Giáo sư Ngô Đức Thịnh là người nổi tiếng trong giới nghiên cứu về đạo Mẫu, chẳng thế mà mỗi khi có sự kiện liên quan đến văn hóa Tam phủ, Tứ phủ, về hầu đồng thì các nhà khoa học, báo chí và cả đền phủ đều thường tìm đến ông.
Thế giới những người làm nghề hầu đồng, thường con nhang đệ tử theo hầu, oai phong nơi đền phủ, có người đi đâu thì dăm bảy đệ tử theo ngay.
Thế mà những việc trong đền phủ, có gì khó khăn liền bốc máy gọi cho giáo sư Ngô Đức Thịnh, từ chuyện bày biện thờ cúng ra sao, lại cả những bài chầu văn hay là nghi lễ hầu đồng làm sao cho phải. Những lần như thế, giáo sư lại tận tình chỉ bảo, góp ý. Có thể nói không ngoa là chẳng mấy “ông đồng bà cốt” ở Việt Nam lại không biết tới danh giáo sư Ngô Đức Thịnh.
Sở dĩ tôi biết nhiều những câu chuyện bên lề nghiên cứu của giáo sư đó là vì ông chính là thầy dạy chúng tôi lớp học thạc sĩ tại Viện Nghiên cứu Văn hóa ở Hà Nội. Khi tôi học thì thầy không còn làm viện trưởng nữa, chỉ toàn tâm toàn ý cho nghiên cứu văn hóa dân gian, nhất là đạo Mẫu. Giáo sư đã đưa cả lớp chúng tôi đến các đền phủ để nghiên cứu các lễ hầu đồng. Những “ông đồng bà cốt” gặp thầy của chúng tôi chẳng khác gì gặp người nhà.
Ý thức cội nguồn dân tộc trong Ðạo Mẫu
Tất cả các lễ hội, các đền phủ lớn khắp đất nước Việt Nam, đều in dấu chân của giáo sư Ngô Đức Thịnh. Ông thích nhất là công việc điền dã, thực địa, tự mình mắt thấy tai nghe. Những chuyến đi của ông, cũng phong phú như những bài văn công đồng:
“Đền Sòng Sơn địa tiên vương mẫu
Chốn Phủ Giầy nổi dấu thiên hương”
GS.TS Ngô Đức Thịnh, sinh năm 1944 tại Hải Phúc, Hải Hậu, Nam Định. Năm 1980, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ. Ông nghiên cứu về đền phủ từ những năm 1980, cuốn “Hát văn” của Ngô Đức Thịnh xuất bản từ năm 1992, vào cái thời điểm mà hầu đồng hát văn vẫn bị xem là mê tín dị đoan. Thời kỳ đó, để nghiên cứu hầu đồng, ông đã phải tổ chức “hầu đồng chui”.
“Hầu đồng” như một hoạt động văn hóa với việc “đồng bóng” trục lợi vẫn có những khoảng sáng tối lẫn lộn. Có người quá sùng bái, cuồng tín, có người lại dị ứng cho rằng đồng cốt chỉ là mê tín dị đoan.
Giáo sư Ngô Đức Thịnh từng cho biết, ông cảm thấy mình phải có trách nhiệm nghiên cứu, “vì Việt Nam có khoảng 7.000 đền phủ thờ đạo Mẫu trong cộng đồng, chưa kể các đền phủ tư nhân. Là một nhà khoa học thì không thể không công nhận sự thật khách quan ấy, không thể coi như nó không tồn tại, và buộc phải bắt tay vào nghiên cứu để cắt nghĩa vì sao các đền phủ lại phổ biến như vậy và vì sao đạo Mẫu lại có sức sống lâu bền như thế”.
Giáo sư Ngô Đức Thịnh chỉ ra: “Tín ngưỡng thờ Mẫu, một tín ngưỡng dân gian bước đầu đã chứa đựng được những nhân tố về một hệ thống vũ trụ luận nguyên sơ, một vũ trụ thống nhất chia thành bốn miền do bốn vị thánh cai quản. Một tín ngưỡng bước đầu thể hiện một ý thức nhân sinh, ý thức cội nguồn dân tộc, lòng yêu nước, một thứ chủ nghĩa yêu nước đã được linh thiêng hóa mà Mẫu là biểu tượng cao nhất”.
Các cuốn sách về đạo Mẫu của giáo sư Ngô Đức Thịnh rất được yêu thích
Ông đồng, bà cốt” - họ là ai?
Giáo sư Ngô Đức Thịnh từng nói với tôi: “Đa số các ông đồng bà cốt là những người gặp phải chuyện không may trong đời sống, có người bị bệnh tật, họ đến với hầu đồng là để tìm sự bình yên, tìm niềm vui, mong được thần thánh phù trợ cho mình”. Giáo sư cho rằng: “…lên đồng không phải là trạng thái bệnh lý, mà chỉ là trạng thái tâm sinh lý, là trạng thái biến đổi ý thức đặc biệt, ở đó các ông đồng, bà đồng chủ động tự đưa mình vào trạng thái ấy. Chính trong môi trường tự biến đổi ý thức đó, cái vô thức trỗi dậy, giúp bà đồng, ông đồng giải tỏa nhiều ức chế tâm thần cũng chính là nguồn gốc của nhiều hiện tượng tâm sinh lý, như điên loạn, bệnh tật, kết tóc, cơ đày...” (Lên đồng - Hành trình của thần linh và thân phận).
Song hầu đồng không chỉ như thế, bởi ngày nay không hiếm những lễ hầu đồng tốn bạc tỷ và người hầu đồng chẳng mắc phải bệnh tật hay khó khăn gì tới mức phải hầu đồng!
Theo giáo sư Ngô Đức Thịnh, hiện nay có 3 kiểu ông/bà đồng. Đầu tiên là những người có căn đồng số lính (do nghiệp gia truyền, nối dõi dòng tộc). Thứ tới là những người có căn số không phải do nối dõi nhưng do căn quả, bị cơ đầy cũng phải ra trình đồng mở Phủ. Cuối cùng là những “đồng đua, đồng đú” là người không có căn số coi lên đồng là một nhu cầu giải trí, giải tỏa...
Trao đổi với chúng tôi, giáo sư Ngô Đức Thịnh từng hết sức bất bình với “đồng đua”, ông nói: “Theo tôi, nhiều đền phủ hiện đang bị biến dạng đi, theo hướng tiêu cực. Nhiều đền phủ chủ yếu mọc lên để con người vụ lợi, lợi dụng tiền bạc của người dân”.
Ước mong phát triển đạo Mẫu
Theo giáo sư Ngô Đức Thịnh, sở dĩ gọi đạo Mẫu là vì: “Trong tín ngưỡng thờ Mẫu có tất cả các yếu tố của một tôn giáo dân gian đó là các kinh sách (các bài văn), có hệ thống các vị thần, có các cơ sở thờ tự là các đền phủ, có những người con nhang đệ tử theo tôn giáo này”. Theo nhà nghiên cứu, “Hầu hết các ngôi chùa hiện nay ở nông thôn đều có điện thờ Mẫu. Trong đó phổ biến nhất là dạng “Tiền Phật, hậu Mẫu”.
Giáo sư Ngô Đức Thịnh cho rằng: “Nếu đạo Phật, đạo Công Giáo, Đạo Lão là các tôn giáo từ nước ngoài đưa vào thì hệ thống các vị thần đạo Mẫu đều gắn với đất nước, con người Việt Nam. Có thể nói đạo Mẫu chính là tôn giáo hết sức độc đáo của người Việt Nam”. Giáo sư thống kê được “trong số khoảng 50 vị thần mà đạo Mẫu tôn thờ, hầu hết là những nhân vật lịch sử, có công với dân tộc”. Nhiều người anh hùng dân tộc được nhân dân thờ trong các phủ như Đức thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng...
Nếu nhà thờ có các đức linh mục, chùa có các sư, có một hệ thống từ trung ương đến địa phương quản lý, thậm chí có giáo hội quốc tế, thì đạo Mẫu hầu như là một dạng tổ chức “tư nhân”, các ông đồng bà cốt đứng ra mở ra các phủ, thu tiền. Các điện thờ Mẫu hầu như không có các vị chức sắc trông nom, cũng chẳng ai có bằng cấp gì, chẳng có chứng nhận nào đối với năng lực khả năng của ông đồng bà cốt khi họ hành nghề. Tất cả chỉ là niềm tin trong sáng của người dân với họ.
Hầu đồng là một nghi lễ nhập hồn nhiều lần của các vị thánh vào thân xác ông đồng, bà đồng, là sự tái sinh hình ảnh các vị thánh. Những người hầu đồng được xã hội cho rằng họ có khả năng tiếp xúc với thần linh. Người dân đi hầu đồng nghĩ rằng nhờ có ông đồng bà cốt mà họ tiếp xúc được với thần linh. Song, thực tế có bao nhiêu ông đồng bà cốt tiếp xúc được với thần linh?
GS Ngô Đức Thịnh từng cảnh báo: “Có nhiều người tuy không có căn cốt đồng, nhưng cũng đua đòi lên đồng. Dân gian thường gọi những người này là “đồng đua”. Chính vì những đua đòi hay “giả say ăn tiền” ấy mà lên đồng đang phải chịu nhiều thành kiến”.
GS Ngô Đức Thịnh (1944-2020), nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa. Sau nghỉ hưu, ông là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam. Năm 2017, ông nhận Giải thưởng Nhà nước về VHNT. Giáo sư là người có nhiều công trình nghiên cứu mang tính khai phá về đạo Mẫu, hầu đồng.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Trong khuôn khổ chương trình "Con nuôi Công đoàn", Phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh Nghệ An đã nhận đỡ đầu 18 học sinh thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Mường Nọc (huyện Quế Phong), hỗ trợ gia đình nuôi dưỡng, chăm sóc, tạo điều kiện cho các em được phát triển, học hành.
Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư mới thay thế Thông tư 23 ngày 29/9/2017 ban hành Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hoá) đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.