Khi tiến hành lau dọn ban thờ vào ngày Tết, cần lưu ý những điều sau để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe, tài lộc, may mắn cho gia chủ.
Tin nên đọc
Mâm ngũ quả ngày Tết trong văn hóa 2 miền Nam - Bắc
Cách bày mâm ngũ quả thờ Tết đem lại may mắn cả năm
"Xâm nhập" chợ cá ông Công, ông Táo lớn nhất miền Bắc
Hội chữ Xuân Đinh Dậu 2017 khai mạc ngày 21/1
Trong văn hóa và tâm thức của người Việt chúng ta, ban thờ luôn là nơi linh thiêng, tôn kính nhất; là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình, thường được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong nhà.
Không gian thờ tự là không gian thiêng liêng, chính vì thế, việc giữ gìn ban thờ luôn sạch sẽ, thơm mát không chỉ thể hiện sự chăm sóc và tôn kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên mà còn là sự chăm sóc đến cái tôi tâm linh ở mỗi con người.
Vì vậy, khi lau dọn khu vực này phải hết sức cẩn trọng và tỉ mỉ để tránh phạm tâm linh. Nếu không làm đúng cách có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, tài lộc, may mắn cho gia chủ.
|
Thủ tục lau dọn ban thờ trước Tết cần được hiểu đúng và làm đầy đủ để có được một năm mới thuận hòa . Ảnh minh họa. |
Nếu như ngày thường, công việc dọn dẹp luôn là việc của phụ nữ thì ngày Tết, việc lau dọn ban thờ lại được ưu ái cho các đấng mày râu. Bởi vì người đàn ông là chủ gia đình, phải đại diện chăm lo nơi cư ngụ của tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính.
Việc lau dọn ban thờ cần được tiến hành thường xuyên, tuy nhiên, vào cuối năm các gia đình thường làm việc này chu toàn hơn và đây được gọi là công việc bao sái ban thờ. Có 2 thời điểm bao sái: một là làm trước lễ cúng Táo quân chầu trời; hai là nhân tiện Táo quân vắng nhà thì tranh thủ bao sái ban thờ để đón năm mới và đón Táo quân trở về (thường vào 23 và 30 tháng Chạp). Trước khi bao sái, cần bày hoa, quả, đốt nhang xin phép gia tiên cho bao sái lại bát hương và ban thờ.
Theo đó, chổi, khăn lau ban thờ nên dùng riêng, phải là khăn sạch. Nên hạ bát hương, bài vị và các đồ thờ cúng xuống nơi sạch sẽ để lau. Có thể dùng rượu trắng pha với gừng hoặc nước sạch pha với ngũ vị hương để làm thanh sạch ban thờ.
Khi dọn bát hương, không nên đổ tro ra liền một mạch, mà phải dùng thìa múc từng thìa một, khi cho tro mới vào thì đổ liền. Như vậy mang ý nghĩa “ra nhỏ vào lớn”, tốt cho đường tiền tài của gia đình trong năm tiếp theo.
Thường sau khi lau dọn xong, gia chủ thắp hương và khấn một lần nữa báo cáo công việc đã hoàn tất đồng thời cầu xin gia tiên phù hộ độ trì cho con cháu mạnh khỏe bình an là kết thúc công việc lau dọn ban thờ.
Tro, bát hương cũ và những đồ thờ cúng không sử dụng cũng đem đốt thành tro rồi thả ở sông, hồ cho mát mẻ, thanh thoát. Tuyệt đối không vứt bừa bãi ở các nơi uế tạp.
Ngày Tết, việc trang hoàng ban thờ tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh mỗi nhà nhưng dứt khoát nhà nào cũng phải bày mâm ngũ quả, cặp bánh chưng hoặc bánh tét, dưa hấu... Các nhà nghiên cứu Văn hóa khuyên, khi bài trí ban thờ cần chú ý đặt các lễ vật cũng như trang hoàng ban thờ hai bên trái (tả), phải (hữu) cần cân xứng nhau. Và những thứ không liên quan đến thờ cúng không bày lên ban thờ.
Việc thắp sáng cho ban thờ ngày Tết cũng được bắt đầu từ ngày 30. Vì hương khói tạo nên một không khí ấm cúng nơi gian thờ, gắn kết tình cảm và ước nguyện hạnh phúc của mọi người trong một gia đình.