“Ngọc Sơn - Đêm huyền bí” - là một chương trình trải nghiệm đặc biệt kết hợp giữa sân khấu thực cảnh, kết hợp giữa kiến trúc cổ kính của di tích quốc gia đặc biệt đền Ngọc Sơn và các nghi lễ, truyền thuyết dân gian được lưu truyền tại di tích đã mang tới những cảm xúc đặc biệt như thực, như mơ cho du khách.
Tại Di tích cấp Quốc gia đặc biệt Đền Ngọc Sơn (Hoàn Kiếm - Hà Nội), Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội vừa ra mắt chương trình trải nghiệm “Ngọc Sơn - Đêm huyền bí”.
Phát biểu tại buổi lễ ra mắt chương trình trải nghiệm, Tiến sĩ Nguyễn Doãn Văn, Trưởng ban Quản lý di tích - danh thắng Hà Nội cho hay, Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Ngọc Sơn và khu vực Hồ Hoàn Kiếm là viên ngọc sáng lấp lánh giữa lòng Thủ đô, là biểu tượng thiêng liêng cho tinh thần hiếu học, tinh thần thượng võ, ý chí quật cường bảo vệ Tổ quốc, là biểu trưng cho đạo trung trinh, mẫn cán của người dân Việt Nam.
Từ Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành Uỷ Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội nhận thức được rằng, di sản dù giá trị đến mấy, vẫn mới chỉ là “tài nguyên”. Muốn tạo nên sức hấp dẫn để thu hút khách du lịch, phát huy tối đa giá trị di sản thì cần biến giá trị di sản đó thành sản phẩm văn hoá, từ đó góp phần tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, xây dựng môi trường xã hội Việt Nam lành mạnh, xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện đại, có văn hoá. Để hiện thực hoá nhận thức đó, Ban Quản lý Di tích danh thắng đã xây dựng chương trình trải nghiệm “Ngọc Sơn - Đêm huyền bí”- TS Nguyễn Doãn Văn nói.
TS Nguyễn Doãn Văn cho biết, Ban Quản lý Di tích - Danh thắng Hà Nội đã rất kỳ công và kỹ lưỡng tạo dựng nên một không gian độc đáo có một không hai để phục vụ khán giả cùng du khách trong nước và quốc tế.
Chương trình được xây dựng trên các dữ liệu lịch sử có thật và các huyền thoại đã lưu truyền và tiếp nối qua hàng thế kỷ tại Đền Ngọc Sơn. Ban Quản lý Di tích Danh thắng Hà Nội, đơn vị chủ trì xây dựng và giới thiệu chương trình đã rất kỳ công và kỹ lưỡng tạo dựng nên một không gian độc đáo có một không hai để phục vụ khán giả cùng du khách trong nước và quốc tế. Một đội ngũ các chuyên gia và nghệ sĩ có uy tín đã tham gia sáng tạo và dàn dựng chương trình dưới sự tư vấn và chỉ đạo của GS. Lê Văn Lan, TS. Nguyễn Doãn Văn, đạo diễn Lê Quý Dương và NSUT Đặng Tố Như, cùng nhiều lãnh đạo và giới chuyên môn của thành phố Hà Nội.
Tác giả Kịch bản - Đạo diễn Lê Quý Dương chia sẻ: "Ngoài giá trị của một danh thắng độc đáo, Đền Ngọc Sơn, Hoàn Kiếm, Hà Nội còn là một di tích đặc biệt có ý nghĩa lịch sử, chính trị, văn hoá, nghệ thuật và tâm linh, thực sự tạo nên một nguồn cảm hứng và năng lượng vô tận cho thủ đô Hà Nội và cả nước. Tôi đã rất vinh dự và may mắn khi được mời viết kịch bản và dàn dựng chương trình ý nghĩa này. Tôi đã cùng với đồng đạo diễn và thiết kế âm nhạc cho chương trình, NSUT Đặng Tố Như, tạo nên một hành trình thú vị và từng bước dẫn dắt khán giả và du khách khám phá và trải nghiệm vẻ đẹp tiềm ẩn, huyền bí vẫn lắng sâu trong từng nét cổ kính của Đền Ngọc Sơn.
Khán giả và du khách sẽ được sống trong không gian tôn nghiêm của Tháp Bút, nơi đạo học và các giá trị nhân văn được tôn vinh. Từ Tháp bút, dọc theo đường Trường Lắng sẽ được trưng bày những hình ảnh và thông tin chi tiết giới thiệu lịch sử của ngôi đền thiêng.
Qua màn sương khói huyền ảo của cổng Đài nghiên, khán giả và du khách được chiêm ngưỡng toàn cảnh Đền Ngọc Sơn với cây cầu Thê Húc tươi đỏ, nơi đón nắng bạn mai mỗi ngày, là nhân chứng lịch sử không thể thiếu được theo dòng chảy thời gian. Ca khúc “Người Hà Nội” của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi sẽ đưa người tham dự chương trình vào cảm xúc lâng lâng, da diết, sục sôi và hào hùng gắn với những hồi ức không thể nào quên về Hà Nội.
Cầu Thê Húc dẫn bước đại biểu và du khách đến với Đắc Nguyệt Lâu. Ánh trăng vàng rực rỡ hiện lên qua nghệ thuật trình chiếu, trong tiếng ca trù văng vẳng kể câu chuyện sự tích Hồ Gươm qua tiếng hát của Nghệ nhân Nhân dân Quách Thị Hồ. Qua Đắc Nguyệt Lâu tới Đình Trấn Bá, một bệ ngai vàng tôn nghiêm được đặt ngay chính giữa đình với tất cả lòng tôn kính của hậu thế hướng tới anh linh của vua Lê Thái tổ, người đã có công lao tổ lớn chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập và chủ quyền cho đất nước.
Từ sân đình Trấn Ba hướng ra mặt hồ Hoàn Kiếm, huyền tích Vua Lê trả gươm Rùa thần được dàn dựng thành một màn sân khấu thực cảnh công phu và độc đáo với thuyền Rồng và biểu tượng Rùa thần nổi lên mặt hồ nhận lại thanh gươm báu.
Tác giả kịch bản, đạo diễn Lê Quý Dương chia sẻ, phải mất tới 2 tháng để ê kíp thực hiện và hoàn thiện sản phẩm này. “Cái khó của ê kíp đó là làm sao để tìm ra được ngôn ngữ đạo diễn và cách xử lý không gian cho hợp lý nhất. Bởi lẽ, không như những quảng trường hay không gian khác, với di tích Đền Ngọc Sơn, chúng tôi phải nâng niu, không được xâm phạm và tổn hại đến di tích. Cuối cùng, tôi quyết định theo hướng, khán giả sẽ là một dòng chảy, chảy qua các điểm như Tháp Bút, cầu Thê Húc, Đắc Nguyệt Lâu... để tạo nên một hành trình trải nghiệm hấp dẫn, thú vị”.
Tham gia vào hành trình trải nghiệm, TS Nguyễn Viết Chức, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội (Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) cảm nhận: “Đây là một chương trình rất tuyệt vời, không chỉ nói chuyện huyền thoại mà đưa con người ta về cuộc sống thực. Từ âm thanh, ánh sáng, tiết tấu của chương trình đều rất hay, xúc tích. Tháp bút, huyền thoại Hồ Gươm, tiêu bản 2 cụ Rùa - tất cả đều lung linh, huyền ảo, như thực như mơ. Tôi tin rằng, du khách trong nước và quốc tế sẽ có cảm xúc đặc biệt khi trải nghiệm “Ngọc Sơn - Đêm huyền bí”.
Bị giặc chặt mất đầu trong một trận đánh, vị thần ấy liền tự đặt lại đầu lên thân, ngồi trên lưng ngựa, ung dung chạy về phía quê hương - làng Giá. Đến hai lần vị thần ấy báo mộng cho đấng quân vương nhất mực quyền uy kia phải giật mình tỉnh giấc. Vị thần ấy là Lý Phục Man. Vậy Lý Phục Man,… thần là ai?
Văn Miếu - Quốc Tử Giám những ngày này gây sốt bởi di tích rêu phong được thay bằng màu xám trắng mới tinh. Mặc lời trấn an của những người có trách nhiệm, công chúng vẫn có quyền đặt câu hỏi.
Hòa vào dòng người tấp nập đổ về Hồ Gươm linh thiêng để mừng năm mới Mậu Tuất, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ân cần thăm hỏi, chuyện trò với các cụ cao niên và chúc Tết công nhân Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội đang làm nhiệm vụ...
Chiều tối ngày 6/12, tại Bảo tàng Hải Phòng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND TP. Hải Phòng tổ chức Cuộc thi và Triển lãm Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024.
Ông Nguyễn Tuấn Anh – Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chánh Văn phòng Đảng đoàn Quốc hội khóa XV, được Ban Bí thư chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.
Để tạo lòng tin với các chủ cửa hàng, các đối tượng gửi báo cáo mua hàng kèm theo chữ ký và dấu giả mạo của Ban Chỉ huy Quân sự huyện Chiêm Hóa qua Facebook, Zalo để lừa đảo.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Thành phố Hà Nội tháng 11/2024 giảm 0,05% so với tháng trước. Bình quân 11 tháng năm 2024, CPI tăng 4,37% so với bình quân cùng kỳ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 5/12, Bắc Bộ có mưa vài nơi, sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Nhiệt độ cao nhất từ 24 - 27 độ C.
Cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu dùng, vay vốn làm ăn của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm mà các đối tượng “tín dụng đen” lợi dụng, tung các chiêu trò dụ dỗ người dân với phương thức mới, đó là chuyển sang cho vay thông qua các phần mềm, ứng d
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.