Mới đây, Thanh tra Chính phủ mới đây đã thông báo kết luận thanh tra trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng. Tại văn bản này, Thanh tra Chính phủ có nhắc tới Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam và chỉ ra nhiều tồn tại, bất cập tại đơn vị này.
Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 của Chính phủ để thực hiện nhiệm vụ xử lý nợ xấu theo Đề án 843.
Trong giai đoạn 2013 - 2017, hoạt động chủ yếu của VAMC là mua nợ xấu bằng phát hành trái phiếu đặc biệt (TPĐB) có thời hạn theo phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước.
"Giải pháp tình thế"
Theo báo cáo và đánh giá của NHNN thì đây là một trong các giải pháp tình thế để giãn thời gian cho tổ chức tín dụng (TCTD) từng bước xử lý khoản nợ xấu và làm giảm nợ xấu trên sổ sách của các TCTD; khi bán nợ cho VAMC, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của TCTD giảm; tuy nhiên về bản chất thì nợ xấu không thay đổi và chỉ thay đổi khi TCTD thu được nợ bán cho VAMC thông qua xử lý tài sản, khách hàng trả nợ…
Thực tế, sau khi mua nợ, VAMC vẫn ủy quyền xử lý khoản nợ cho TCTD, nên về thực tế, TCTD vẫn phải thực hiện toàn bộ trách nhiệm thu nợ, xử lý khoản nợ; với hình thức ngày, NHNN xác định, minh bạch nợ xấu của hệ thống ngân hàng thông qua tách các khoản nợ xấu đã ghi nhận hoặc bị che giấu ra khỏi báo cáo tài chính của TCTD để tập trung về VAMC xử lý; giúp TCTD phân bổ tổn thất dự kiến phù hợp với khả năng, không làm suy giảm đột ngột chỉ tiêu an toàn hoạt động và mức độ lành mạnh tài chính của TCTD; hỗ trợ khách hàng tiếp tục vay vốn ngân hàng với các dự án có hiệu quả; cơ cấu nợ để giảm gánh nặng về tài chính, giúp Doanh nghiệp có điều kiện tái cấu trúc, nâng cao hiệu quả kinh doanh; trong giai đoạn 2013 - 2017, VAMC đã phối hợp với các TCTD, góp phần trong việc đưa nợ xấu toàn ngành ngân hàng tại thời điểm 31/12/2017 về mức dưới 3%.
Theo số liệu của VAMC đến 31/12/2017, VAMC đã mua 26.274 khoản nợ của 16.835 khách hàng tại 42 TCTD.
Qua kiểm tra một số hồ sơ tại VAMC cho thấy. Việc xây dựng kế hoạch mua nợ bằng TPĐB tại VAMC. Qua kiểm tra cho thấy, trong công tác xây dựng kế hoạch mua nợ, việc tổng hợp, đánh giá tỷ lệ nợ xấu của TCTD, số liệu nợ xấu của TCTD chủ yếu được tổng hợp trên cơ sở thông tin trao đổi bằng điện thoại giữa VAMC và cơ quan TTGSNH là chưa bảo đảm tính minh bạch, khách quan, thiếu các văn bản, tài liệu pháp lý để chứng minh.
Việc chấp hành quy định về điều kiện Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu bán nợ cho VAMC. Kiểm tra 13 hồ sơ mua nợ bằng TPĐB tại VAMC phát hiện 1 số bất cập, thiếu sót, vi phạm như:
+) Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại thời điểm bán nợ cho VAMC chưa đáp ứng điều kiện mua nợ “tài sản bảo đảm phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ” theo quy định tại điểm c, khoản 1, điều 16 Thông tư số 19/2013/TT-NHNN, ảnh hưởng đến giá trị khấu trừ tài sản bảo đảm khi trích DPRR cụ thể theo quy định tại khoản 12, điều 1, Thông tư số 09/2014/TT-NHNN của NHNN như: (i) hồ sơ khoản nợ của Công ty TNHH Phúc Quang Hồng Anh tại BIDV; (ii) hồ sơ khoản nợ của nhóm khách hàng Công ty CP Địa ốc Sài Gòn M&C, Công ty CP Tư vấn Đầu tư xây dựng & Thương mại Minh Quân, Công ty CP Đầu tư Liên Phát, Công ty CP Tân SUPERDECK - M&C tại MSB; (iii) hồ sơ khoản nợ của Đỗ Văn Bình và Lưu THị Chung tại MSB; (iv) hồ sơ khoản nợ của Diệp Mỹ Xuyên, Hứa Thụy Ngân Anh, Đoàn Lê Phát, Lưu Tuấn Khương, Công ty TNHH Ngân Thạnh tại Sacombank.
Ngoài ra việc Sacombank thực hiện đấu giá TSBĐ là “Quyền tài sản phát sinh từ Dự án Khu nhà ở Long Bình, quận 9, TP HCM” khi chưa có ủy quyền của Công ty TNHH Ngân Thạnh là không đúng quy định tại Điều 195, điều 431 Bộ Luật Dân sự 2015.
+) TSBĐ của khoản nợ xấu tại thời điểm bán nợ cho VAMC chưa được quy định tại giá bởi tổ chức thẩm định giá độc lập là không thực hiện đúng theo quy định tại khoản 12, điều 1 Thông tư số 09/2014/TT-NHNN của NHNN, ảnh hưởng đến giá trị khấu trừ của TSBĐ khi trích lập DPRR cụ thể (như: khoản nợ của Công ty CP Đầu tư Y tế Việt Nam tại BIDV; khoản nợ của Công ty TNHH Hùng Vương Huế tại Bắc Á Bank; Khoản nợ của Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Phú An và khoản nợ của Công ty CP Hàng Hải Đông Đô).
+) Việc NHNN quy định điều kiện khoản nợ xấu bán cho VAMC theo điều 16 Thông tư số 19/2013/TT-NHNN chỉ nêu “có tài sản bảo đảm”, không quy định cụ thể về giá trị TSBĐ so với khoản nợ bán nên còn bất cập.
+) TSBĐ của khoản nợ xấu bán nợ cho VAMC không đáp ứng điều kiện theo quy định, ảnh hưởng đến mệnh giá TPĐB sử dụng để vay tái cấp vốn. Kiểm tra hồ sơ pháp lý TSBĐ của 38 hồ sơ mua nợ xấu bằng TPĐB của 6 TCTD tương ứng với mệnh giá TPĐB được tái cấp vốn của 13 TCTD (đến 31/12/2017) phát hiện 34 hồ sơ nợ xấu (BIDV 8 hồ sơ, PG Bank 4 hồ sơ, SeaBank 3 hồ sơ, ABbank 5 hồ sơ, Agribank 4 hồ sơ) tại thời điểm bán nợ cho VAMC có vi phạm….
+) Về quy định xét duyệt điều kiện để vay tái cấp vốn TCTD: Theo quy định của NHNN, một trong các tiêu chí cơ quan TTGSNH phải đánh giá trong quy trình xét duyệt để được tái cấp vốn là TCTD phải có “khả năng trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu VAMC”, nhưng lại không quy định tiêu chí cụ thể để đánh giá. Theo NHNN báo cáo hiện đang tiến hành xây dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 18/2015/TT-NHNN.
+) Việc xét duyệt điều kiện mua nợ xấu tại LPB tại VAMC: Năm 2014 - 2015 VAMC mua 5 khoản nợ của LPB, dư nợ gốc là 1.032 tỷ đồng nhưng các khoản nợ này chưa phải là nợ xấu theo quy định tại khoản 1 điều 8 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 của Chính phủ. Theo báo cáo của VAMC, đến thời điểm thanh tra năm 2018, các khoản nợ của VAMC mua trên trên đã được VAMC và LPB tất toán.
+) Việc hạch toán, theo dõi lãi phải thu phát sinh sau thời điểm bán nợ cho VAMC: Tại Sacombank không hạch toán theo dõi ngoại bảng khoản lãi (trong hạn, quá hạn) phát sinh từ sau thời điểm bán nợ cho VAMC do đã chuyển thành khoản đầu tư. Tại VAMC theo dõi trên cơ sở số liệu TCTD báo cáo định kỳ hàng tháng. Theo báo cáo của NHNN, VAMC đã hạch toán ngoại bảng lãi phát sinh của các khoản nợ xấu mua của TCTD năm 2017, 2018.
+) Việc theo dõi, quản lý tiền thu hồi nợ xấu tại VAMC: Theo quy định tại điều 31 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 của Chính phủ, sau khi bán nợ xấu cho VAMC nhận TPĐB thì TCTD phải tiếp tục theo dõi, quản lý và đôn đốc thu hồi đối với khoản nợ đã bán; số tiền thu hồi được phải nộp ngay vào tài khoản phong tỏa của VAMC mở tại TCTD. Kiểm tra thấy ABbank đã thu tiền của 28 khách hàng nhưng không nộp đầy đủ, kịp thời vào tài khoản của VAMC theo quy định, đáng chú ý có khoản nộp chậm 164 ngày, tổng số tiền thu nộp chậm là 472 tỷ đồng, chiếm 93% tổng số tiền thu hồi nợ.
+) Việc xử lý vi phạm đối với TCTD trong việc được VAMC ủy quyền quản lý hồ sơ gốc, thu giữ TSĐB, thu hồi nợ, xử lý bàn TSBĐ. Kết quả kiểm tra của VAMC phát hiện một số TCTD (PNB, Agribank, SCB, MSB, NAB, Sacombank, OcenBank, VIB, Eximbank, LPB, DongABank) vi phạm quy định về mua, bán nợ bằng TPBĐ, nhưng VAMC không xử lý theo thẩm quyền bằng các hình thức đơn phương chấm dứt hợp đồng mua, bán nợ, chấm dứt hoạt động ủy quyền, khởi kiện ra tòa hoặc báo cáo NHNN xử lý theo thẩm quyền đối với các TCTD có vi phạm theo quy định.
Họat động mua bán nợ theo giá thị trường chậm triển khai
Đối với việc mua bán nợ theo giá thị trường được thực hiện từ tháng 8/2017, VAMC đã mua 6 khoản nợ của 5 TCTD với dư nợ gốc 2.938 tỷ đồng, giá mua nợ 3.141 tỷ đồng.
Qua kiểm tra 5 hồ sơ thấy, hoạt động mua bán nợ theo giá thị trường tại VAMC chậm triển khai theo Thông tư số 19; VAMC mua nợ năm 2017 theo phê duyệt của NHNN vượt vốn điều lệ thực cấp cho VAMC; quá trình mua nợ chưa tuân thủ đúng, đầy đủ trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật về giá và thẩm định giá tài sản, quy trình mua bán nợ, như: mua khoản nợ của Công ty CP Địa ốc thương mại và Xây dựng Thành Ngọc không đúng phương án NHNN phê duyệt; không đánh giá sơ bộ khoản nợ và lập phương án mua nợ sơ bộ theo quy trình mua, bán nợ đối với khoản nợ của Công ty CP Thuận Kiều tại Vietinbank; ủy quyền cho Sacombank nhận thế chấp TSBĐ không đủ điều kiện làm tài sản bảo đảm đối với khoản nợ của Công ty CP Hoàn Cầu Khánh Hòa và Công ty TNHH Hoàn Cầu Nha Trang;
Không thuê tư vấn thẩm định, xác định giá khởi điểm để đấu giá bán khoản nợ của Công ty TNHH Việt Thuận Thành tại Agribank và sử dụng kết quả thẩm định giá không đúng quy định tại điều 32 Luật giá; thực hiện chưa đầy đủ quy trình quản lý, xử lý khoản nợ theo quy định của VAMC; mua khoản nợ của Công ty CP Thuận Kiều tại Vietinbank khi chưa có Nghị quyết của HĐTV; Công ty CP Thẩm định giá BTC Value thẩm định giá khoản nợ của Công ty CP Hoàn Cầu Khánh Hòa, Công ty TNHH Hoàn Cầu Nha Trang tại Sacombank, Công ty CP Đầu tư và Thẩm định giá Việt Nam thẩm định giá khoản nợ của Công ty CP Thuận Kiều tại Vietinbank không đúng quy định.
Ngoài ra, trong giai đoạn từ 2014 - 2016, VAMC không tổ chức kiểm tra việc TCTD thực hiện miễn, giảm lãi theo ủy quyền của VAMC được quy định tại điều 40, Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 6/9/2013 của NHNN.
Căn cứ kết quả thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài Chính, chỉ đạo kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền đối với vi phạm của Công ty CP Thẩm định giá BTC Value (Công ty Thẩm định giá và thẩm định viên thẩm định khoản nợ của Công ty CP Hoàn Cầu Khánh Hòa và Công ty TNHH Hoàn Cầu Nha Trang tại Sacombank), Công ty CP Đầu tư và Thẩm định giá Việt Nam (Công ty thẩm định giá và thẩm định viên thẩm định khoản nợ của Công ty CP Thuận Kiều tại Vietinbank) do không thực hiện đúng quy định thẩm định giá tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ và Thông tư số 31/2014/TT-BTC ngày 7/3/2014 của Bộ Tài chính.
Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin khi sự việc có diễn biến mới.
Cù lao Phố từng là nông nại đại phố sầm uất bậc nhất phía Nam nhưng thời gian qua lại chưa phát huy hết giá trị tiềm năng. Do đó dự án khu đô thị Hiệp Hòa 72.000 tỷ được xem là biến đổi lớn, đánh thức vùng đất này.
Ngày 12/12, ông Trần Thế Phiệt, Chủ tịch UBND xã Tân Hà (huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận) cho biết, UBND xã Tân Hà vừa cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan và hiện đang phối hợp với Công an huyện Đức Linh thu thập chứng cứ để tiếp tục điều tra, làm rõ hành
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.