Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Thiêng liêng những đền thờ Bác

Hình sự & tố tụng hình sự
17/05/2020 09:46
Nguyễn Mỹ
aa
Hồ Chí Minh trong trái tim Việt Nam”… Lời một ca khúc ấy luôn đúng với mỗi người dân Việt. Có lẽ bởi thế, khi Bác về với “thế giới người hiền"...


“Hồ Chí Minh trong trái tim Việt Nam”… Lời một ca khúc ấy luôn đúng với mỗi người dân Việt. Có lẽ bởi thế, khi Bác về với “thế giới người hiền”, nhiều nơi trên dải đất hình chữ S, những đền thờ Bác được người dân vì nhớ thương, tôn kính vị Cha già dân tộc mà lập nên! Ngoài đền thờ Bác trên đỉnh Vua - núi Ba Vì (Hà Nội), khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 15 ngôi đền thờ Bác Hồ được người dân xây dựng ngay khi nghe tin Bác từ trần.

Mỗi ngôi đền thờ Bác là một huyền thoại diệu kỳ, một câu chuyện cảm động về lòng kính yêu Bác vô vàn…

Đền thờ Bác trên đỉnh Ba Vì (Hà Nội).

Đền thờ Bác trên đỉnh Ba Vì (Hà Nội).

Đền thờ Bác Hồ tại đỉnh Vua ở độ cao 1.296m

Đền thờ Bác Hồ được khởi công ngày 1/3/1999, hoàn thành ngày 31/8/1999. Đền có diện tích khoảng 150m2, đặt tại đỉnh núi Vua thuộc dãy núi Ba Vì (huyện Ba Vì, TP Hà Nội).

Ở độ cao 1.296m so với mặt nước biển, đền thờ Bác Hồ được thiết kế theo phong cách cổ, hai tầng tám mái đao cong, nhìn về hướng nam, kết cấu bê tông giả gỗ.

Xung quanh đền thiết kế dãy ghế dài để mọi người đến thăm được ngồi quây quần. Tượng Bác được đúc bằng đồng, thờ chính giữa đền… Từ năm 1999 tới nay, đền đã tiếp đón hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước tới dâng hương và tham quan. Vào ngày giỗ và ngày sinh của Bác Hồ, du khách lại càng đông, nhiều khi tắc nghẽn cả đường.

Đều đặn, cứ sáng mùng Một, ngày Rằm hằng tháng hoặc những dịp lễ, Tết, trên “nóc nhà” của Thủ đô, nơi chỉ có mây trời giao hòa với rừng xanh thẳm, trong ngào ngạt hương thơm và tiếng chuông ngân vang, những chiến sĩ kiểm lâm mang trang phục chỉnh tề, trang nghiêm làm lễ tại Đền thờ Bác.

Theo nghi thức Nhà nước, ngày 2/9 Dương lịch hàng năm là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần. Nhưng nếu theo phong tục dân tộc ta, ngày 21/7 Âm lịch mới là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh bước sang “thế giới người hiền”. Vì thế, nhiều người vẫn thắp nén hương nhớ Bác vào cả ngày Âm lịch nói trên.

Một trong những nơi lâu nay người dân xem như chốn hương khói linh thiêng, ấy chính là nơi Bác trút hơi thở cuối cùng tại Nhà 67 trong Phủ Chủ tịch và một điểm nữa là Đền thờ Bác Hồ đặt trên bình độ 1.100 + 196 m của ngọn núi Ba Vì thuộc Hà Nội. Nơi đây gắn bó với biết bao truyền thuyết huyền bí về Thần Tản Viên (Sơn Tinh), một trong bốn vị Thánh bất tử của người Việt (Tản Viên Sơn Thánh).

Sau khi Bác mất, những người trong dòng tộc quê Bác có trăn trở một điều từ suốt ba chục năm trước đó.

Đó là việc an nghỉ của Bác không theo đúng phong tục tập quán phương Đông. Tuy nhiên, không ai dám bày tỏ tâm tư này với Trung ương để sao cho hài hòa, khi đã xác định nơi đặt thi hài Người vĩnh viễn là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh như bây giờ.

Vì lẽ đó, những người trong dòng tộc của Người cùng những “tình nguyện viên” đã chính thức tập hợp nhau lại thành một nhóm để thực hiện di nguyện của Bác. Ban đầu họ đi khảo sát một số địa phương có núi cao, phong cảnh đẹp từ Tam Đảo, Vĩnh Phúc cho tới Ba Vì (Hà Tây cũ) và sau cùng thì thấy không đâu hơn được nơi huyền ảo và kỳ vĩ như đỉnh Ba Vì này.

Ý tưởng của hậu duệ dòng tộc Nguyễn Sinh là tìm một ngọn núi gần Hà Nội có cảnh đẹp để làm một ngôi đền nhỏ thờ Bác.

Nhưng ngay lúc đầu, vị này đã nhấn mạnh việc đại sự sẽ làm theo hướng vận động anh em, bạn bè đóng góp, trong đó có cả cá nhân ông. Ông bảo cả nhóm: Dứt khoát chúng ta không xin tiền của ngân sách nhà nước.

Trong quá trình xây dựng, từ lúc mới còn là ý tưởng cho đến khi hoàn thành, nhiều lúc cũng gặp khó khăn, song tất cả đều đã vượt qua, đúng như tâm nguyện của mọi người là thực hiện bằng được di nguyện của Bác muốn có ngôi nhà nhỏ trên núi, nơi đặt bình tro của Người để mọi người lên với Bác có chỗ nghỉ ngơi...

Nay, dù không có bình tro, nhưng lại có tượng Bác. Một cán bộ quản lý Đền cho biết, mẫu tượng này có xuất xứ nguyên gốc từ tấm hình Bác ngồi ghế đọc Báo Đảng, do chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp tìm chọn giúp rồi nhờ một nhà điêu khắc của quân đội tham gia phác thảo, giữ lấy thần thái của bức hình và chuyển sang mẫu tượng thờ. Cũng không có các cụ phụ lão trông coi mà thay bằng những cán bộ, nhân viên Kiểm lâm đầy trách nhiệm và nhiệt huyết...

Theo ông Trần Viết Hoàn, nguyên Giám đốc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 2/9/1989, ngày mà Bộ Chính trị công bố lại ngày mất chính thức của Bác, ông đã đón Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Phạm Văn Đồng, nguyên Thủ tướng Chính phủ đến thăm lại Nhà 67, nơi Bác nhắm mắt để thắp nén hương tưởng nhớ Bác vào đúng 9 giờ 47 phút -giờ Bác đi xa.

Hai ông đã cho ý kiến là sau này, nên tìm một nơi khác trang trọng để thờ cúng Người. Ở thời điểm khác, khi cuối đời, ông Phạm Văn Đồng hơn một lần nhắc các cán bộ lãnh đạo Khu di tích, cần làm giỗ Bác cả ngày Âm lịch đúng như phong tục của dân tộc Việt Nam ta, đó là ngày 21 tháng Bảy hàng năm.

Ông Trần Viết Hoàn cho hay, theo phong tục cúng giỗ tổ tiên của người Việt Nam, từ 1994, hàng năm cứ đến ngày 21/7 Âm lịch (2/9/1969 nhằm 21/7 Âm lịch), chúng tôi sắp mâm cơm giỗ Bác. Tại Đền thờ Bác ở Ba Vì, các cán bộ Kiểm lâm của Khu rừng Quốc gia Ba Vì vào ngày đó cũng đều làm mâm cơm giỗ Bác.

Những ngôi đền ở miền Nam ngay sau khi Bác từ trần

Toàn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có khoảng 15 ngôi đền thờ Bác Hồ được người dân xây dựng ngay khi nghe tin Bác từ trần. Trong tình cảm sâu thẳm đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đền thờ Bác là biểu trưng về lòng kính yêu vị lãnh tụ của đồng bào Nam bộ.

Mỗi ngôi đền thờ Bác dựng trên đất sông nước miền Tây là một huyền thoại diệu kỳ, một câu chuyện cảm động về lòng kính yêu Bác Hồ. Ở khu vực ĐBSCL hiện có 7 trong số 13 tỉnh, thành phố xây dựng 30 đền thờ, phủ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Những đền thờ Bác tiêu biểu: Đền thờ Bác ở xã Long Đức (TP Trà Vinh); Lương Tâm (huyện Long Mỹ, Hậu Giang), An Thạnh Nhất (huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng), Trí Lực (huyện Thới Bình, Cà Mau)…

Cà Mau mảnh đất cực Nam Tổ quốc có nhiều đền thờ Bác nhất cả nước (15 đền thờ, phủ thờ). Sau khi Bác mất (1969), xuất phát từ tình cảm thiêng liêng của nhân dân Thới Bình đối với Bác Hồ, Huyện ủy Thới Bình (Cà Mau) xây dựng phủ thờ Bác tại xã Trí Lực. Những năm chống Mỹ nhiều lần giặc tìm cách phá, dân trong vùng ra sức bảo vệ, hàng chục người đã hy sinh trong các cuộc đấu tranh với giặc để giữ đền thiêng.

Còn phủ thờ Bác hiện nay được xây dựng trên khuôn viên nền phủ thờ Bác trước đây với 3 căn, 1 chái theo kiểu hình chóp, xây dựng trên diện tích hơn 4.000m2, với mặt bằng có nhiều hố bom sâu của địch trút xuống, với các hạng mục công trình: Phủ thờ Bác khung sườn nhà chủ yếu là cây tràm, cây mắm và mái lợp tôn thiếc đơn sơ mà trang nghiêm, tôn kính.

Đền thờ Bác ở xã Long Đức (TP Trà Vinh) cách trung tâm TP Trà Vinh khoảng 5km về phía bắc được khởi công xây dựng cuối tháng 3/1970 dưới tầm đạn pháo của địch. Vì thế, công việc phải làm vào ban đêm, bất chấp bom đạn, sự đánh phá ngăn cản của địch, du kích cùng nhân dân địa phương chia ra làm nhiều tổ, vừa bảo đảm vận chuyển nguyên vật liệu vào khu vực xây đền, qua mắt các căn cứ quân sự của Mỹ-ngụy, vừa phải trực chiến chống càn, bảo vệ nhân dân và khu vực xây dựng đền.

Vào đúng ngày 30 Tết Nguyên đán năm 1971, trong niềm vui của nhân dân, ngôi đền rộng 16m2 được làm bằng các vật liệu thiên nhiên, thiết kế kiểu hình khối vuông, nóc bánh ú, mái lợp lá, khung sườn bằng loại gỗ tạp, vách tôn, nền tráng xi-măng, phía trước đền khoảng 10m có một đài liệt sĩ bằng tôn, hình tháp. Gần 5 năm bảo vệ ngôi đền, nhiều chiến sĩ và nhân dân đã hy sinh anh dũng, nhưng khu vực đền vẫn được giữ vững và nhanh chóng xây dựng lại sau mỗi lần bị địch phá hủy, đốt cháy.

Còn các chiến sĩ ta, trước mỗi trận đánh đều đến đền dâng hương, hạ quyết tâm xung trận “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” trước bàn thờ Bác Hồ và lá cờ Tổ quốc.

Đã 50 năm trôi qua, những đền thờ, phủ thờ Bác Hồ trên cả nước, đặc biệt là khu vực Tây Nam bộ, vẫn vững vàng, uy nghiêm tỏa ngát hương thơm và đón nhận đông đảo người dân đến dâng hương, tham quan. Mỗi đền thờ Bác, không chỉ là câu chuyện kể về tấm lòng thành kính của người dân Nam bộ đối với Bác, mà còn là chứng nhân lịch sử, ghi đậm truyền thống đấu tranh kiên cường của Đảng bộ và nhân dân địa phương trong cuộc kháng chiến giữ nước vĩ đại của dân tộc.

Trong đó, có nhiệm vụ thiêng liêng là gìn giữ, bảo vệ Đền thờ Bác Hồ. Những đền thờ ấy, ngày ngày vẫn nghi ngút hương thơm, bởi nơi đây đã trở thành biểu tượng bất diệt, là “Công trình của trái tim”, là “Pháo đài của niềm tin”, là nét sinh hoạt văn hóa tâm linh độc đáo của người dân Nam bộ ở vùng sông nước ĐBSCL…

Trong Di chúc Bác để lại, biết bao nhiêu điều tâm huyết Bác dặn lại Đảng ta, nhân dân ta, các tầng lớp đồng bào trong cả nước không sót một ai, không thiếu điều gì chỉ với một ước vọng sao cho nhân dân ta, đồng bào ta thật sự ấm no, tự do, hạnh phúc, nước nhà độc lập, giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc trên thế giới và “góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”…

Và có lẽ không đâu như ở Việt Nam, Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc dù đã đi xa, nhưng trong sâu thẳm mỗi người dân Việt Nam, đều có một “đền thờ” Bác rất đỗi thiêng liêng và tự hào…

bài liên quan
Báo Pháp luật Việt Nam tri ân, khen thưởng cá nhân, doanh nghiệp chung sức hỗ trợ đồng bào thiệt hại do bão lũ

Báo Pháp luật Việt Nam tri ân, khen thưởng cá nhân, doanh nghiệp chung sức hỗ trợ đồng bào thiệt hại do bão lũ

Chiều 17/10, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chương trình gặp mặt, tri ân các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp cùng đồng hành với Báo trong hành trình hỗ trợ các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại bởi bão số 3.
Miếu Nghè và giai thoại linh thiêng về Đức Thánh Tản Viên

Miếu Nghè và giai thoại linh thiêng về Đức Thánh Tản Viên

Miếu Nghè, thờ Đức Thánh Tản Viên (tức chàng Sơn Tinh trong truyền thuyết Vua Hùng kén rể) từ lâu đã nổi tiếng linh thiêng, trở thành một địa điểm du lịch tâm linh độc đáo của TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch nước và đoàn công tác đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An).
Cảnh sát tuy tìm tài xế xe tải cố tình chèn ngã người đi xe máy

Cảnh sát tuy tìm tài xế xe tải cố tình chèn ngã người đi xe máy

Đang lưu thông trên đường, hai người đi xe máy đã bị một xe tải húc ngã ra đường, tài xế xe tải sau đó đã bỏ đi...
Lái mô tô đặc chủng đạp đổ xe máy nam thanh niên giữa đường, một chiến sỹ CSGT bị đình chỉ công tác

Lái mô tô đặc chủng đạp đổ xe máy nam thanh niên giữa đường, một chiến sỹ CSGT bị đình chỉ công tác

Một cán bộ CSGT TPHCM bị tạm đình chỉ công tác sau khi lái mô tô đặc chủng dùng chân đạp đổ xe máy nam thanh niên vi phạm luật giao thông.
Chương trình Xuân Quê hương 2024 sẽ được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh

Chương trình Xuân Quê hương 2024 sẽ được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh

Chương trình Xuân Quê hương năm 2024 sẽ được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 1-2/2/2024 (tức ngày 22-23 tháng Chạp năm Quý Mão.
Mới nhất
Đọc nhiều
Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Phát hiện nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy có hành vi phóng nhanh, lạng lách... gây náo loạn đường phố, Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự xuyên đêm truy lùng, bắt giữ toàn bộ các đối tượng.
PV Power (POW) báo lãi trước thuế 833 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch đề ra năm 2024

PV Power (POW) báo lãi trước thuế 833 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch đề ra năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng điện toàn tổng công ty PV Power ước đạt 11.421 triệu kWh, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2023.
Đề xuất tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều

Đề xuất tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều

Xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025.
Tin bài khác
Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Phát hiện nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy có hành vi phóng nhanh, lạng lách... gây náo loạn đường phố, Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự xuyên đêm truy lùng, bắt giữ toàn bộ các đối tượng.
Bình Dương: Gửi bạn tiền nhờ mua đất, bị chiếm đoạt mất gần 24,5 tỷ đồng

Bình Dương: Gửi bạn tiền nhờ mua đất, bị chiếm đoạt mất gần 24,5 tỷ đồng

Ngày 19/10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương thông tin về việc truy nã đối với Khổng Thị Thanh (SN 1972; KHKTT: khu phố Bình Thuận 2, phường Thuận Giao, TP Thuận An, Bình Dương) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Do những vi phạm liên quan đến lĩnh vực thuế, Tập đoàn Hà Đô bị Tổng cục Thuế ra quyết định xử phạt 4,49 tỷ đồng đồng.
Bắt giữ nghi phạm giết người, cướp tài sản phi tang thi thể nạn nhân xuống mương nước

Bắt giữ nghi phạm giết người, cướp tài sản phi tang thi thể nạn nhân xuống mương nước

Sau khi gây án, Huỳnh Trung Quân đã lấy tiền, trang sức và điện thoại của nạn nhân, sau đó phi tang thi thể xuống mương nước và về nhà người thân ẩn náu thì bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Bắt giữ đối tượng cho vay nặng lãi 730%/năm

Bắt giữ đối tượng cho vay nặng lãi 730%/năm

Mức lãi suất Ngân đưa ra khi cho vay nặng lãi là từ 15% đến 20% trên số tiền vay, tương ứng với mức lãi suất cao nhất là 730%/năm.
Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Nguyễn Trọng Khỏe đăng tải trên trang mạng xã hội facebook, zalo cá nhân các bài viết, hình ảnh hoạt động tuyển dụng, đưa người Việt Nam đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản và một số nước châu âu theo diện du học sinh, kỹ sư...
Đốt pháo trong đám cưới, 5 người ở Nghệ An bị tạm giữ hình sự

Đốt pháo trong đám cưới, 5 người ở Nghệ An bị tạm giữ hình sự

Thông qua mạng xã hội Facebook, Công an thị xã Hoàng Mai phát hiện tại nhà Nguyễn Đình Lương (sinh năm 1971), trú tại phường Quỳnh Xuân (thị xã Hoàng Mai - Nghệ An) diễn ra việc đốt pháo nổ trong quá trình tổ chức đám cưới.
Phát hiện du khách giấu 7kg kim loại nghi vàng ở sân bay Nội Bài

Phát hiện du khách giấu 7kg kim loại nghi vàng ở sân bay Nội Bài

Tại khu vực kiểm tra, nam hành khách đã lấy ra trong người 7 miếng kim loại màu vàng, nghi là vàng, trong đó 5 miếng để xung quanh cạp quần và 2 miếng để trong đế giày.
Đề nghị truy tố cựu nhân viên TPBank

Đề nghị truy tố cựu nhân viên TPBank 'rút ruột' 246 lượng vàng SJC để đầu tư tiền ảo

Được giao nhiệm vụ quản lý tài sản của TPBank, Nguyễn Văn Linh nhận thấy vàng của ngân hàng chỉ được kiểm tra 2 lần/năm nên đã chiếm đoạt 246 lượng vàng SJC rồi đem bán lấy tiền đầu tư mua tiền ảo USDT, ngoại hối (Forex), xổ số Vietlott...
Quảng Bình: Điều tra vụ nữ sinh lớp 10 bị xâm hại sau cuộc nhậu

Quảng Bình: Điều tra vụ nữ sinh lớp 10 bị xâm hại sau cuộc nhậu

Sau cuộc ăn nhậu, lợi dụng nữ sinh trong tình trạng say xỉn, các nghi phạm đã đưa nữ sinh vào nhà nghỉ và thực hiện hành vi đồi bại.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.