Theo đó, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Bình vừa có Công điện số 01/CĐ-BCH về việc tập trung ứng phó bão số 2.
Các đơn vị chủ động theo diễn biến của bão, tổ chức kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Không để chủ quan gây thiệt hại về người, tàu thuyền do bão.
Vị trí và hướng di chuyển của bão số 2 lúc 16 giờ ngày 21/7. |
Theo dõi diễn biến mưa lớn, lũ, ngập lụt, sạt lở đất, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền và người dân để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.
Triển khai lực lượng kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, sạt lở đất.
Chủ động phối hợp giữa Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Kim Sơn với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các đơn vị liên quan tổ chức hướng dẫn tàu thuyền neo đậu, tránh trú, bảo vệ lồng bè, chòi canh, khu nuôi trồng thủy sản.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh phối hợp với UBND các huyện, thành phố chủ động bố trí lực lượng, phương tiện hỗ trợ sơ tán dân, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm, tổ chức cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả khi có tình huống thiên tai.
Đảm bảo an toàn các công trình thuỷ lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh, UBND các huyện, thành phố triển khai biện pháp đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, hạn chế thiệt hại đối với nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và công trình cơ sở hạ tầng, chủ động phương án tiêu úng, đảm bảo an toàn cho lúa mùa và hoa màu; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa nước thủy lợi
Bên cạnh đó việc đảm bảo an toàn giao thông và lưới điện cũng phải được triển khai đồng bộ. Cụ thể, Công an tỉnh Ninh Bình, Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các địa phương bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ đảm bảo an toàn giao thông qua các ngầm, tràn, các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết. Điện lực Ninh Bình đảm bảo an toàn lưới điện, cung cấp đủ điện phục vụ tiêu úng, sản xuất và sinh hoạt
Truyền thông và báo chí:Các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Đài Khí tượng Thủy văn Ninh Bình theo dõi chặt chẽ, tăng cường dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến bão, mưa lũ, nguy cơ sạt lở đất cho các cơ quan chức năng và địa phương, chủ phương tiện đang hoạt động trên biển và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó,Tổ chức trực ban
Tags: