Nguyên nhân suy sinh dưỡng ở trẻ thường là do tổng hợp từ nhiều yếu tố:
Do dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng, nguyên nhân quan trọng nhất hay gặp là do bà mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm sóc con cái.
Do ốm đau kéo dài: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…
Do thể tạng dị tật: Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.
Do điều kiện kinh tế xã hội: Suy dinh dưỡng là một bệnh của nghèo nàn và lạc hậu, có liên quan đến kinh tế, văn hóa, dân trí. Đây là mô hình hệ bệnh tật đặc trưng của các nước đang phát triển.
Theo bác sĩ Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám Tư vấn dinh dưỡng, một số bà mẹ vẫn lầm tưởng rằng cứ cho con ăn thật nhiều đồ ăn giàu đạm, chất béo,… là tốt giúp sức khỏe, sức đề kháng của con được cải thiện mà không quan tâm đến việc hệ tiêu hóa của con mình có hấp thụ được các chất dinh dưỡng đó một cách đầy đủ không.
Những loại thức ăn giàu đạm, lipit,… nếu như không có chất hỗ trợ để tiêu hóa tốt còn dẫn tới hiệu ứng ngược làm cho bé bị đi ngoài, phân sống… Chính vì vậy, việc lựa chọn cho bé ăn gì, là vô cùng quan trọng đòi hỏi mẹ phải có kiến thức, am hiểu về chất dinh dưỡng và cơ thể trẻ, đặc biệt có khả năng “lắng nghe” cơ thể của chính con mình, nhất là trong trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc.
Cũng theo các chuyên gia về dinh dưỡng, thì việc chọn đồ ăn, thức uống phù hợp với khả năng hấp thụ của trẻ phải cần đến sự theo dõi, khám và tư vấn của các bác sĩ về dinh dưỡng. Các mẹ phải biết chất hỗ trợ quan trọng là: FOS (FrucToologo Saccharides) có nhiều trong loại thực phẩm như: chuối, măng tây, yến mạch, tỏi, actiso,… và GOS (GalacTooligo Saccharides) có trong sữa mẹ, sữa bò, dê,…
Đây là các chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng trong những năm đầu đởi của trẻ, giúp cho hệ tiêu hóa của bé, cụ thể là các vi khuẩn có lợi nằm trong ruột già phát triển mạnh, giúp ích cho việc tiêu hóa. Mặt khác, các chất xơ này có tác dụng kìm hãm những vi khuẩn gây hại bằng cách các vi khuẩn gây hại thay vì bám vào niêm mạc ruột, dạ dày lại bám vào các chất xơ. Nhờ vậy, các vi khuẩn có lợi sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại, hạn chế được việc gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa của chúng. Chính vì thế, hệ tiêu hóa của trẻ được hoạt hóa hệ miễn dịch, giảm sự nhiễm trùng đường ruột, thức ăn được tiêu hóa, hấp thụ tốt hơn.
Chăm sóc khi trẻ bị suy dinh dưỡng:
Vệ sinh ăn uống: Đảm bảo trẻ ăn chín, uống sôi. Thức ăn nấu xong cho bé ăn ngay, nếu để quá 3 giờ phải đun sôi lại mới cho trẻ ăn, tránh sử dụng các loại thực phẩm bị nhiễm bẩn, ô nhiễm. Các dụng cụ sử dụng chế biến, đựng thức ăn phải đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ.
Vệ sinh cá nhân: tắm rửa thường xuyên cho trẻ bằng nước sạch đặc biệt là vào mùa hè, giữ ấm cho trẻ tránh gió lùa vào mùa đông khi tắm gội, tránh nhiễm lạnh, viêm đường hô hấp. Giữ áo, quần sạch sẽ tạo cho bé có thói quen vệ sinh răng miệng, không ăn nhiều đồ ngọt, giữ tay chân sạch sẽ.
Vệ sinh môi trường: đảm bảo trẻ ăn, ngủ, vui chơi thoải mái ở nơi thoáng mát, sạch sẽ và khô ráo. Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt của trẻ, để rác thải ở chỗ kín, xa nơi ở, tránh ruồi muỗi.
Chăm sóc tâm lý: âu yếm, yêu thương trẻ, trẻ cần được nô đùa, trò chuyện,… tránh thô bạo trong cử chỉ, lời nói của người lớn khi ở trước mặt trẻ.
Chăm sóc trẻ mắc bệnh: cha mẹ cần biết cách xử trí ban đầu tại nhà. Ngoài việc đưa trẻ đi khám, điều trị tại các cơ sở y tế thì cha mẹ phải coi trọng việc chăm sóc, nuôi dưỡng giúp trẻ mau khỏi bệnh.
Dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, chính vì vậy các gia đình cần chú ý tới bữa ăn hàng ngày của trẻ phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.