SGK Cánh Diều đã thất bại trong việc truyền thụ cảm xúc cho lứa học sinh măng non ngay khi tiếp xúc với những bài học đầu đời, và giờ thất bại trong cả việc điều chỉnh sai sót một cách vụng về.
SGK Cánh Diều đã thất bại trong việc truyền thụ cảm xúc cho lứa học sinh măng non ngay khi tiếp xúc với những bài học đầu đời. Còn với việc điều chỉnh và bổ sung ngữ liệu SGK Cánh Diều cũng chỉ là sự chắp vá vụng về, không thể sửa chữa sai lầm và càng không thể khắc phục được sự thất bại của bộ sách.
Trẻ em với tâm hồn trong trẻo và ngây thơ cần được tắm mình bằng những bài học cảm xúc tích cực và trong sáng. Sách giáo khoa (SGK) lớp 1 - những bài học đầu đời chính là tấm áo tâm hồn, nhất thiết phải được "may đo" cẩn trọng, chu đáo và đẹp đẽ. Những bài học đầu đời cực kỳ quan trọng, bởi đó là hành trang cho suốt những năm tháng tuổi thơ.
Nhưng, đọc kỹ và so sánh Sách Giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều với bộ SGK Tiếng Việt lớp Một Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1990, tôi cho rằng, thật đáng tiếc, SGK Cánh Diều đã bị "may đo" cẩu thả. Chính vì thế, một thế hệ trẻ thơ ngay từ lớp 1 đã phải khoác lên mình tấm áo tâm hồn xấu xí.
Bộ Giáo dục Đào tạo đã ban hành các quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn SGK; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK. Các quy định đó nêu rõ: Phải bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp với thực tiễn Việt Nam; các bài học trong SGK tạo cơ hội và khuyến khích học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, phát huy tiềm năng của mỗi học sinh; và diễn đạt trong sáng, dễ hiểu… phù hợp với lứa tuổi học sinh... Thế nhưng SGK Cánh Diều ngay từ đầu đã phạm phải những điều tối kỵ ấy.
Sai lầm ấy bắt nguồn từ tư duy. Với nguồn ngữ liệu thiếu tính kế thừa, không được chọn lựa, chắt lọc và thẩm định kỹ càng, SGK Cánh Diều gần như xóa trắng mảng ca dao, đồng dao, tục ngữ, đoạn thơ. Có đáng buồn không khi trong tổng số hơn 150 bài tập đọc, SGK Cánh Diều chỉ có khoảng 20 bài/đoạn thơ, ca dao, tục ngữ - cá biệt ở tập 1, chỉ có 2 bài thơ trong tổng số 75 bài tập đọc. Trong khi các hình thức thể hiện này, với cách gieo vần, tính nhạc, âm điệu của nó lại rất dễ nhớ với trẻ nhỏ.
Chối bỏ nguồn mạch trong trẻo và phong phú, SGK Cánh Diều sa đà và lạm dụng những bài/đoạn văn quá nặng yếu tố kỹ thuật về âm, vần mà bỏ quên "lời hay, ý đẹp".
2 bài sau đây là ví dụ: Bé Lê mê ti vi. Ti vi có sân cầm. Bé chỉ: "Cò… cò…". Ti vi có cá mập. Bé la: "Sợ!" Má bế bé, vỗ về: Cá mập ở ti vi mà". Má ấm quá, bé chả sợ nữa (bài Bé Lê, trang 73 tập 1); hay: Chị Thơm ra đề: "Cặp của Bi có 3 quả cam…". Bi đáp: Em chả đem cam ra lớp. Chị ví dụ mà… Chị tiếp nhé: Bi cho Bốp 1 quả… Chị nhầm ạ. Em Bốp chỉ bú tí mẹ. Thì chị ví dụ mà… (bài Ví dụ, trang 89, tập 1).
Nghiêm trọng hơn, nguồn ngữ liệu vốn đã ô tạp lại còn bị lắp ghép khiên cưỡng với cách "kể", "phỏng theo" đã khiến rất nhiều nội dung, mối quan hệ bị sai lệch - thậm chí còn bị coi là "xuyên tạc". Chính bởi ngôn ngữ trúc trắc, xa lạ; hình ảnh bạo lực, thói hư tật xấu; câu cú cụt lủn, rời rạc; nội dung hời hợt cùng cấu trúc nặng nề… SGK Cánh Diều đã không kiến tạo, vun đắp được cảm xúc tích cực về sự gần gũi, thân thương, trong sáng, dễ đọc và dễ hiểu.
Một thế hệ học sinh lớp 1 đang học những bài học đầu đời như thế.
Sau phản ứng gay gắt của dư luận, SGK Cánh Diều được yêu cầu chỉnh sửa. Trong vòng 1 tháng, đơn vị làm SGK Cánh Diều đã đưa ra Tài liệu Điều chỉnh và Bổ sung Ngữ liệu SGK Tiếng Việt 1. Theo đó, trong hơn 330 trang sách và 150 bài tập đọc, Tài liệu này thay thế 11 bài và bỏ/điều chỉnh 20 từ/câu.
Nhìn vào đây, ai cũng có thể thấy ngay rằng: Cấu trúc và bản chất những sai lầm của SGK Cánh Diều không thay đổi. Điều đó đồng nghĩa sự nặng nề về khối lượng chương trình; sự nặng nề trong bài học gồm phần âm, vần, hình ảnh, nội dung đều vẫn như cũ.
Cụ thể, nếu như ở bài 1 SGK lớp Một (xuất bản năm 1990 - gọi tắt là SGK Cũ), học sinh chỉ học chữ O; thì ở bài 1 SGK Cánh Diều, học sinh đã phải học chữ A và C. Bên cạnh đó trong Cánh Diều, học sinh cũng phải học nhiều bước bao gồm: Làm quen - đánh vần - nói to/nói thầm - tìm tiếng có âm - tìm chữ a,c - tập viết. Hay ở SGK cũ, học sinh học đến bài 79 - 80 đã ôn tập cuối kỳ 1; thì ở SGK Cánh Diều, học sinh phải học đến bài 93 rồi mới ôn cuối kỳ và khối lượng ôn tập nhiều hơn. Tình trạng này tương tự ở tập 2 và học kỳ 2 khiến tổng khối lượng sách Cánh Diều nặng hơn SGK Cũ rất nhiều. Liệu những bước triển khai bài học như vậy có khoa học, hợp lý?
Chưa hết, số lượng từ ngữ và hình ảnh của SGK Cánh Diều đồ sộ hơn SGK Cũ rất nhiều. Ví dụ, ở bài 1 SGK cũ, học sinh chỉ tiếp xúc với 3 hình vẽ để học chữ O là: Gà gáy ò ó o; chùm nho và con bò; còn ở SGK Cánh Diều, học sinh phải tiếp xúc tới 16 hình ảnh cùng với rất nhiều hình ảnh chữ cái khác. Tương tự ở bài 47, SGK Cũ dạy vần in/un có ngôn ngữ gắn với hình ảnh: Số chín/con giun cùng đoạn thơ "Ủn à ủn ỉn/Chín chú lợn con/Ăn đã no tròn/Cả đàn đi ngủ"; còn ở SGK Cánh Diều, bài 64 dạy vần in/ít có ngôn ngữ gắn với hình ảnh: Đèn pin/quả mít và các chữ nín/tin/nhìn/thịt/vịt/chín kèm theo là bài tập đọc "Cua, cò và đàn cá" (2) - nay thay bằng bài "Hồ sen".
Dụng công "tháo và lắp" những bài tập đọc cùng từ/câu trong Tài liệu thì thấy sai lầm và thất bại của SGK Cánh Diều vẫn không thay đổi. Những từ ngữ mang tính chất bạo lực, xa lạ như: "đòi ăn thịt" (bài Mưu chú thỏ, trang 45), "cáo lao tới ngoạm gà", "cáo uất quá" (bài Cáo và gà, trang 51), "chó Tuyn và mèo Kít" (bài Đôi bạn, trang 59), "Lũ cá nhỏ luýnh quýnh xin tha mạng" (bài Cá to, cá nhỏ, trang 73)… vẫn còn đó.
Những bài đọc ngô nghê, khó hiểu, cảm xúc tiêu cực như "Ví dụ", "Chuột út 1", "Gà nhí nằm mơ", "Lúa nếp, lúa tẻ", "Thi vẽ"… không được thay thế. Ngay trong 11 bài tập đọc được thay thế, vẫn hoàn toàn không có bài thơ nào. Cứ như 11 bài tập đọc thay thế được lấy lại từ chính nguồn… đã bị loại.
Có lẽ nào chỉ "vá víu" 11 bài/đoạn văn; bỏ, chỉnh 20 từ/câu lại là phép màu biến "tấm áo tâm hồn" SGK Cánh Diều xấu xí trở nên hoàn thiện và đẹp đẽ được sao?
Những người làm SGK Cánh Diều dường như bỏ qua những chức năng khác của giáo dục. Đó không chỉ là việc dạy một đứa trẻ kỹ năng biết đọc biết viết chữ. Việc dạy và học là quá trình truyền thụ, tiếp xúc và cảm nhận. Quá trình ấy cần bộ SGK với những câu chuyện đẹp, bài thơ hay, lời ca dao, tục ngữ dễ đọc, dễ hiểu; từ đó dạy học sinh cả năng lực cảm nhận, năng lực tư duy logic và tư duy thẩm mỹ, năng lực sáng tạo với khả năng mộng mơ và óc tưởng tượng.
Không làm được điều này, bộ SGK ấy tốt nhất nên được thu hồi.
Ngày 03/10/2024, Đoàn công tác liên ngành do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự buổi kiểm tra có Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo (GD và ĐT) Nguyễn Thị Kim Chi.
Theo dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi, Bộ GD&ĐT đề xuất hỗ trợ tiền ăn trưa 360.000 đồng/tháng cho trẻ mẫu giáo 3 - 5 tuổi ở vùng khó khăn, hộ nghèo.
Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Châu Đốc để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.