Hà Nội 20 °C
TP Hồ Chí Minh 27 °C
Hải Phòng 17 °C
Đà Nẵng 21 °C
Yên Bái 15 °C
  • Hà Nội Hà Nội 20°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 27°C
  • Hải Phòng Hà Nội 17°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 21°C
  • Yên Bái Hà Nội 15°C

Ngày cúng Ông Công Ông Táo phù hợp với từng tuổi của năm nay

Sức khỏe - đời sống
30/01/2024 08:44
Việt Hoàng (t/h)
aa
Trong quan niệm của người Việt, Tết Ông Công Ông Táo không chỉ là một ngày lễ truyền thống, mà còn là biểu hiện sâu sắc của lòng biết ơn và sự kính trọng đối với các vị thần Táo Quân - những vị thần tưởng chừng như giản dị nhưng lại đầy quyền lực trong việc quyết định sự may mắn và phúc họa của mỗi gia đình.


Ngày Tết Ông Công Ông Táo - Nét đẹp văn hoá và tâm linh trong tâm hồn người Việt.

Ngày Tết Ông Công Ông Táo - Nét đẹp văn hoá và tâm linh trong tâm hồn người Việt.

Được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, tức là ngày 23/12 âm lịch (năm nay rơi vào thứ Sáu, ngày 02/02/2024 dương lịch), ngày Tết Ông Công Ông Táo gắn liền với hình ảnh các vị thần cưỡi cá chép lên trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về những hành động tốt xấu của con người trong suốt một năm qua.

Đến đêm 30 tháng Chạp, ông Táo trở về cùng gia đình bước vào năm mới. Đây cũng là thời điểm mà mỗi người trong gia đình cùng nhau nhìn lại một năm đã qua, tự soi xét bản thân và cùng nhau chuẩn bị cho một năm mới với mong ước về sự an lành và thịnh vượng.

Nguồn gốc Thần Táo quân

Thần Táo quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ của Lão giáo Trung Quốc, nhưng được Việt hóa thành sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc, và người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.

Về sự tích Táo quân, có nhiều truyền thuyết được dân gian truyền lại, trong đó, phổ biến nhất là truyện thường được kể dưới nhan đề sự tích ông đầu rau hay sự tích vua Bếp với rất nhiều dị bản.

Ngày xưa có hai vợ chồng nghèo khổ, sau một năm mất mùa, người chồng phải đi làm ăn xa, nhiều năm bặt tin không về. Người vợ để tang chồng, sau đó, nối duyên với một người đã cưu mang nàng.

Một ngày kia, trong khi người chồng mới đi vắng, người chồng cũ bỗng trở về. Lúc này, người vợ chỉ biết ôm chồng cũ khóc than rồi đem cơm rượu cho ăn. Sợ điều tiếng, người vợ bảo chồng cũ ra đống rơm núp tạm. Người chồng mới về nhà, vào bếp lấy tro bón ruộng nhưng không có, bèn đốt đống rơm, vô tình giết người chồng cũ.

Thấy chồng cũ chết oan uổng trong đống rơm, người vợ thương xót nên nhảy vào lửa cùng chết. Người chồng mới thấy vậy, thương vợ nên cũng nhảy vào lửa chết theo dù chưa hiểu đầu đuôi câu chuyện.

Trời thấy ba người sống đầy tình nghĩa nên phong cho họ làm vua Bếp (Táo quân) để được gần nhau mãi mãi và để lửa luôn đốt nóng tình yêu của họ. Trong bộ ba đó, người chồng mới là Thổ Công trông nom việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà và người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.

Không chỉ định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo quân còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Với mong muốn gia đình mình được phù hộ có nhiều may mắn, người Việt thường làm lễ tiễn đưa Táo quân chầu trời một cách long trọng.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ.

mam-co-day-du-1-1-9609-1643013-2850-4666-1647240907-5882

mam-co-day-du-1-1-9609-1643013-2850-4666-1647240907-5882

Với các gia đình cúng chay thuần khiết, mâm cỗ cúng chay có thể gồm các món canh thập cẩm rau củ hoặc cay măng chay, nem rau củ, đậu phụ sốt nấm cay Tứ Xuyên, giò chay, chả chay, chạo nấm, xôi, chè, nộm, xào thập cẩm rau củ.

Đơn giản hơn nữa, gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng chay chỉ gồm: 1 mâm ngũ quả, 3 bát chè, 1 đĩa xôi, hoa tươi, nước, nến đỏ và 3 “ông” cá chép sống.

Với các gia đình muốn cúng mặn, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo bao gồm: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, gà luộc hoặc 1 khổ thịt vai gáy luộc, 1 bát canh, 1 đĩa xào, 1 đĩa giò, 1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống), 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa, 1 tập giấy tiền, vàng mã.

Ngoài ra, lễ vật cúng ông Công ông Táo khác, gồm có: Một chiếc lọng màu đỏ có diềm vàng để che nắng che mưa; một chiếc bàn đủ lớn để đặt mâm lễ, mặt bàn được trải tấm vải đỏ sang trọng ngay ngắn; một miếng vải đỏ dài trải dưới đất như miếng thảm đỏ để đưa tiễn Thần Táo Quân.

Một mâm lễ gồm: Gà trống; xôi đỏ; 3 chén rượu ba màu đỏ , trắng, vàng (màu đỏ mang lại vận khí tốt, màu trắng mang lại tài lộc, màu vàng mang lại sự bình an); 3 chén trà ba loại mùi vị khác nhau; ngũ quả đầy đặn đẹp mắt, trên mâm quả có cài 9 bông hoa đồng tiền màu đỏ; bộ quần áo, mũ, giày cho ba vị thần (Chiếc mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn; mũ dành cho Táo bà thì không có cánh chuồn); vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá cho ba vị mỗi vị 99 thuyền, 99 thỏi, 99 lá. Trong mâm lễ phải có 3 con cá chép; 9 cây cây nến đỏ.

Về quy trình cúng ông Công ông Táo, đồ cúng phải đặt trong bếp và khi cúng phải bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ đề huề, cả nhà quanh năm no ấm. Có người thì vừa đặt một mâm cúng trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ.

Những đồ vàng mã như mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.

Ngoài ra, cá chép không chỉ là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời mà còn mang ý nghĩa "cá chép hóa rồng", biểu tượng cho sự vượt khó, kiên trì và bền bỉ để đạt được thành công.

Vào ngày này, sau khi cúng lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao thả. Việc thả cá chép có ngụ ý "cá vượt vũ môn" hay "cá chép hóa rồng". Cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công.

Cá chép không chỉ là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời mà còn mang ý nghĩa

Cá chép không chỉ là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời mà còn mang ý nghĩa "cá chép hóa rồng".

Không chỉ vậy, việc thả cá chép sau khi cúng cũng mang ý nghĩa của tục phóng sinh, biểu thị lòng từ bi và sự hoà hợp với thiên nhiên. Đây là minh chứng cho sự hòa quyện giữa văn hóa và tín ngưỡng, nơi mà con người không chỉ thể hiện lòng biết ơn với thần linh mà còn với tất cả sinh linh xung quanh.

Nên cúng ông Công ông Táo vào giờ nào?

Điểm đặc biệt trong nghi lễ này là việc chọn giờ cúng. Theo phong tục, lễ cúng ông Táo cần được thực hiện trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, thời điểm mà các vị thần chuẩn bị lên chầu Ngọc Hoàng. Việc này không chỉ thể hiện sự tôn kính mà còn phản ánh quan niệm về việc lựa chọn thời điểm tốt lành để cầu mong sự may mắn và thuận lợi trong năm mới.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia phong thủy, dù ngày ông Công ông Táo là vào 23 tháng Chạp nhưng các gia đình không nhất thiết phải làm lễ cúng trong ngày này, lễ cúng ông Công ông Táo có thể thực hiện trước ngày 23 tháng Chạp, cụ thể:

- Ngày 19 âm cúng ông Công ông Táo khởi lễ từ 7h10 đến 8h50. Bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 9h10 đến 10h50 hoặc từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Dần, Thân, Tị, Hợi.

- Ngày 20 âm cúng ông Công ông Táo khởi lễ từ 7h10 đến 8h50. Bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

- Ngày 21 âm cúng ông Công ông Táo khởi lễ từ 5h10 đến 6h50. Bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tị, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

- Ngày 22 âm cúng ông Công ông Táo khởi lễ từ 5h10 đến 6h50. Bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 9h10 đến 10h50 hoặc từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tị, Hợi, Tý, Ngọ, Mão, Dậu.

- Ngày 23 âm cúng ông Công ông Táo khởi lễ từ 9h10 đến 10h50. Bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

Gia chủ cần lưu ý rằng cần phải cúng ông Công ông Táo xong mới được phép bao sái và rút tỉa chân nhang.

Thần Táo quân là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ, ngoài ra còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy, phong tục cúng ông Công ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ thần Bếp chuyên cai quản việc bếp núc. Ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới.

Nghi lễ cúng Ông Công Ông Táo còn thể hiện sự gắn kết và đoàn viên trong gia đình. Đây là dịp để mọi người trong gia đình cùng nhau chuẩn bị mâm cỗ, trang trí nhà cửa và tham gia vào các hoạt động chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán. Điều này không chỉ làm tăng thêm không khí ấm áp và sum vầy mà còn là cơ hội để truyền đạt giá trị văn hóa và truyền thống cho thế hệ trẻ.

Tết Ông Công Ông Táo không chỉ là một phần quan trọng trong hệ thống các lễ hội dân gian Việt Nam mà còn là dịp để mỗi người dân Việt thể hiện lòng kính trọng và biết ơn đối với các giá trị truyền thống, tâm linh. Nó là sự nhắc nhở về việc kết hợp hài hòa giữa con người với thế giới tâm linh, giữa truyền thống và cuộc sống hiện đại, mang đến cho người Việt một nguồn cảm hứng và sức mạnh tinh thần vô giá để bước vào một năm mới với nhiều hy vọng và niềm tin.

(Thông tin mang tính chiêm nghiệm tham khảo)

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Đề xuất đầu tư 5,5km đường trên cao dọc QL51 nối hai nút giao lớn

Đề xuất đầu tư 5,5km đường trên cao dọc QL51 nối hai nút giao lớn

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, việc đầu tư hoàn thiện 2 nút giao ngã tư Vũng Tàu và Cổng 11 là rất cần thiết, cấp bách vì hiện nay lưu lượng phương tiện trên quốc lộ 51 rất lớn, thường xuyên xảy ra ùn tắc.
Đồng Nai: Phạt 500 trường hợp vi phạm thu 1,2 tỷ theo Nghị định 168 trong ngày đầu

Đồng Nai: Phạt 500 trường hợp vi phạm thu 1,2 tỷ theo Nghị định 168 trong ngày đầu

Toàn tỉnh đã có gần 500 trường hợp vi phạm bị lập biên bản. Trong đó, có 90 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 72 trường hợp chạy quá tốc độ, 68 trường hợp không có giấy phép lái xe, tổng số tiền phạt ước tính hơn 1,2 tỷ đồng.
Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng vi phạm nồng độ cồn, dùng gạch đánh Cảnh sát Giao thông

Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng vi phạm nồng độ cồn, dùng gạch đánh Cảnh sát Giao thông

Lực lượng chức năng Công an huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối tượng Bùi Thế Dũng về tội “Chống người thi hành công vụ”.
Tin bài khác
Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Bức thư của Bác Hồ căn dặn 3 điều gửi tới Hội nghị cán bộ ngành Y tế tháng 2/1955

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức Hội nghị cán bộ Y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều.
Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam 2024: Vần xưa vang bóng – Điệu mới giao hòa

Với người yêu thơ, đêm thơ Nguyên tiêu là một sự kiện quan trọng, một ngày lễ ý nghĩa, không thể thiếu mỗi dịp xuân về.
“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

“Yêu thương con người trước khi trở thành bác sĩ”

Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Nắng nóng ở TP Hồ Chí Minh ngày càng gay gắt

Sau vài ngày dịu bớt, nắng nóng tại TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ đã quay trở lại với cường độ gay gắt và có xu hướng tăng cường độ.
"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

"Ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái"

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Hơn 400 món ăn ba miền tại Lễ hội văn hóa ẩm thực

Lễ hội văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28 đến ngày 31-3 tại Khu Du lịch Văn Thánh, TP Hồ Chí Minh.
Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Khai mạc lễ hội Đền Cô Tân An

Sáng 26/2 (tức 17 tháng Giêng), UBND xã Tân An, huyện Văn Bàn tổ chức khai hội Đền Cô Tân An năm 2024.
TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

TP Hồ Chí Minh khởi động Tháng Thanh niên 2024 với nhiều hoạt động sôi nổi

Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tri ân những "thiên thần áo trắng"

Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 400 công ty dệt may tham gia triển lãm quốc tế tại TP Hồ Chí Minh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, việc hỗ trợ tìm đơn hàng mới cho doanh nghiệp dệt may là một trong những nỗ lực mà Chính phủ, Bộ ngành rất quyết tâm.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.