Trải qua hai năm đại dịch và những ngày tháng vô cùng khó khăn của đợt dịch thứ tư, không còn nghi ngờ gì nữa khi nói rằng chính cội nguồn văn hóa dân tộc, hệ giá trị cốt lõi của con người Việt Nam, đã giúp đất nước vượt lên những khó khăn chưa từng có trong tiền lệ do tác động của đại dịch, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ về khát vọng xây dựng Tổ quốc phồn vinh, hạnh phúc.
Mẹ Ngô Thị Quýt sinh năm 1925. Mẹ được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Bà mẹ Việt Nam Anh hùng vào năm 2015. Mẹ có chồng và một người con hy sinh trong kháng chiến. Bản thân mẹ cũng tham gia cách mạng từ rất sớm, trở thành cán bộ biệt động thành hoạt động tại Huế. Ba lần mẹ bị giặc bắt và tra tấn dã man, đến lần thứ tư, mẹ bị bắt đày ra nhà tù Côn Đảo. Những vết thương trong kháng chiến cùng những lần chịu đòn roi tra tấn của địch, mắt phải của mẹ đã bị mù và tai phải cũng kém thính giác.
Những ngày tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhận thấy việc khan hiếm khẩu trang y tế cũng như khẩu trang vải kháng khuẩn, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn quận Gò Vấp, TP.HCM đã vận động các hộ may mặc, hội viên phụ nữ may khẩu trang phát miễn phí cho người dân. Mẹ Quýt cũng xung phong tham gia khi biết được lời kêu gọi. Mẹ lặn lội đến các tiệm may xin vải thừa để tiến hành may khẩu trang. Những chiếc khẩu trang hoàn thành sẽ được gửi đến người dân nghèo, hoàn cảnh khó khăn.
Ở cái tuổi vốn “xưa nay hiếm” nhưng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Quýt vẫn thầm lặng ngày ngày ngồi bên chiếc máy may thực hiện công đoạn ráp thành phẩm chiếc khẩu trang vải. “Gia đình mẹ đã không tiếc máu xương cống hiến cho Tổ quốc trong kháng chiến giành độc lập, tự do. Hôm nay Đảng, Nhà nước kêu gọi toàn dân cùng chung tay chống dịch bệnh bằng khả năng của mình. Mẹ biết may nên mẹ góp sức bằng cách tham gia làm khẩu trang. Mẹ rất vui vì bản thân mình còn có thể giúp ích được cho mọi người” - mẹ Quýt tâm sự.
Tháng 8/2021, TP.HCM chìm trong những ngày căng thẳng của đợt dịch thứ tư. Chung cư Khai Minh, quận 3 là một trong những nơi dịch diễn biến phức tạp. Khu vực 18 có khoảng 450 hộ với gần 1.700 nhân khẩu, trong đó có bà Phạm Thị Thoa (SN 1939, chung cư Khai Minh số 72/8 Trần Quốc Toản). Tuổi cao sức yếu nhưng không có con cái, chồng đã mất từ lâu nên khi trở thành F0, bà Thoa chỉ có một mình.
Hàng xóm tuy rất thương bà, nhưng thấy bà mắc bệnh họ cũng e ngại vì căn bệnh nguy hiểm. Những ngày cuối tháng 8, sức khoẻ bà Thoa dần đuối, mọi sinh hoạt cá nhân đều không thể tự chủ. Trong khi đó, việc liên hệ các cơ sở y tế để đưa bà vào điều trị cũng gặp khó khăn do hầu hết các nơi đều đã quá tải. Trước tình cảnh bà Thoa như vậy, Trung úy Trần Văn Dũng, Cảnh sát khu vực 18, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh xung phong trực tiếp chăm sóc bà.
Sau 4 ngày điều trị tại nhà, bà Thoa được anh Dũng hỗ trợ đưa vào Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn để được sự chăm sóc đầy đủ của nhân viên y tế. Đến ngày 11/9, bà chiến thắng COVID-19 và được xuất viện về nhà. Thời gian này, anh vẫn thường xuyên đến nhà thăm hỏi, giúp đỡ cũng như hỗ trợ bà nhiều phần quà thiết yếu. Bản thân Trung úy Trần Văn Dũng trong suốt 4 tháng, anh không dám về nhà thăm vợ con, chỉ tranh thủ gọi về nhà qua điện thoại. “Tôi luôn ghi nhớ lời dạy của Bác, công an nhân dân phải là đầy tớ của nhân dân. Chính vì lẽ đó, bản thân tôi cùng các đồng đội sẽ hết lòng, hết sức vì cuộc sống bình yên của nhân dân”, Trung úy Trần Văn Dũng khẳng định.
Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Quýt và Trung úy Trần Văn Dũng là một trong rất nhiều tấm gương cá nhân điển hình trong chương trình Giao lưu toàn quốc các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2021 với tên gọi “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng” tổ chức tại Hà Nội tối 5/12/2021.
Chương trình Giao lưu đem lại ấn tượng sâu sắc, cảm động bằng những câu chuyện, phóng sự về các điển hình, với cách làm sáng tạo, hiệu quả, luôn nêu cao bản lĩnh, ý chí, nghị lực, khát vọng cống hiến, tinh thần tự lực, tự cường, vươn lên trong cuộc sống, mang lại những giá trị thiết thực cho cộng đồng, xã hội, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ về khát vọng xây dựng quê hương, đất nước phồn vinh, hạnh phúc; định hướng hệ giá trị cốt lõi của con người Việt Nam trong thời đại mới.
Chia sẻ cảm xúc tại chương trình, nhấn mạnh tới bài học của Chủ tịch Hồ Chí Minh về dựa vào sức dân, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam xúc động bày tỏ ấn tượng trước hình ảnh người dân không quản ngại khó khăn, tuổi tác, chung tay đồng lòng cùng Đảng, Nhà nước phòng, chống dịch trong những giai đoạn rất khó khăn.
“Văn hóa phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình”
Tròn 75 năm trước, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất vào năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu bật vị trí, ảnh hưởng của văn hóa nghệ thuật trong việc giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng con người Việt Nam yêu nước, độc lập, tự cường, tự chủ: “Văn hóa phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập. Đồng thời, văn hóa phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích mình. Số phận của dân tộc là ở trong tay dân ta. Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”.
Hội nghị Trung ương 9, Khóa XI năm 2014 của Đảng đề ra nhiệm vụ: Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XIII tháng 2/2021, Đảng yêu cầu cần nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam gắn với việc giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. Theo đó, cần khai thác và phát huy cao nhất các giá trị tốt đẹp, bền vững của văn hóa, con người và gia đình Việt Nam. Nghiên cứu, xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị, chuẩn mực văn hóa và con người Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế.
Trong bài phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì khi đã nói đến văn hóa là nói đến những gì là tinh hoa, tinh túy nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ (một con người có văn hóa, một gia đình có văn hóa, một dân tộc có văn hóa; lối sống văn hóa, nếp sống văn hóa, cách ứng xử có văn hóa,...)”…
Từ đây có thể thấy, văn hóa của một đất nước, của một dân tộc là kết quả hoạt động của con người và chỉ có thông qua hoạt động của con người mới tạo ra văn hóa, đem lại cho văn hóa những giá trị đích thực. Văn hóa thể hiện sức mạnh thích ứng của con người.
Trải qua hai năm đại dịch và những ngày tháng vô cùng khó khăn của đợt dịch thứ tư, không còn nghi ngờ gì nữa khi nói rằng chính cội nguồn văn hóa dân tộc, hệ giá trị cốt lõi của con người Việt Nam, đã giúp đất nước vượt lên những khó khăn chưa từng có trong tiền lệ do tác động của đại dịch, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ về khát vọng xây dựng Tổ quốc phồn vinh, hạnh phúc.
Vượt lên những khó khăn chưa từng có trong tiền lệ do tác động của đại dịch COVID-19, mỗi tập thể, mỗi cá nhân con người Việt Nam mà chúng ta gặp hàng ngày đều là một câu chuyện tiêu biểu về nỗ lực vượt khó, tinh thần cống hiến.
Do đó, phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam cũng chính là tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để vượt qua thách thức, thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.
Trong khuôn khổ Chương trình giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ hai, chiều 16/12, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Công tác Cảnh sát biển Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8, nhằm thúc đẩy hợp tác thực thi pháp luật trên biển trong khu vực giữa 2 Lực lượng. Trung tướng Lê Quang Đạo - Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Thiếu tướng Uất Trung - Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Trung Quốc đồng chủ trì Hội nghị.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân vừa phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Bảo tàng Hải quân tổ chức Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng”.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Ngày 20/11 là ngày tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Từ nhiều thập kỷ qua, ngày 20/11 ở nước ta không chỉ là ngày lễ, hội của riêng nghề dạy học, ngày riêng của các thầy, cô giáo mà là ngày vui chung cả xã hội tôn vinh sự học, tôn vinh những người thầy dạy chữ, dạy nghề, dạy người.
Mới đây, một vụ tử vong đau lòng do chó dại cắn đã xảy ra, và nạn nhân lại chính là chủ một quán thịt chó. Vụ việc này không chỉ là hồi chuông cảnh báo về nguy cơ từ bệnh dại mà còn khiến dư luận bức xúc về thực trạng bắt chó bằng những phương pháp tàn nh
Trong một chuyến đi công việc, tôi tình cờ bắt gặp một cảnh tượng khiến lòng mình chùng xuống. Một người đàn ông đang bán một con rùa lớn, nặng hơn 10 kg. Con rùa bị lật ngửa, nằm bất động trên một cục gạch, đôi mắt lộ vẻ bất lực và đau đớn. Nhìn hình ảnh
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.