Hà Nội 24 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 24 °C
Đà Nẵng 25 °C
Yên Bái 19 °C
  • Hà Nội Hà Nội 24°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 24°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 25°C
  • Yên Bái Hà Nội 19°C

Nhiều sự tích ở ngôi đền Khai Long

Dân sự & tố tụng dân sự
17/12/2022 14:56
Cao Sơn
aa
Đền Khai Long (xã Tân Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) từ lâu đã nổi tiếng là một trong những ngôi đền có bề dày lịch sử và đã qua nhiều lần tôn tạo, năng cấp.


Đền cổ nghìn năm

Đền Khai Long ở xã Tân Sơn- Đô Lương là công trình văn hóa tâm linh của nhân dân trong vùng. Đền được khởi dựng thời Lê Trung Hưng (1533 – 1788) để thờ thần Khai Long sứ quân Ngô Xương Xí, một nhân vật lịch sử có công với dân, với nước ở thế kỷ thứ X. Sau khi ông mất thường hiển linh, giúp dân độ thế nên được nhân dân lập đền thờ phụng bốn mùa hương khói.

Đền Khai Long ở xã Tân Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Đền Khai Long ở xã Tân Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Theo sử sách, Ngô Xương Xí sinh ra trong khoảng những năm 945- 950, ông là một trong 12 sứ quân thời Hậu Ngô vương. Ông cũng chính là cháu nội của Ngô Quyền, một bậc anh hùng tuấn kiệt được sử sách ghi chép là người: “khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, có trí dũng, sức có thể nâng được vạc”.

Vào năm 965, Ngô Xương Xí lên nắm binh quyền, song lúc này khắp nơi các thế lực đua nhau nổi dậy. Trong thời gian sứ quân Ngô Xương Xí trấn giữ Bình Kiều (Thiệu Sơn, Thanh Hóa) ông thường xuyên qua lại vùng Châu Hoan (tức vùng Nghệ An) để tuyển mộ thêm binh lính. Đi đến đâu ông cũng giúp đỡ và bảo vệ cuộc sống cho nhân dân nên ông được nhân dân Châu Hoan tin yêu, mến phục.

Vùng Tân Sơn- Đô Lương ngày nay (cách căn cứ Bình Kiều khoảng 140 km về phía Nam) cũng chính là căn cứ luyện tập binh mã và tích trữ lương thực của sứ quân Ngô Xương Xí. Nhân dân nơi đây xem Ngô Xương Xí là một vị vua, vị sứ giả thường đi tuần du khắp nơi trên vùng đất Châu Hoan để bảo vệ cuộc sống cho mọi người dân nơi đây.

Chính vì vậy, nhân dân nơi đây nhớ ơn và lập đền thờ phụng. Điều này được thể hiện trong nội dung bài văn cúng tại đền: “Thánh thượng lược thặng đại phu tuần du sứ giả Khai Long sứ quân hiển ứng chiêu linh, lịch triều sắc tặng tôn chư mỹ tự Thượng, Thượng đặng tối linh đại vương”.

Đền Khai Long xuống cấp trước khi chưa phục dựng.

Đền Khai Long xuống cấp trước khi chưa phục dựng.

Kiến trúc của đền Khai Long có đầy đủ Thượng viện, Trung viện và Hạ viện. Thượng viện đặt bàn thờ bài vị, bình hương để người dân đến thắp hương cầu nguyện. Trung viện đặt lọng, gươm, đao, giáo, mác, có long bào, đồ đồng, gốm, sứ quý. Hạ viện là hai con ngựa đá trắng đứng chầu. Cổng Tam quan có binh lính tháp tùng rất uy phong, lộng lẫy…

Theo sách “Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Tân Sơn- Đô Lương” và lời kể của những người cao tuổi trong làng cho biết: Trải qua các thời kỳ lịch sử Đền Khai Long đã có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Năm 1957, đền Khai Long là địa điểm bán công phiếu kháng chiến của Chính Phủ Việt Nam. Từ năm 1946 – 1947, hưởng ứng phong trào bình dân học vụ, nhân dân xã Duy Tân (nay là xã Tân Sơn- Đô Lương) đã tổ chức nhiều lớp học tại đền Khai Long. Năm 1949, đền Khai Long là nơi diễn ra đại hội Đảng của xã Duy Tân và là nơi mở các lớp đào tạo cán bộ của huyện lấy tên là trường Lê Hồng Phong. Từ năm 1953 – 1958 chi bộ Đảng sự thật của xã Duy Tân tổ chức sinh hoạt tại đền.

Lễ hội lớn nhất của đền Khai Long diễn ra từ ngày 7 đến 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đền Khai Long trước đây diễn ra 5 dịp lễ chính trong năm: Lễ Nguyên Đán (mùng 1 Tết), Lễ Khai Hạ (mùng 7 Tháng Giêng), Lễ Thường Tân (ăn cơm mới, 20/5 âm lịch), Lễ Trạp Nghè (Hạ Nguyên, Rằm tháng Bảy), Lễ Thượng Niên.

Theo một người dân tại huyện Đô Lương, “Đền Khai Long rất được người dân tôn kính. Vào ngày rằm, ngày lễ không chỉ người trong làng mà người dân ở nhiều nơi cũng đến tham quan, cầu xin điều may mắn…”.

Năm 2014, Chính quyền địa phương, nhân dân và các nhà hảo tâm đã hằng tâm công đức phục hồi tôn tạo lại di tích. Tháng 12/2017, đền Khai Long, xã Tân Sơn được UBND tỉnh công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh.

Đền Khai Long thờ Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan?

Người xưa có câu “có thờ có thiêng có kiêng có lành” chuyện thờ cúng kiêng cử luôn diễn ra hàng ngày xung quanh chúng ta. Nó đã trở thành một phần đức tin trong lòng của mỗi người. Tục thờ cúng tổ tiên vốn là một nét đẹp văn hóa của người Việt xưa và nay. Chính vì vậy, sự thờ cúng để đạt được cảnh giới “thiêng” và “lành” cần hiểu rõ nguồn gốc tổ tiên thờ ai. Tại đền Khai Long cũng vậy, nhiều sử tích, tranh cãi xoay quanh vấn đề: ngôi đền thờ ai, có thực sự là Ngô Xương Xí không…

Theo một sự tích được lưu truyền trong dân gian, đền Khai Long thờ Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan (1521-1576). Xưa kia, Đức Thánh Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan được vua Lê Trung Hưng (1533-1788) ban tám chữ vàng “ Trung Cần Nhân Nghĩa Bảo Quốc Hộ Dân”. Người đời sau từ 8 chữ vàng này mà dựng thành 2 câu đối để bên trong đền Khai Long.

Theo cụ Trần Đình Thành - Thủ từ đền Linh Kiếm kể rằng, đền Khai Long trước kia có 12 sắc phong, tuy nhiên, do xưa kia xảy ra nạn lũ lụt nên 12 sắc phong này bị trôi dạt, đền cũng bị sụp đổ nên người dân mang đến đền Linh Kiếm tại xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương.

Sắc phong của đền Khai Long có ghi: Sắc ban cho vị thần nguyên là Binh bộ.

Sắc phong của đền Khai Long có ghi: Sắc ban cho vị thần nguyên là Binh bộ.

Nội dung một số Sắc Phong ghi: Sắc ban cho vị thần nguyên là Binh bộ Thượng thư Thái Phó Tấn phủ quân, tên thuỵ là Khiêm Cẩn (Tức là ông Nguyễn Cảnh Hoan, là tướng nhà Lê Trung Hưng trong lịch sử Việt Nam) đã có công hộ quốc giúp dân, rất linh ứng. Nghĩa là theo người dân thì chiếu theo nội dung Sắc Phong này thì đền Khai Long thờ Nguyễn Cảnh Hoan…?

Ngược dòng lịch sử, vào thời vua Lê Trung Hưng (1533-1788) cha con và anh em của Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan đã cùng với Nguyễn Kim sang Lào phù Lê Trang Tông lên làm vua và được Trịnh Kiểm (Trịnh thái sư - sau khi mất được vua Anh Tông tặng cho là Minh Khang Thái vương, đặt tên thuỵ là Trung Huân), Trịnh Tùng (Triết vương) cực kỳ trân trọng, có thể thấy điều này như sau.

Đến tháng Giêng năm 1553, Trịnh thái sư đưa quân về huyện Từ Liêm trừ bọn gian ác. Bấy giờ đang cơn binh lửa, nhân dân phiêu bạt, đường sá vắng tênh. Thái sư sai tướng chia giữ các sứ rồi chỉnh đốn quân ngũ kéo về Tây Đô, liệt kê chiến tích của các tướng dâng lên triều đình phê duyệt khen thưởng.

Khi đó, Tấn quận công đạt nhiều huân vọng, được gia phong Thái Bảo. Trịnh Thái Sư thấy Tấn quận công Nguyễn Cảnh Hoan có mưu trí dũng lược, đánh đâu được đấy, thật là một vị tướng tài, do đó đặc biệt đổi tên là “Trịnh Mô” (họ của chúa) làm thần tử thân thuộc. Lại cấp thêm cho binh dân và trao quyền trông coi những việc quân quốc trọng đại trong kinh ngoài trận.

Thủa sinh thời, Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan không chỉ có nhiều đóng góp công sức, trí tuệ cho triều đình, đất nước, muôn dân mà còn là trung thần với đất nước. Việc xây dựng đền thờ để nhớ đến công lao của ông là việc nên làm.

Mặt khác, Ngô Xương Xí khi còn là 1 trong 12 loạn sứ quân năm 966, căn cứ địa là Thanh Hóa. Trong khi đó, đền Khai Long xã Tân Sơn được đặt ở Nghệ An, không phải quê hương ông Ngô Xương Xí, quanh đó cũng không có con cháu họ Ngô và xây dựng sau khi ông mất hơn 600 năm sau thời Lê Trung Hưng (1533-1788).

Bên cạnh đó, thời Lê Trung Hưng là giai đoạn rực rỡ nhất của con cháu họ Nguyễn Cảnh, khi ông Nguyễn Cảnh Hoan vừa mới mất, và tại địa điểm Tân Sơn (là quê hương của mẹ ông Nguyễn Cảnh Hoan), cùng các vùng lân cận thì có rất nhiều con cháu họ Nguyễn Cảnh. Như vậy, việc lập đền thờ Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan ở xã Tân Sơn là rất hợp lý, vừa là quê hương của mẹ ông, đền được lập sau khi ông mất không lâu, vừa xung quanh và các vùng lân cận lại có nhiều con cháu họ Nguyễn Cảnh.

Ông Nguyễn Cảnh Hoan và con cháu Nguyễn Cảnh rất có công với đất nước, với nhà Lê - Trịnh, với nhân dân các vùng cho nên ở Nghệ An và nhiều tỉnh, có hơn 100 đền thờ lớn họ Nguyễn Cảnh trong đó có 42 đền thờ ông Nguyễn Cảnh Hoan. Sở dĩ ông được lập nhiều đền thờ đến vậy là do ông là nhân vật lịch sử, có công với dân với nước.

Sau hàng nghìn năm, dòng họ Nguyễn Cảnh vẫn lưu giữ câu đối cổ: “Cao Tằng Tổ Khải Dị Lai - Thập Bát Quận Công Tam Tể Tướng Đinh Lí Trần Lê Dị Hậu- Bách Dư Tiến Sĩ Thất Khôi Nguyên”. Tam tể tướng đó là ông Nguyễn Cảnh Chân: dựng Trần Ngỗi lên làm vua; ông Nguyễn Cảnh Dị: dựng Trần Trùng Quang lên làm vua và ông Nguyễn Cảnh Hoan trước khi mất chưa được làm Tể tướng nhưng sau khi mất tiếp tục phù trì, phù hộ đất nước nên được Trịnh Kiểm phong chức Tể tướng.

Như vậy, thời Trần, thời Lê Trung Hưng cho đến thời nhà Nguyễn, họ Nguyễn Cảnh có 3 Tể Tướng, 18 Quận Công, 76 Hầu Tước (quan cấp tỉnh), 19 Bá Tước, 5 Tử Tước, 3 Nam Tước. Cho nên được triều đình giai đoạn này rất trân trọng, tin dùng.

Với những chứng cứ và lập luận ở trên, có thể thấy rằng một người được lập đền thờ thì người đó phải là người có những chiến tích hiển hách, vẻ vang trong lịch sử, là người có công rất nhiều với đất nước, với muôn dân, và đặc biệt trung thành với vua, lấy đạo thờ vua lên trên hết.

Đặc biể, nơi được lập đền thờ cúng của người đó cũng thường là quê hương của họ để người dân nhớ đến cội nguồn, nhớ đến chiến tích của người đó, và phần nào đó thể hiện tự hào khi nhắc về tổ tiên - nơi đã sinh ra anh hùng dân tộc. Do đó, nhiều cơ sở có thể nói nhận định: Đền Khai Long - Tân Sơn thờ Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan.

bài liên quan
TP.HCM: Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ Di tích trại giam Bệnh viện Chợ Quán

TP.HCM: Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ Di tích trại giam Bệnh viện Chợ Quán

Sáng 24/4, Quận ủy, UBND quận 5 tổ chức lễ hoàn thành giai đoạn 1 công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử cấp quốc gia Khu trại giam Bệnh viện Chợ Quán, nhân dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh của đồng chí Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024).
Di tích tiếp nhận "hiện vật lạ" có thể mang lại nhiều hệ luỵ nghiêm trọng

Di tích tiếp nhận "hiện vật lạ" có thể mang lại nhiều hệ luỵ nghiêm trọng

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, việc Ban Quản lý di tích tự ý tiếp nhận các hiện vật lạ vào Di tích mà không có sự đồng ý của cơ quan chức năng có thể mang lại nhiều hệ luỵ nghiêm trọng.
Thảo Cầm Viên miễn phí vé cho khách sinh nhật tháng 3

Thảo Cầm Viên miễn phí vé cho khách sinh nhật tháng 3

Thảo Cầm Viên sẽ miễn phí vé vào cổng cho khách tham quan có sinh nhật trong tháng 3 nhân dịp kỷ niệm 160 năm thành lập (23/3/1864 - 23/3/2024).
TP Hồ Chí Minh dự kiến tổ chức 12 đợt tham quan Trụ sở HĐND – UBND thành phố năm 2024

TP Hồ Chí Minh dự kiến tổ chức 12 đợt tham quan Trụ sở HĐND – UBND thành phố năm 2024

Chương trình tham quan nhằm tăng cường quảng bá lịch sử hình thành và phát triển của thành phố, xây dựng hình ảnh chính quyền thành phố thân thiện, cởi mở.
Hà Nội: Phấn đấu đón 9-10 triệu lượt khách trong năm 2022

Hà Nội: Phấn đấu đón 9-10 triệu lượt khách trong năm 2022

Sở Du lịch Hà Nội xây dựng kế hoạch phục hồi, phát triển du lịch trong năm 2022. Theo đó, Hà Nội phấn đấu đón và phục vụ 9 -10 triệu lượt khách trong năm 2022, trong đó có 1,2-2 triệu lượt khách quốc tế. Tổng thu từ khách du lịch dự kiến từ 27,8-35,8 nghìn tỷ đồng. Công suất sử dụng phòng trung bình năm 2022 của khối khách sạn đạt trong khoảng 40-45%.
Phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030

Phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030.
Mới nhất
Đọc nhiều
TP Thủ Đức: Liên hoan hợp xướng chủ đề “Sức sống thành phố trẻ”

TP Thủ Đức: Liên hoan hợp xướng chủ đề “Sức sống thành phố trẻ”

Liên hoan hợp xướng thành phố Thủ Đức năm 2024 là dịp để lan toả, giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết giữa các trường học và các cơ sở tôn giáo trên địa bàn.
Truy tố vợ chồng Tổng giám đốc Công ty Thành An cùng đồng phạm

Truy tố vợ chồng Tổng giám đốc Công ty Thành An cùng đồng phạm

Với động cơ che giấu lợi nhuận thực tế nhằm thu lợi bất chính, ông Nguyễn Đăng Thuyết cùng vợ đã khai man số liệu các khoản thu, chi tài chính.
Ông Nguyễn Trường Sơn được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Gia Lai

Ông Nguyễn Trường Sơn được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Gia Lai

Chủ tịch UBND thị xã Ayun Pa vừa được UBND tỉnh Gia Lai điều động, bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Giao thông Vận tải.
Tin bài khác
Ba ơi, con nhớ Ba…

Ba ơi, con nhớ Ba…

Ba ơi, con yêu Ba, con nhớ Ba nhiều lắm. Nếu có kiếp sau, con chỉ mong Ba đừng rời xa con. Hãy ở lại bên con lâu hơn, để con được sống trọn vẹn với tình thương của Ba, để con có thể gọi “Ba ơi” như bao người khác.
Ra mắt CLB Pickleball VNPT Đắk Lắk

Ra mắt CLB Pickleball VNPT Đắk Lắk

Chiều 24/11/2024, Công đoàn VNPT Đắk Lắk, trực thuộc Công đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam long trọng tổ chức ra mắt Câu lạc bộ Pickleball VNPT Đắk Lắk tại số 6 đường Giải Phóng, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.
Nhiều đơn vị gửi ý kiến đóng góp hồ sơ xây dựng Luật An toàn thực phẩm sửa đổi

Nhiều đơn vị gửi ý kiến đóng góp hồ sơ xây dựng Luật An toàn thực phẩm sửa đổi

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cho biết, sau một thời gian lấy ý kiến các bộ, ngành, nhân dân và các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ đối với hồ sơ đề nghị xây dựng Luật An toàn thực phẩm sửa đổi đã có nhiều ý kiến gửi về Cục.
Hà Nội tăng cường thanh tra kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong dịp Tết 2025

Hà Nội tăng cường thanh tra kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong dịp Tết 2025

Cứ vào những tháng cuối cùng của năm, thị trường thực phẩm lại sôi động để chuẩn bị cho mùa lễ, Tết. Nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm tăng cao cũng kéo theo nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, nếu không kiểm soát tốt thì tình trạng mất an toàn thực phẩm sẽ diễn biến phức tạp.
Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III, năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản”

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III, năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản”

Tối 24/11, tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế, tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III, năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản”.
Bộ GD&ĐT lấy ý kiến về quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6

Bộ GD&ĐT lấy ý kiến về quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư mới thay thế Thông tư 23 ngày 29/9/2017 ban hành Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Quảng Ngãi: Mưa nhiều ngày khiến nước lũ dâng cao, gây sạt lở, chia cắt giao thông

Quảng Ngãi: Mưa nhiều ngày khiến nước lũ dâng cao, gây sạt lở, chia cắt giao thông

Tình hình mưa lũ xảy ra ở nhiều nơi, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã sơ tán di dời 16 hộ (34 nhân khẩu) ở vùng ngập sâu, sạt lở đến nơi an toàn.
Từ ngày 25-30/11: Quốc hội tiến hành công tác nhân sự, bế mạc kỳ họp

Từ ngày 25-30/11: Quốc hội tiến hành công tác nhân sự, bế mạc kỳ họp

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, từ ngày 25-30/11, Quốc hội sẽ xem xét nhiều nội dung quan trọng trước khi bế mạc vào chiều 30/11.
Những người lính trên mặt trận kinh tế

Những người lính trên mặt trận kinh tế

Tiếng súng chiến tranh đã tắt, những người lính trở về quê nhà không chỉ mang trên mình những vết thương hữu hình mà còn gánh cả những nỗi đau không lời.
Hệ thống Trường liên cấp Newton: 15 năm một chặng đường phát triển

Hệ thống Trường liên cấp Newton: 15 năm một chặng đường phát triển

Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, bằng những nỗ lực phấn đấu không ngừng, các thế hệ thầy và trò Hệ thống trường liên cấp Newtonl uôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tích cực phấn đấu xây dựng trường thành điểm sáng về chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện. Xứng đáng là nơi chắp cánh cho mọi ước mơ vươn tới tầm cao của tri thức mới, góp phần tạo nên những thành tích vẻ vang cho ngành GD&ĐT TP Hà Nội.