Tại sao trường hợp của ông Lê Văn Duyệt lại bị kéo dài thời gian giải quyết như vậy? Đây có phải là trường hợp cá biệt hay không?
Tin nên đọc
“Đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu không phải vì lo vỡ quỹ lương hưu”
Từ 1/1/2018: Điều chỉnh chế độ lương hưu mới
Thời sự 9h ngày 27/12/2017: Hàng nghìn lao động nữ nghỉ hưu sẽ bị giảm lương hưu
Từ 1/1/2018: Điều chỉnh chế độ lương hưu mới
Phản ánh đến Báo PLVN, ông Lê Văn Duyệt (trú tại số 2, ngõ 75 Nguyễn Công Hoan, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, TP Hà Nội) cho biết, ông được về nghỉ hưu và hưởng lương hưu trí kể từ ngày 1/12/1991 theo Quyết định số 20/TCCB-LĐ ngày 5/11/1991 của Viện Nghiên cứu Thiết kế đường sắt.
|
Ông Lê Văn Duyệt mong mỏi sớm nhận được lương hưu. |
Căn cứ Phiếu chứng nhận lương hưu và trợ cấp số 952429 ngày 01/12/1991 của Sở LĐTB&XH TP Hà Nội, ghi Phòng LĐTB&XH quận Ba Đình giới thiệu ông Duyệt đến Phòng LĐTB&XH quận Hoàn Kiếm chi trả lương hưu hàng tháng từ ngày 01/01/1992.
Từ giữa năm 1992, ông Duyệt sang Đức chữa bệnh nhưng sau đó vì trở ngại mất giấy tờ nên ông đã ở lại nước Đức.
Do đó, từ tháng 8/1992 đến nay ông Duyệt chưa hưởng lương hưu. Đến tháng 8/2017, ông Duyệt về nước và nhập khẩu tại số 2, ngõ 75, Nguyễn Công Hoan, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, TP Hà Nội theo Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu có xác nhận của Công an quận Hoàn Kiếm ngày 11/10/2017 và Sổ hộ khẩu số 242008921.
Tháng 12/2017, ông Duyệt đã có đơn “xin tiếp tục hưởng hưu trí” gửi đến Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội. Tuy nhiên, BHXH TP Hà Nôi chưa xác định được trường hợp của ông Duyệt có thuộc trường hợp được hưởng lại chế độ hưu trí hay không.
Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho ông Duyệt, ngày 29/12/2017, BHXH TP Hà Nội đã có Công văn số 3881/BHXH-CĐBHXH đề nghị Sở LĐTB&XH TP Hà Nội xem xét cho ý kiến bằng văn bản về việc đề nghị được hưởng lại chế độ hưu trí của ông Duyệt từ tháng 8/1992 đến nay.
Tuy nhiên, sau khi nhận được công văn của BHXH TP Hà Nội thì Sở LĐTB&XH TP Hà Nội cho rằng:
“Theo Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định nào điều chỉnh trường hợp người lao động đang hưởng lương hưu sau đó tự ra nước ngoài chữa bệnh không ủy quyền cho người khác lĩnh lương hưu theo quy định nay trở về Việt Nam nhập lại hộ khẩu có thuộc đối tượng được hưởng lại chế độ hưu trí hay không? Nếu được hưởng thì việc xác định thời điểm hưởng như thế nào?”.
Do đó, Sở LĐTB&XH TP Hà Nội đã 2 lần gửi văn bản đề nghị Bộ LĐTB&XH cho ý kiến bằng văn bản về việc “hưởng lại chế độ hưu trí đối với ông Lê Văn Duyệt” để Sở LĐTB&XH TP Hà Nội có cơ sở trả lời BHXH TP Hà Nội và ông Lê Văn Duyệt.
Sau nhiều lần liên hệ lại, đến nay đã gần 7 tháng từ khi gửi đơn, ông Lê Văn Duyệt vẫn chưa nhận được câu trả lời từ phía các cơ quan chức năng về việc đề nghị được hưởng lại chế độ hưu trí của ông sẽ được xử lý như thế nào?
Vậy tại sao trường hợp của ông Lê Văn Duyệt lại bị kéo dài thời gian giải quyết như vậy? Đây có phải là trường hợp cá biệt hay không?
Và vướng mắc của vấn đề này là do quá trình thực thi hay do chính sách còn nhiều lỗ hổng? PV sẽ cùng các cơ quan chức năng tìm lời giải đáp cho vấn đề này. PLVN sẽ tiếp tục trở lại sự việc trong thời gian gần nhất