Chỉ trong chưa đầy 20 ngày đã xảy ra hai vụ tử vong do bạo lực học đường. Một lần nữa, hồi chuông khẩn thiết lại gióng lên về vấn nạn bạo lực học đường...
Mâu thuẫn nhỏ, hậu quả lớn
Liên tiếp các vụ xô xát gây hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra thời gian qua xuất phát từ mâu thuẫn của các nhóm học sinh.
Chiều 18/4, hai nhóm gồm 13 nam sinh thuộc các trường THCS trên địa bàn thành phố Nam Định đi đá bóng tại sân bóng cỏ nhân tạo Cô Tô Canh trên đường Trần Đăng Ninh, thành phố Nam Định. Do phạm lỗi trong khi đá bóng nên hai nhóm xảy ra cãi vã, ẩu đả tại khu vực lán để xe của sân bóng. Sau đó, Ng.G.H. đã dùng dao bấm đâm vào vùng ngực phải một học sinh lớp 9 Trường Hoàng Văn Thụ gây tử vong, đồng thời đâm vào tay phải một học sinh lớp 8 Trường này gây thương tích.
Trường hợp khác, sáng 1/4, tại địa phận xã Hồng Hà (Đan Phượng, Hà Nội), một học sinh lớp 8 Trường THCS Hồng Hà bị một học sinh lớp 9 cùng trường dùng dao đâm tử vong.
Trước đó, tại xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái xảy ra vụ hai học sinh mâu thuẫn dùng dao nhọn đâm bạn cùng trường. Giữa tháng 3/2021, trên mạng xã hội xuất hiện một clip dài 5 phút ghi lại hình ảnh một nữ sinh bị bạn đánh ngay trong lớp học. Sự việc được xác nhận xảy ra tại Trường THPT Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, TP HCM. Còn tại Hà Nội, xuất phát do mâu thuẫn liên quan tin nhắn trên mạng xã hội, một nữ sinh Trường THCS Sen Phương (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) bị đánh “hội đồng” và tung lên mạng xã hội. Trường hợp một nữ sinh THCS bị nhóm học sinh khác đánh “hội đồng” cũng diễn ra tại quận Hồng Bàng, Hải Phòng ngay đầu tháng 3…
Gia đình, thầy cô phải là điểm tựa
Lý giải nguyên nhân vấn nạn học đường, GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam nhận định, ở tuổi dậy thì, các em muốn nổi trội, muốn được người khác quan tâm, càng nhiều người biết càng thích, không cần việc đó tốt hay dở, mà chỉ muốn khẳng định mình. Một điểm nữa phải nói đến là cuộc sống xã hội hiện tại rất sôi động, ngày càng hối hả lôi cuốn các con người lao vào các sự kiện khác nhau. Người lớn còn suy nghĩ, hành động có cân nhắc, nhưng lớp tuổi trẻ thì không như thế. Nhiều học sinh trái ý mình là có thể nổi khùng, ẩu đả nhau luôn, dẫu chỉ là chuyện rất nhỏ.
Đau lòng hơn, những người đã gây ra bạo lực học đường và cả những người chứng kiến bạo lực nhưng thay vì ngăn cản hành vi xấu lại thờ ơ, vô cảm, dùng điện thoại quay clip tung lên mạng để “câu like”, đều là những người bạn với nạn nhân.
“Với tuổi thiếu niên (11-15 tuổi) là giai đoạn có nhiều thay đổi cả về tâm, sinh lý và xã hội dẫn đến những biến đổi sâu sắc về mặt tâm lý, nhân cách. Chỉ cần một tác động xấu từ gia đình, nhà trường, xã hội có thể gây ảnh hưởng suy nghĩ, lối sống của học sinh, hình thành nhân cách không đúng dẫn đến những vụ bạo lực học đường hay hành vi nguy hiểm cho xã hội. Do đó, trước hết chính bố mẹ, thầy cô phải là những người bạn đồng hành, tấm gương sáng và định hướng những giá trị tốt đẹp để các em noi theo. Đồng thời, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các học sinh để có thể nắm bắt tình hình cũng như tâm, sinh lý của các em, từ đó áp dụng biện pháp phù hợp”, theo GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú.
PGS.TS Phạm Mạnh Hà - Giám đốc Trung tâm Hợp tác và Đào tạo bồi dưỡng, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, những biện pháp giáo dục về văn hoá ứng xử trong nhà trường có thể chưa thực sự phát huy hiệu quả và chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ số. Trẻ cần được giáo dục về giá trị sống, kỹ năng sống tích cực như yêu thương, tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt, kỹ năng lắng nghe, giao tiếp, tìm kiếm giải pháp khi gặp mâu thuẫn, có lẽ đây cũng là bước đầu tiên để giải quyết vấn nạn hậu quả học đường. Theo đó, để hỗ trợ được tốt nhất cho học sinh, các bên liên quan phải cùng vào cuộc, phối hợp chặt chẽ với nhau, gồm lãnh đạo nhà trường, gia đình, thầy cô giáo và chuyên viên tâm lý học đường.
TS Nguyễn Tùng Lâm - Trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng nhận định, hiện nay chương trình giáo dục còn nặng nề về kiến thức mà chưa thực sự chú trọng những kỹ năng và giá trị sống, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Nhiều học sinh chưa trang bị được đủ các giá trị giáo dục sống như giá trị yêu thương, giá trị tôn trọng, giá trị khoan dung. Học sinh không được giáo dục một cách đầy đủ về những việc này thì khi tiếp nhận những cái xấu các em dễ làm theo, dễ bị lôi kéo, thậm chí kích động dẫn tới những hành vi bột phát.
Và điều quan trọng, gia đình, thầy cô luôn là nơi chốn, là điểm tựa để các em nhận ra sai lầm sau mỗi vấp ngã, để đứng lên. Bởi những tổn thương và những ngã rẽ có thể thay đổi cuộc đời một con người theo các chiều hướng khác nhau, từ chính những năm tháng “nổi loạn” này…
Gần đây, một vụ bạo lực học đường nghiêm trọng đã xảy ra tại phường Phước Tân, TP Biên Hòa, Đồng Nai, khi một nữ sinh lớp 5 bị nhóm 7 bạn cùng lớp đánh hội đồng tại nhà cô giáo chủ nhiệm. Sự việc này là hồi chuông cảnh báo về tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ phụ huynh và nhà trường.
Mắc nhiều sai phạm như lập khống hồ sơ, bán cây xanh, cho dạy thay nhưng hiệu trưởng và tập thể nhà trường chỉ bị yêu cầu nghiêm khắc tự kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Chỉ thị 02/CT-TTg ngày 26/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong HS, SV.
Bị bạn bắt nạt, bạn dọa đánh hoặc dọa không chơi cùng, gây cô lập trong lớp… Những việc tưởng chừng chỉ là chuyện trẻ con nhưng có thể để lại những hậu quả nặng nề đối với trẻ.
Sáng 6/1, Thiếu tá Nguyễn Văn Lượm - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Khánh Tiến (BĐBP Cà Mau) cho biết, đơn vị đang hoàn chỉnh các thủ tục hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 trường hợp mua bán điện thoại di động không có hoá đơn, chứng từ.
Những ngày vừa qua trên các trang mạng xã hội đăng tải nhiều thông tin (chưa được kiểm chứng) về việc cá nhân được nhận tiền thưởng từ việc cung cấp thông tin, hình ảnh vi phạm trật tự an toàn giao thông cho cơ quan chức năng, trong đó có những trường hợp nhận được tiền thưởng lên đến hàng chục triệu đồng. Vây cơ sở pháp lý của vấn đề này được quy định như thế nào? Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Công ty luật TNHH E&D, Đoàn luật sư TP Hà Nội đã có cuộc trao đổi với Pháp Luật Plus về vấn đề được dư luận quan tâm.
Ở trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, ĐT Việt Nam sớm phải chịu tổn thất về lực lượng khi Xuân Son dính chấn thương nặng nhưng các học trò HLV Kim Sang-sik vẫn xuất sắc đánh bại đối thủ với tỷ số 3-2 (thắng chung cuộc 5-3) để lên ngôi vô địch.
Năm 2024, trong bối cảnh cả nước tiếp tục nỗ lực phát triển, tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), chuyển đổi số mạnh mẽ để phục vụ tốt hơn người dân, doanh nghiệp, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam luôn chủ động, bám sát c
Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức công bố 10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu trong năm của Quốc hội nhằm tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Quốc hội Việt Nam.
Ngày 3/1, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh An Giang phối hợp UBND TP Châu Đốc tổ chức Lễ ra quân thực hiện các hoạt động trong Chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản” Xuân Ất Tỵ 2025.
TAND quận Long Biên, TP.Hà Nội vừa đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “Phá hoại tài sản” đối với cụ bà Nguyễn Thị Quý (74 tuổi) và người con trai 41 tuổi, nhưng đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Đáng chú ý, hai bị cáo trong vụ án này vốn từng là người bị hại sau một thời gian dài mâu thuẫn, xích mích với hàng xóm về đất đai, bị đe doạ, hành hung và uy hiếp tinh thần...
Ngày 14/11, TAND TP HCM kết thúc phiên tòa sơ thẩm, tuyên án các bị cáo trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt gần 129 tỷ đồng của 64 cá nhân, xảy ra tại 02 công ty bất động sản.
Tòa án nhân dân TP Hà Nội vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Trần Thị Sớm (sinh năm 1979, trú tại xã Đoàn Đào, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) về hai tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.
TAND tỉnh Bắc Giang vừa mở phiên tòa xét xử, tuyên án chung thân đối với bị cáo Nguyễn Thị Huế (SN 1983), trú tại thôn Dĩnh Tân, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Hai người đàn ông tình thân như thủ túc bỗng chốc chỉ vì món lợi vật chất mà tình cảm sứt mẻ, đưa nhau thưa kiện tại tòa. Kết quả thì ai cũng đạt được mục đích nhưng không nụ cười chiến thắng nào nở trên môi vì họ mãi mãi mất đi một người bạn, một mối bang giao nhiều năm vun đắp không tiền bạc nào mua được.
Trong phiên xét xử ngày 23/9, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hoàng (SN 1971, cựu Trưởng phòng Tài chính – Kế toán, Kế toán trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) mức án tử hình về tội 'Tham ô tài sản'.
Ngày 23/9, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" với 2 bị cáo nguyên Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ và nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.
Ngày 12/01/2024, TAND tỉnh Phú Yên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Nguyễn Xuân Châu, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Việt Thành (Cty Việt Thành - phường Tân Phong, quận 7, TP.Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, bản án sơ thẩm ngay sau đó, đã bị kháng cáo.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.