụng nhân tài, trong đó nhấn mạnh: Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài là bộ phận rất quan trọng trong Chiến lược cán bộ của Đảng. Xây dựng tổ chức thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài phải tuân thủ đường lối, chính sách cán bộ của Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ. Thống nhất nhận thức về nhân tài là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển đất nước hùng cường; là tiềm lực và sức mạnh của quốc gia; là hạt nhân của nền kinh tế trí thức; là yếu tố then chốt của sự phát triển. Đội ngũ nhân tài phải tiêu biểu cho nền văn hóa và trí tuệ Việt Nam vừa có tài vừa có đức, năng lực sáng tạo và khát khao cống hiến vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
Một điểm mới quan trọng là Dự thảo khẳng định, thu hút, trọng dụng nhân tài, không phân biệt nhân tài là đảng viên hay người ngoài Đảng, người Việt Nam ở trong nước hay ở nước ngoài, bảo đảm cơ hội bình đẳng cho nhân tài được cống hiến và đãi ngộ xứng đáng với kết quả thực hiện nhiệm vụ. Gắn với mục tiêu, từ năm 2021 đến năm 2025, 100% các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành và triển khai thực hiện chính sách cụ thể thu hút, trọng dụng nhân tài phù hợp với Chiến lược này và tình hình thực tiễn. Có trọng tâm, trọng điểm, nhất là các ngành, lĩnh vực mũi nhọn phục vụ cho phát triển nhanh, bền vững như: Chính trị và quản lý điều hành nhà nước; khoa học, công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ số, cơ sở dữ liệu, tự động hóa…; giáo dục; y tế; công nghệ sinh học; văn hóa, thể thao…
Ông Phạm Văn Hòa - Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp.
Từ năm 2026 đến năm 2030, 100% các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bảo đảm khung tỷ lệ tối thiểu từ 2% đến 5% trở lên nhân tài trong cơ cấu lãnh đạo, quản lý; từ 10% đến 15% trở lên trong cơ cấu chuyên môn, nghiệp vụ. Từ năm 2030 trở đi, phấn đấu mỗi năm tăng thêm ít nhất 1% trở lên với cơ cấu lãnh đạo, quản lý và 3% trở lên trong cơ cấu chuyên môn, nghiệp vụ.
Đánh giá về Dự thảo, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp Phạm Văn Hòa cho rằng, nhân tài là tài nguyên đặc biệt của quốc gia. Chỉ có nhân tài và là những người có tâm, có tầm mới đưa đất nước chúng ta lên tầm cao mới. Đây là vấn đề hết sức hệ trọng và quan trọng. Chính vì thế, việc Bộ Nội vụ trình Dự thảo Đề án trong thời điểm nước ta đang trong thời điểm này là hết sức hợp lý và là thời điểm vàng.
“Đây là điểm quan trọng để những nhân tài ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài thấy rằng Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn cần họ để họ quyết định phục vụ cho đất nước, đem trí tuệ và khả năng phục vụ quốc gia, dân tộc”, ông Hòa nói.
Cần sớm ban hành chính sách
Tuy nhiên theo đánh giá chung của Bộ Nội vụ, hiện công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện thu hút người tài tại các nơi chưa quyết liệt, quyết tâm. Việc bố trí, sử dụng nhân lực chưa hợp lý, vẫn còn những trường hợp bố trí, sử dụng không đúng vị trí, chuyên môn sau thực hiện tuyển dụng, thu hút; chính sách đãi ngộ chưa đủ mạnh để công chức, viên chức thực sự yên tâm cống hiến.
Bộ Nội vụ cũng đưa ra thống kê các số liệu việc thu hút nhân tài hiện nay của các bộ, ngành, địa phương để có sự đánh giá khách quan nhất việc thu hút và trọng dụng nhân tài hiện nay như thế nào. Theo đó, trong 3 bộ và 21 tỉnh, thành có báo cáo khảo sát, số lượng công chức, viên chức được thu hút: Hiện có 3.128 người được tuyển dụng theo chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao tại 24 bộ và địa phương. Trong đó 2.903 người hiện nay vẫn đang công tác (chiếm 92,8%) và 225 người đã nghỉ việc (chiếm 7,2%).
Về trình độ chuyên môn khi được thu hút: Có 68 người được thu hút có trình độ tiến sỹ (chiếm 2,41%), 853 người có trình độ thạc sỹ (chiếm 30,25%) và 1.899 người có trình độ đại học (chiếm 67,34%). Về cơ cấu tuổi khi được thu hút: Có 3 độ tuổi được khảo sát trong biểu thống kê đó là “từ 20 đến dưới 25 tuổi” chiếm tỷ lệ 42,5% (1.180 người); “từ 25 đến dưới 30 tuổi” chiếm 40,1% (1.115 người) và “trên 30 tuổi” chiếm tỷ lệ thấp nhất với chỉ 17,4% (484 người).
Về ngành, nghề được đào tạo, bồi dưỡng sau khi thu hút: Ngành nghề chiếm tỷ lệ cao nhất là y tế với 842 người, chiếm tỷ lệ 30,97%, tiếp theo đó là ngành kỹ thuật - công nghệ với 363 người (13,35%), ngành kinh tế với 231 người (8,5%), tài chính với 219 người (8,05%). Các lĩnh vực khác chiếm tỷ lệ cao với 1.064 người (chiếm 39,13%).
Về chức vụ hiện nay của những người được thu hút: Đa số những người được thu hút hiện nay vẫn giữ chức vụ là chuyên viên và tương đương, 2.375 người, chiếm tỷ lệ 90,13%. Chỉ có duy nhất 1 người giữ chức vụ lãnh đạo UBND tỉnh hoặc tương đương (chiếm 0,04%); lãnh đạo Sở hoặc tương đương cũng chiếm tỷ lệ rất ít là 1.37% (tương ứng với 36 người), lãnh đạo phòng và tương đương là 8,46% (223 người).
Đánh giá thực tiễn thực hiện, Đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, trước đây, TP HCM cũng đã có đề án thu hút nhân tài và cũng đã phát huy hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên, việc thực hiện đề án đã có nhiều vấn đề bởi người thực hiện đề án làm chưa đúng với tinh thần đề án nên kết quả hiện tại không như mong đợi. Theo ông Hòa, việc thu hút nhân tài phải cởi mở, công tâm, khách quan, vô tư để những nhân tài khi làm việc cảm thấy được trọng dụng, trân trọng. Chứ thu hút nhân tài mà kèm theo những điều kiện, kèm theo những vấn đề thì người tài sẽ không đến cống hiến.
Trong tình hình đất nước hội nhập hiện nay, theo Đại biểu Phạm Văn Hòa, chúng ta cần tập trung thu hút nhân tài vào các lĩnh vực then chốt để những người này đưa đất nước “cất cánh”, đó là: Khoa học công nghệ; kinh tế; giáo dục; văn hóa nghệ thuật. Theo đó, Nhà nước cần sớm ban hành chính sách, pháp luật giúp cho việc nhận diện nhân tài. Song song là ban hành cơ chế phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài. Cần căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn, có chính sách cụ thể để thu hút nhân tài vào từng lĩnh vực cần khuyến khích để tạo đột phá phát triển đất nước.
Dự thảo “Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài” đưa ra nhóm giải pháp trong thời gian tới: Hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả thi hành chính sách pháp luật về thu hút, trọng dụng nhân tài; Nâng cao nhận thức về nhân tài; Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhân tài gắn với tạo nguồn nhân tài; Tạo môi trường, điều kiện làm việc; Thành lập Quỹ phát triển nhân tài quốc gia; Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách nhân tài; Hợp tác quốc tế để thực hiện Chiến lược; Giải pháp về kinh phí.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký Quyết định số 1575/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Để phục vụ điều tra vụ án Mr. Pips Phó Đức Nam... lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Công an Hà Nội đề nghị "ai là bị hại, liên hệ Phòng cảnh sát hình sự để phối hợp giải quyết".
Dưới vỏ bọc là Công ty TNHH Thương mại và Tư vấn đầu tư Master Group do Hồ Bích Ngọc đứng đại diện pháp luật...đã cùng đồng phạm dụ dỗ khách hàng tham gia 3 sàn ngoại hối RichSmart, Topmax và GFS lừa đảo nhiều người đầu tư.
Theo cơ quan công an, các đối tượng được tách biệt thành 2 bộ phận, gồm: đưa thông tin gian dối để lừa đảo gọi mời tham gia đầu tư vào sàn giao dịch chứng khoán và tạo các tài khoản, công ty để che giấu dòng tiền, tránh rủi ro khi bị cơ quan chức năng phát hiện, 2 bộ phận này hoạt động đồng thời, song song và có sự phối hợp nhịp nhàng trong cả quá trình lừa đảo.
Bực tức vì Thuêm không trả lời mình, trong lúc nhậu Ten đã dùng dao chém nhiều nhát vào người của Thuêm, thấy vậy Toc không những không can ngăn anh mà còn dùng gậy gỗ đánh tiếp khiến Thuêm tử vong, rồi đưa thi thể nạn nhân xuống suối và dùng đá đè lên che giấu.
Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp với tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) ra quyết định truy nã quốc tế bị can Lê Khắc Ngọ (34 tuổi, trú Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm).
Ngày 19/12, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã quyết định hoãn phiên tòa xét xử vụ án tham ô tài sản và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Trường Đại học Đồng Nai, do một số người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng mặt.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.