Ông Phạm Xuân Phương - Bí thư huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) cho biết, nếu gia đình ca sĩ Mỹ Linh không tự xử lý công trình sai phạm (100 m2), thì huyện này sẽ cưỡng chế.
Sáng 4/12, bên lề kỳ họp HĐND TP Hà Nội, ông Phạm Xuân Phương - Bí thư huyện Sóc Sơn trao đổi với báo chí quá trình xử lý các công trình vi phạm đất rừng, trong đó có biệt thự của gia đình ca sĩ Mỹ Linh, Việt phủ Thành Chương...
Quá trình cưỡng chế công trình vi phạm đất rừng, ông Phương cho biết, một số hộ dân có khiếu nại gửi cơ quan chức năng. Qua đó, Thanh tra Chính phủ có 2 văn bản đề nghị tạm dừng việc cưỡng chế để rà soát lại quy hoạch. Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn giao UBND huyện rà soát lại quy hoạch, sau đó sẽ tiếp tục xử lý công trình vi phạm.
Với công trình của gia đình nhà ca sĩ Mỹ Linh, ông Phạm Xuân Phương cho biết, huyện Sóc Sơn đang xây dựng kế hoạch và phải báo cáo Thường trực Thành ủy.
“Công trình của nhà ca sỹ Mỹ Linh, tôi đã trả lời rồi. Hiện nay, phần nhà xây dựng vượt quá khoảng 100 m2 và chúng tôi chỉ xử lý phần xây dựng sai này thôi. Còn cái nào nằm trong quy hoạch thì vẫn phải đảm bảo”, ông Phương nói.
Cụ thể, theo ông Phương với công trình của nhà gia đình ca sĩ Mỹ Linh, Thường trực Huyện ủy Sóc Sơn đã kết luận và giao cho UBND xây dựng kế hoạch, lộ trình xử lý diện tích xây quá quy định.
“Trước hết là vận động để xử lý hơn 100 m2 nhà tạm sai quy định. Trong quá trình vận động nếu không thực hiện sẽ xử lý theo đúng quy định”, ông Phương cho hay.
Bí thư huyện Sóc Sơn cho biết, quá trình chỉ đạo xử lý công trình vi phạm đất rừng chưa thấy gia đình ca sĩ Mỹ Linh kiến nghị gì. Qua kiểm tra, huyện Sóc Sơn cũng đánh giá gia đình ca sĩ Mỹ Linh “rất tôn trọng đất rừng”.
Với Việt phủ Thành Chương, ông Phương cho hay, ngoài việc rà soát lại các vấn đề liên quan đến quy hoạch, huyện Sóc Sơn cũng đang chờ kết luận cuối cùng của các ban ngành.
“Huyện cũng rất mong muốn rà soát lại quy hoạch đất rừng. Nếu theo quy hoạch cũ rất nhiều khu vực như thôn Minh Tân là đất bà con khai hoang nhiều năm hoặc đất của các khu quân sự. Chính vì thế phải rà soát kỹ, khi rà soát như vậy và công bố quy hoạch chính thức thì các cơ quan quản lý, xử lý mới dễ”, ông Phương nói.
Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội thông tin, tính đến hết ngày 04/7/2024, đã yêu cầu 16.479 cơ sở nhà trọ dừng hoạt động, 100% chủ đầu tư ký cam kết thực hiện.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà yêu cầu, trong dịp cao điểm kiểm tra, đảm bảo an toàn thực phẩm cuối năm, thành phố yêu cầu các lực lượng chức năng phải công khai các vi phạm…
Đoạn đường Âu Cơ hiện hữu tổ chức cho các phương tiện lưu thông theo hướng từ cầu Nhật Tân đi trung tâm thành phố. Đoạn đường mới thi công xong dùng cho phương tiện đi theo hướng ngược lại.
Ca sĩ Mỹ Linh vừa có tuyên bố gây xôn xao dư luận khi cho rằng: Cuộc sống dù thế nào cũng cần có hoa thơm, áo đẹp, nước hoa sang chảnh, dân phải nghe nhạc giao hưởng, xem balê…nên xây nhà hát nhạc vũ kịch ở Thủ Thiêm là hợp lý.
Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước.
Quận Bắc Từ Liêm đã thành lập các đoàn kiểm tra về an toàn thực phẩm, tiến hành kiểm tra, giám sát 150 lượt cơ sở, xử phạt vi phạm hành chính 13 cơ sở vi phạm.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước.
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.