Tổng cục Hải quan đề nghị khi phát hiện có vi phạm về xuất xứ, nhãn hàng hóa, các Cục hải quan tỉnh, thành phố phải báo cáo kèm hồ sơ liên quan về Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan).
Tin nên đọc
Lập đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật vụ Khaisilk
Khaisilk giả mạo thương hiệu: Đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo, cần xử lý hình sự?
Vụ Khaisilk chỉ ra lỗ hổng quản lý thị trường
Không chấp nhận sự tồn tại của Khaisilk
Tổng cục Hải quan vừa có công văn yêu cầu Cục hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện các biện pháp thắt chặt quản lý về xuất xứ, nhãn hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu (NK), bao gồm cả hàng do các công ty Việt Nam đặt nước ngoài sản xuất sau đó NK sản phẩm về Việt Nam.
|
Lực lượng Hải quan Quảng Trị kiểm tra lô hàng đường nhập lậu. (Ảnh minh họa) |
Theo đó, Tổng cục yêu cầu các đơn vị hải quan trên cả nước phải tăng cường công tác kiểm tra xuất xứ, nhãn hiệu hàng hóa, thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định 19 của Chính phủ về xuất xứ hàng hóa; Nghị định 43 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa;
Thông tư 38 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế XK, thuế NK và quản lý thuế đối với hàng hóa XK, NK; Quy trình kiểm tra xác định xuất xứ ban hành kèm theo Quyết định 4286 của Tổng cục Hải quan và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Trường hợp có nghi vấn liên quan đến khai báo xuất xứ, các thông tin thể hiện trên nhãn hàng hóa như: Không phù hợp thông tin về hàng hóa khai báo trên giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) và thông tin thể hiện trên nhãn hàng hóa (tên hàng hóa, tên và địa chỉ có tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, mã vạch thể hiện trên nhãn hàng hóa NK so với chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan), Chi cục hải quan nơi làm thủ tục hải quan chủ động chuyển luồng để kiểm tra thực tế hàng hóa xác minh nghi vấn.
Khi phát hiện có vi phạm về xuất xứ, nhãn hàng hóa, các Cục hải quan tỉnh, thành phố phải báo cáo kèm hồ sơ liên quan về Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan).
Trước đó, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cũng chỉ đạo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp cùng Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan liên quan kiểm tra, làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật của tâp đoàn Khaisilk trong kinh doanh các sản phẩm lụa tơ tằm. Bộ Công Thương sẽ phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 15/12/2017.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, hiện mặt hàng vải lụa, tơ tằm nhập từ Trung Quốc về Việt Nam chủ yếu có 2 loại. Trong đó, vải dệt, thoi dệt từ tơ tằm hoặc từ phế liệu tơ tằm có mã hàng hóa (mã HS là 5007); còn khăn choàng, khăn quàng cổ, khăn choàng rộng đội đầu, khăn choàng vai, mạng che và các loại tương tự từ tơ tằm hoặc phế liệu tơ tằm có mã HS 6214.10.
Theo thống kê của Cục Công nghệ Thông tin và Thống kê Hải quan, Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm 2017, Việt Nam nhập khẩu 2 mặt hàng trên tổng trị giá 1,2 triệu USD, tương đương 27 tỷ đồng.
Cũng theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2016, Việt Nam nhập khẩu tổng 2 mặt hàng trên là 2,3 triệu USD, tương đương 52 tỷ đồng. Năm 2015, trị giá tổng 2 mặt hàng này nhập về Việt Nam là 4 triệu USD, tương đương 92 tỷ đồng.
Việc khăn lụa mang thương hiệu nổi tiếng Khaisilk bị nhiều khách hàng tố có tới 2 nhãn mác, một là "Made in China" và một là "Made in Vietnam" và việc Hoàng Khải, ông chủ của Tập đoàn Khải Silk lên tiếng thừa nhận có bán lụa tơ tằm xuất xứ từ Trung Quốc vẫn tiếp tục thu hút sự chú ý của công luận.