Hà Nội 16 °C
TP Hồ Chí Minh 26 °C
Hải Phòng 15 °C
Đà Nẵng 22 °C
Yên Bái 14 °C
  • Hà Nội Hà Nội 16°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 26°C
  • Hải Phòng Hà Nội 15°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 22°C
  • Yên Bái Hà Nội 14°C

Sẻ chia câu chuyện thoát nghèo

Hình sự & tố tụng hình sự
26/11/2023 06:45
Hồng Minh
aa
“Chương trình giảm nghèo của Việt Nam thực sự là cuộc cách mạng, đã được cả Nhà nước, người dân và cả quốc tế ghi nhận” - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 mới đây.


Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thăm và tặng quà hộ nghèo dân tộc Dao ở xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát, Lào Cai. Nguồn Bộ LĐTBXH

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thăm và tặng quà hộ nghèo dân tộc Dao ở xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát, Lào Cai. Nguồn Bộ LĐTBXH

Đưa công cuộc giảm nghèo lên một tầm cao mới

Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới còn nhiều khó khăn. Đời sống kinh tế, trình độ nhận thức của một bộ phận dân cư còn hạn chế. Thế nên việc hộ nghèo chủ động xin thoát nghèo được coi là kỳ lạ. Thế nhưng, những năm gần đây, những lá đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo xuất hiện ở nhiều địa phương như Nậm Pồ, Điện Biên, Mường Lay, Mường Chà, Tủa Chùa... cho thấy ý thức của nhiều người nghèo đã được nâng lên vì xin thoát nghèo không hẳn vì cuộc sống khá hơn nhưng họ đã xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, để nỗ lực phấn đấu, tự mình vươn lên chiến thắng cái nghèo.

Câu chuyện xin thoát nghèo của gia đình chị Lò Thị Cợi, thôn Huổi Lực, thị trấn Tủa Chùa, huyện Tủa Chùa là một minh chứng. Năm 2018, khi bình xét hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chị Cợi được xét thuộc diện ranh giới giữa hộ nghèo và cận nghèo và sau đó chính quyền quyết định thuộc diện hộ nghèo. Song gia đình chị Cợi đã đề xuất thôi không thuộc diện hộ nghèo để nhường suất hộ nghèo cho gia đình khác, với mong muốn để con cháu noi gương, vươn lên phát triển kinh tế. Ngay sau khi xin thoát nghèo, gia đình chị đã mạnh dạn vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để phát triển mô hình chăn nuôi trâu vỗ béo, đào ao thả cá, chăn nuôi gia cầm. Đến nay gia đình chị luôn duy trì hơn 10 con trâu; 1ha ao cá và hơn 20 con lợn. Gia đình chị Cợi đã “chính danh” thoát nghèo bền vững.

Tại tỉnh Điện Biên, tính đến hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 30,5% (giảm 4.185 hộ so với năm 2021); trong đó tại các huyện nghèo giảm còn 44,6% (giảm 6,01% so với năm 2021). Nhiều người nghèo đã không còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, mà đã thay đổi nhận thức, tự lực vươn lên.

Câu chuyện giảm nghèo ở tỉnh Tây Ninh là việc phát huy hiệu quả đồng vốn tín dụng chính sách trong xóa đói, giảm nghèo. Anh Đặng Minh Dũng ở ấp Tân Tiến, xã Tân Phú, huyện Tân Châu, Tây Ninh mưu sinh với rất nhiều công việc nặng nhọc, vất vả nhưng đời sống kinh tế gia đình vẫn không khá lên được. Anh quyết định chuyển sang chăn nuôi dê, vừa không nặng nhọc, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với công việc phụ hồ. Từ hai con dê ban đầu, với số tiền 40 triệu đồng Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho vay thông qua nguồn vốn giải quyết việc, anh Đặng Minh Dũng đầu tư mở rộng đàn dê. Đến nay, anh đã có tổng đàn gần 50 con dê, tổng giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng.

Anh Đặng Minh Dũng (trái) trong khu vực chuồng trại nuôi dê của gia đình. Nguồn Báo Tây Ninh.

Anh Đặng Minh Dũng (trái) trong khu vực chuồng trại nuôi dê của gia đình. Nguồn Báo Tây Ninh.

Tại Tây Ninh, hàng trăm nghìn hộ dân đã được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo hiệu quả. Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đi vào cuộc sống, giúp nhiều người nghèo và các đối tượng chính sách vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Chính sách giảm nghèo là một chính sách quan trọng, xuyên suốt trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước ta. Trong giai đoạn 2021 - 2025, Nghị quyết số 24/2021/QH15 của Quốc hội đã phê duyệt chủ trương đầu tư “Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025”. Có thể nói, với Nghị quyết số 24/2021/QH15, Quốc hội đã đưa công cuộc giảm nghèo lên một tầm mới, cao hơn, bao trùm hướng tới bền vững hạn chế tái nghèo, phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều mới nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

Sau đó, Quyết định số 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025” với tổng nguồn vốn thực hiện chương trình giai đoạn 2021 - 2025 tối thiểu là 75.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương là 48.000 tỷ đồng; ngân sách địa phương là 12.690 tỷ đồng; huy động hợp pháp khác: 14.310 tỷ đồng. Quốc hội cũng đã đề ra nguyên tắc, giải pháp triển khai, thực hiện Chương trình là đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và trẻ em, phụ nữ thuộc hộ nghèo.

Chương trình giảm nghèo của Việt Nam thực sự là cuộc cách mạng

Mô hình nuôi trâu vỗ béo đã giúp gia đình chị Lò Thị Cợi, thôn Huổi Lực, thị trấn Tủa Chùa huyện Tủa Chùa thoát nghèo. (Ảnh: Báo Điện Biên)

Mô hình nuôi trâu vỗ béo đã giúp gia đình chị Lò Thị Cợi, thôn Huổi Lực, thị trấn Tủa Chùa huyện Tủa Chùa thoát nghèo. (Ảnh: Báo Điện Biên)

Tính đến năm 2023, nửa chặng đường giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025 đã qua và qua 3 năm triển khai thực hiện có thể khẳng định công tác giảm nghèo là thực sự là một “điểm sáng”. Chủ trì Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 tại Lào Cai, từ hoạt động thực tế trên địa bàn Bát Xát, một huyện nghèo của tỉnh, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã so sánh thực tại với thời điểm 10 - 15 năm trước. Giai đoạn 2007 - 2008, khi ông Đào Ngọc Dung làm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc, đi Lào Cai, đến Bát Xát nhìn cảnh tượng xơ xác, đến 80 - 90% dân số thuộc diện nghèo. Nay trở lại xã Phìn Ngan, một địa bàn rất khó khăn thì thu nhập trung bình của người dân đã đạt trên 20 triệu đồng/năm. “Chương trình giảm nghèo của Việt Nam thực sự là cuộc cách mạng, đã được cả nhà nước, người dân và cả quốc tế ghi nhận” - ông Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Báo cáo tại Hội nghị cho thấy trong 3 năm thực hiện phân bổ, giải ngân vốn thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025”, tổng nguồn vốn đã phân bổ 3 năm là 23.529,867 tỷ đồng, đến hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều là 4,03%, giảm 1,17%, đạt mục tiêu quy định. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số năm 2022 là 21,02%, giảm 4,89% so với năm 2021 là 25,91%. Tỷ lệ hộ nghèo trên 74 huyện nghèo là 38,62% (giảm 6,35%) đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao (4%). Có 1 xã thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo và phần đạt tiêu chí để được công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Dự kiến cuối năm 2023, có thêm 9 xã thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo sẽ góp phần đạt tiêu chí để được công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tổng cộng 10/54 xã, đạt khoảng 18,5% so với mục tiêu 30% vào cuối năm 2025 theo chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã thực hiện đầu tư trên 1.684 công trình giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục,... tại 74 huyện nghèo, 54 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo góp phần phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, tạo liên kết vùng phục vụ dân sinh.

Hỗ trợ trên 1.600 dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, với trên 14.496 hộ tham gia. Hỗ trợ hơn 1.000 dự án nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp cho khoảng 37.520 hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo; khoảng 3.587 người được tập huấn, tư vấn quản lý tiêu thụ nông sản, thí điểm, nhân rộng các giải pháp sáng kiến phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị hiệu quả.

Hỗ trợ đào tạo nghề cho hơn 88.218 người nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh có huyện nghèo; hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho khoảng 146 cơ sở giáo dục nghề nghiệp; gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với tạo việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân...

Cùng với đó, để giúp các hộ nghèo an cư, đã hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho 12.877 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo, trong đó xây mới là 9.598 căn, sửa chữa là 3.279 căn. Các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo sử dụng dịch vụ viễn thông, tiếp cận thông tin...

Tuy rằng, vẫn còn đó những khó khăn, thách thức trong công tác giảm nghèo như việc ban hành một số văn bản hướng dẫn cũng như việc phân bổ vốn thực hiện chương trình còn chậm; việc huy động nguồn lực xã hội hóa cho công tác giảm nghèo còn hạn chế; một số dự án triển khai còn chậm, manh mún, dàn trải; một bộ phận nhỏ người dân vẫn còn tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa có ý thức và hỗ trợ người khác vươn lên thoát nghèo bền vững... nhưng tin rằng Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền thực sự là cuộc cách mạng của toàn xã hội, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Bằng chứng là ở cơ sở đã xuất hiện nhiều cán bộ, người dân hết mình, lăn lộn với công việc, với công cuộc xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo...

bài liên quan
Kiên Giang quyết tâm “về đích sớm”, hoàn thành đạt và vượt 24/24 chỉ tiêu kinh tế - xã hội

Kiên Giang quyết tâm “về đích sớm”, hoàn thành đạt và vượt 24/24 chỉ tiêu kinh tế - xã hội

Ngày 3/12, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức cuộc họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 11/2024 để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho tháng cuối năm.
Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT phải ít tốn kém cho thí sinh, gia đình và xã hội

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT phải ít tốn kém cho thí sinh, gia đình và xã hội

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 37/CT-TTg ngày 7/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025.
Triệu tập đối tượng tung tin thất thiệt về việc "trong bụng cá song câu được có bàn tay người"

Triệu tập đối tượng tung tin thất thiệt về việc "trong bụng cá song câu được có bàn tay người"

Cơ quan chức năng Công an tỉnh Quảng Ninh đã triệu tập đối tượng sử dụng tài khoản facebook đăng tải thông tin thất thiệt về việc "trong bụng cá song câu được có bàn tay người" gây hoang mang dư luận những ngày vừa qua.
Mức chuẩn trợ cấp xã hội dự kiến áp dụng từ ngày 1/7/2024

Mức chuẩn trợ cấp xã hội dự kiến áp dụng từ ngày 1/7/2024

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), mức chuẩn trợ cấp xã hội sẽ tăng từ 360.000 đồng/tháng lên 500.000 đồng, tăng 38,9% so với mức hiện hành, dự kiến áp dụng từ ngày 1/7 tới đây.
UBKT Trung ương yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ LĐ-TB&XH chỉ đạo kiểm điểm, xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật các đảng viên có vi phạm

UBKT Trung ương yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ LĐ-TB&XH chỉ đạo kiểm điểm, xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật các đảng viên có vi phạm

UBKT Trung ương yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và tổ chức đảng ở một số đơn vị liên quan phối hợp, chỉ đạo kiểm điểm, xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật các đảng viên có vi phạm theo thẩm quyền, báo cáo kết quả về UBKT Trung ương.
Kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai diễn biến tích cực đầu năm 2024

Kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai diễn biến tích cực đầu năm 2024

Ngày 5/3, lãnh đạo Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Đồng Nai đã chủ trì hội nghị giao ban kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2024.
Mới nhất
Đọc nhiều
Nguy cơ từ bệnh dại và hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng bắt chó tràn lan

Nguy cơ từ bệnh dại và hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng bắt chó tràn lan

Mới đây, một vụ tử vong đau lòng do chó dại cắn đã xảy ra, và nạn nhân lại chính là chủ một quán thịt chó. Vụ việc này không chỉ là hồi chuông cảnh báo về nguy cơ từ bệnh dại mà còn khiến dư luận bức xúc về thực trạng bắt chó bằng những phương pháp tàn nh
Giải cứu chú rùa

Giải cứu chú rùa

Trong một chuyến đi công việc, tôi tình cờ bắt gặp một cảnh tượng khiến lòng mình chùng xuống. Một người đàn ông đang bán một con rùa lớn, nặng hơn 10 kg. Con rùa bị lật ngửa, nằm bất động trên một cục gạch, đôi mắt lộ vẻ bất lực và đau đớn. Nhìn hình ảnh
Hà Giang: Khởi tố nhóm đối tượng cho vay lãi nặng

Hà Giang: Khởi tố nhóm đối tượng cho vay lãi nặng

Nhóm đối tượng này cho vay tiền với lãi suất 109 - 127%/năm, thu lợi bất chính từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng.
Tin bài khác
Hà Giang: Khởi tố nhóm đối tượng cho vay lãi nặng

Hà Giang: Khởi tố nhóm đối tượng cho vay lãi nặng

Nhóm đối tượng này cho vay tiền với lãi suất 109 - 127%/năm, thu lợi bất chính từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng.
Bắc Giang: Bắt giữ các đối tượng vận chuyển, tàng trữ 11 tấn pháo nổ trái phép

Bắc Giang: Bắt giữ các đối tượng vận chuyển, tàng trữ 11 tấn pháo nổ trái phép

Lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt giữ các đối tượng tham gia vận chuyển, tàng trữ khoảng 11 tấn pháo trái phép.
Tìm bị hại trong vụ án lừa đảo do Phó Đức Nam cầm đầu

Tìm bị hại trong vụ án lừa đảo do Phó Đức Nam cầm đầu

Để phục vụ điều tra vụ án Mr. Pips Phó Đức Nam... lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Công an Hà Nội đề nghị "ai là bị hại, liên hệ Phòng cảnh sát hình sự để phối hợp giải quyết".
Chiếm đoạt 500 tỷ đồng qua lừa đầu tư ngoại hối

Chiếm đoạt 500 tỷ đồng qua lừa đầu tư ngoại hối

Dưới vỏ bọc là Công ty TNHH Thương mại và Tư vấn đầu tư Master Group do Hồ Bích Ngọc đứng đại diện pháp luật...đã cùng đồng phạm dụ dỗ khách hàng tham gia 3 sàn ngoại hối RichSmart, Topmax và GFS lừa đảo nhiều người đầu tư.
Triệt phá đường dây lừa đảo tham gia đầu tư sàn giao dịch chứng khoán, bắt giữ 8 đối tượng

Triệt phá đường dây lừa đảo tham gia đầu tư sàn giao dịch chứng khoán, bắt giữ 8 đối tượng

Theo cơ quan công an, các đối tượng được tách biệt thành 2 bộ phận, gồm: đưa thông tin gian dối để lừa đảo gọi mời tham gia đầu tư vào sàn giao dịch chứng khoán và tạo các tài khoản, công ty để che giấu dòng tiền, tránh rủi ro khi bị cơ quan chức năng phát hiện, 2 bộ phận này hoạt động đồng thời, song song và có sự phối hợp nhịp nhàng trong cả quá trình lừa đảo.
Gia Lai: Bắt khẩn cấp hai anh em giết người rồi giấu thi thể dưới suối

Gia Lai: Bắt khẩn cấp hai anh em giết người rồi giấu thi thể dưới suối

Bực tức vì Thuêm không trả lời mình, trong lúc nhậu Ten đã dùng dao chém nhiều nhát vào người của Thuêm, thấy vậy Toc không những không can ngăn anh mà còn dùng gậy gỗ đánh tiếp khiến Thuêm tử vong, rồi đưa thi thể nạn nhân xuống suối và dùng đá đè lên che giấu.
Công an Hà Nội phối hợp Interpol truy nã quốc tế bị can Lê Khắc Ngọ

Công an Hà Nội phối hợp Interpol truy nã quốc tế bị can Lê Khắc Ngọ

Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp với tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) ra quyết định truy nã quốc tế bị can Lê Khắc Ngọ (34 tuổi, trú Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm).
Bắt giữ nhóm đối tượng có hành vi "sản xuất, buôn bán, tàng trữ pháo nổ" trái phép

Bắt giữ nhóm đối tượng có hành vi "sản xuất, buôn bán, tàng trữ pháo nổ" trái phép

Công an tỉnh Quảng Ninh vừa ra Quyết định bắt giữ nhóm đối tượng có hành vi “ sản xuất, buôn bán, tàng trữ pháo nổ” trái phép trên địa bàn.
Hoãn phiên tòa xét xử 2 cựu hiệu trưởng Trường đại học Đồng Nai

Hoãn phiên tòa xét xử 2 cựu hiệu trưởng Trường đại học Đồng Nai

Ngày 19/12, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã quyết định hoãn phiên tòa xét xử vụ án tham ô tài sản và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Trường Đại học Đồng Nai, do một số người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng mặt.
Tại sao mạng người lại rẻ rúng đến vậy?

Tại sao mạng người lại rẻ rúng đến vậy?

Khi nghe tin về vụ phóng hỏa quán cà phê ở Hà Nội khiến 11 người chết, nhiều người không khỏi bàng hoàng, phẫn nộ. Càng đáng căm phẫn hơn khi nguyên nhân chỉ xuất phát từ mâu thuẫn nhỏ nhặt.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.