Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Nặng gánh mưu sinh khi con nước không về

Nhà nước và Pháp luật
31/08/2019 14:10
Bùi Giang
aa
Vào khoảng tháng 7 âm lịch mọi năm, con nước đã tràn về phủ trắng các cánh đồng ở vùng Đồng Tháp Mười. Thế nhưng năm nay, dù đã bước sang tháng 8 âm lịch vẫn chưa có tín hiệu cho thấy nước sẽ về.


Tin nên đọc

Thực tế đó đồng nghĩa với gánh nặng mưu sinh đang đè trên đôi vai của hàng nghìn con người vùng lũ Đồng Tháp Mười.

0

Quăng lưới bắt cá tại kênh Tứ Thường 2, đoạn chảy qua ấp 2, xã Thường Phước 2, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.

Xã Vĩnh Đại, huyện Vĩnh Hưng (Long An) vốn là vùng thấp trũng nhất ở khu vực Đồng Tháp Mười. Những năm trước đây, khi con nước tràn về thì hầu như tất cả đều ngập, từ đồng ruộng, nhà cửa, trường học… Hàng trăm hộ dân ở đây cũng bám theo con nước mưu sinh, người giăng lưới thả câu, người đặt dớn, đặt lợp… Mỗi ngày bám theo con nước có khi kiếm được cả triệu đồng, mỗi mùa nước nổi thu nhập cũng đủ cho những nhu cầu thiết yếu của một gia đình miền quê nghèo.

Thời điểm này năm trước, 3 cha con anh Trần Văn Nghĩa (xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng, Long An) đặt hơn một nghìn cái lợp, mỗi người thu về cả triệu đồng mỗi ngày. Còn năm nay con nước chưa về, phần lớn số lợp của gia đình anh vẫn đang được xếp gọn ở một góc nhà. Hai người con trai của anh phải đi kiếm việc làm khác ở xa, người thì làm công nhân, người đi phụ hồ ở tận Vũng Tàu. Chỉ mình anh Nghĩa đặt hơn trăm cái lợp kiếm sống qua ngày.“Nước trên ruộng không có, kênh thì chỉ có mấy đoạn mà nhiều người đặt nên muốn đặt nhiều lợp cũng không có chỗ. Tui chỉ đặt được hơn trăm cái lợp ở dọc mấy đoạn kênh, miệng cống. Hai ngày đi đổ một lần cũng chỉ kiếm được 2-3 trăm nghìn đồng”, anh Nghĩa cho biết.Nằm trên chiếc võng đong đưa nhìn về phía dòng kênh khô cạn, anh Lâm Văn Đẳng (cùng ngụ xã Vĩnh Đại) tiếp thêm câu chuyện về con nước với chúng tôi.

Anh Đẳng cho biết: “Làm nghề đặt lợp cả mấy chục năm rồi mà chưa năm nào như năm nay. Mọi năm, rằm tháng 7 là con nước đã phủ trắng các cánh đồng, tôm cá đầy rẫy. Năm nay đã đến tháng 8 rồi mà vẫn chưa thấy nước đâu. Tui mới làm thêm 300 cái lợp hết hơn chục triệu đồng để đợi nước về rồi đi đặt cá. Thế mà đến tận bây giờ vẫn chưa thấy đâu, mấy cái lợp làm xong rồi cũng xếp để đó chứ có chỗ đâu mà đặt. Mấy năm trước nước lớn, đặt cỡ 400- 500 cái lợp thì ngày nào cũng kiếm được từ 700.000 đồng đến 1 triệu đồng, giờ đặt hơn trăm cái, ngày nào có cá thì mới được hơn trăm nghìn. Coi như mùa nước năm nay thất thu”.

Dù nói vậy, nhưng anh Nghĩa, anh Đẳng hay những người dân khác đang sống dựa vào con nước vẫn khắc khoải mong nước về từng ngày. Mỗi ngày họ đều theo dõi thông tin trên báo, đài để biết mực nước. Bởi với họ, có nước là có tiền.Lợp, lưới, dớn… là những ngư cụ mưu sinh gắn với người dân vùng lũ bao đời nay, mang đến con tôm, con cá, mang lại miếng cơm manh áo, cuộc sống no đủ.

Vậy mà giờ đây, những ngư cụ đó đều được xếp gọn gàng vào mỗi góc nhà. Đi với đó là cảnh túng thiếu, khốn khó của nhiều hộ gia đình. Không thể mưu sinh đồng nước, dân nghèo vùng lũ phải bôn ba đi làm thuê làm mướn kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau. Người đi làm công nhân, người bán vé số hay làm phụ hồ, người ở lại thì cố gắng bám theo các dòng kênh để giăng lưới, thả câu với hy vọng kiếm thêm ít đồng sinh sống…Quăng một mẻ chài trên dòng kênh 28, hai vợ chồng anh Huỳnh Minh Dương (xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Hưng, Long An) chỉ thu về được vài con cá nhỏ, có mẻ còn không có con nào. Anh Dương cho biết: “Giờ không có nước nên phải chài ven dòng kênh này. Hai vợ chồng đi chài từ sáng cho đến xế chiều mà giỏi lắm chỉ kiếm được 4-5kg cá, bán chưa đầy 200.000 đồng. Cá không có nhưng cũng phải làm chứ biết làm gì mà sống. Mấy năm trước nước về, cá nhiều thì kiếm mỗi ngày 500.000 đồng, còn năm nay thì chỉ có vậy”.

Dọc theo kênh 79 (huyện Tân Hưng, Long An) hay kênh 28 (huyện Vĩnh Hưng, Long An), con nước vẫn còn nằm sâu dưới lòng kênh. Những cánh đồng không phủ trắng nước như những năm trước mà vẫn xanh màu cỏ sau mùa gặt. Có chăng chỉ thi thoảng bắt gặp vài vũng nước mưa đọng lại. Nước không về, ruộng đồng khô khốc, kéo theo đó là gánh nặng mưu sinh đè trên đôi vai của hàng ngàn con người bao đời sống theo con nước.

Ở miền Tây, lũ về không hung dữ như miền nùi phía Bắc hay miền Trung, mà mỗi khi con nước hiền hoà kéo về sẽ mang lại nhiều sinh kế cho người dân, người thì giăng câu, đánh cá, người thì thu hoạch các sản vật mùa nước nổi như bông súng, bông điên điển, hẹ nước… Đó là những sản vật trời ban, giúp người dân nghèo có thêm thu nhập để cho con cái đi học, mua sắm ít vật dụng trong gia đình… Con nước về cũng mang theo phù sa bồi tụ, giúp ruộng đồng tẩy rửa những chất phèn độc, góp phần cho vụ mùa mới bội thu. Sống bao đời, người dân thừa biết được rằng năm nay con nước không về thì vụ mùa tới cũng thất thu. Bởi vậy, trong thâm tâm mỗi con người vùng lũ ai cũng lo lắng khi nước không về. Ai cũng mong chờ con nước về tràn bờ, bởi khi đó họ sẽ lại quay về kiếm tiền trên mảnh đất quê hương mình.

Nếu nước không về, mùa lũ không có không chỉ khiến những người quen nghề mưu sinh theo con nước khốn khó, mà nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo PGS. TS Lê Anh Tuấn, Trường Đại học Cần Thơ, vấn đề quan trọng nhất khi miền Tây không có lũ là tình trạng thiếu hụt lượng phù sa bồi đắp và giữ đất. Ruộng đồng không có nước lũ sẽ ảnh hưởng đến việc rửa phèn, rửa tạp chất trong đất, gây ra nhiều loại sâu bệnh, thiệt hại trong canh tác nông nghiệp, nhất là trồng lúa. Đồng thời, nếu lượng nước ngọt không đủ, nước mặn sẽ lấn sâu vào đất liền, ảnh hưởng đến trồng trọt, sản xuất nông nghiệp và thiếu nước sinh hoạt. Hiện tại, mực nước ở các vùng đầu nguồn đang ở rất thấp. Theo Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia, mực nước đo được ngày 29/8 trên sông Tiền tại trạm Tân Châu (An Giang) là 2,18m; trên sông Hậu tại trạm Châu Đốc (An Giang) là 1,98m. Dự báo trong những ngày tới mực nước sẽ lên nhanh, đến ngày 3/9 đạt khoảng 2,5m (tại Tân Châu) và 2,15m (tại Châu Đốc).

Tuy nhiên, theo nhận định của Viện Khoa học thủy lợn miền Nam thì năm nay, ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lũ sẽ rất nhỏ, mực nước lũ lớn nhất tại Tân Châu chỉ vào khoảng 3 – 3,5m. Lũ về nhỏ, đồng nghĩa với việc xâm nhập mặn sẽ diễn ra sớm hơn 1-2 tháng so với trung bình nhiều năm, hạn hán và thiếu nước có thể xảy ra vào mùa khô 2019 – 2020. Những nguy cơ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất của người dân vùng sông nước Cửu Long. Người dân nơi đây đã và đang phải đối mặt với những khó khăn khi con nước không về hoặc về quá nhỏ.

bài liên quan
Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm  linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên vừa phát hiện tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội vừa phục hồi giải quyết nguồn tin tội phạm, về việc bà Nguyễn Thị Ngọc tố cáo một số cá nhân lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc nhận tiền để đầu tư dự án “Xây dựng hạ tầng KCN Yên Sơn - Bắc Lũng” giai đoạn 1 và 2.
VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

Vừa qua, VietinBank vinh dự nhận Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam” (Best Local Bank for FDI in Vietnam) và Giải thưởng “Thương vụ tài trợ dự án cơ sở hạ tầng của năm” (Infrastructure Deal of The Year) trong 3 năm liên tiếp (2022, 2023, 2024).
Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile

Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile

Nắm bắt được nhu cầu tích lũy thông minh và an toàn trên nền tảng số, cũng như hòa mình vào xu thế phát triển công nghệ số của Quốc gia, từ 10/9/2024, VietinBank và VietinBank Gold & Jewellery (VGJ) chính thức mang đến giải pháp tài chính số, mở ra trải nghiệm tích lũy bền vững, giao dịch thuận tiện mang tên digiGOLD: Trải nghiệm số - Trọn an tâm.
Phú Thọ: Pharmacity tặng thuốc và nước lọc cho người dân xã Hiền Lương

Phú Thọ: Pharmacity tặng thuốc và nước lọc cho người dân xã Hiền Lương

Sáng 17/9, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity đã đến thăm và tặng quà cho người dân tại xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Đây là địa phương có nhiều hộ dân vẫn còn bị chia cắt bởi nước lũ, trong khi một số nơi khác đã bắt đầu bước vào công cuộc tái thiết cuộc sống sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão số 3.
Long An đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng cần có sức lan tỏa lớn

Long An đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng cần có sức lan tỏa lớn

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1003/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Sáng 20/10, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã truyền đạt chuyên đề "Những nội dung cốt lõi,
Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo thông tin trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Còn hơn 30 ngày nữa sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024) tại thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Đây là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ, ghi dấu sự kiện trọng đại mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao trong lịch sử dân tộc.
Tin bài khác
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
Nghệ An: 3.250 công dân lên đường nhập ngũ

Nghệ An: 3.250 công dân lên đường nhập ngũ

Sáng 26/2, đồng loạt 21 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ giao, nhận quân năm 2024.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.