Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

'Mùng 3 tết Thầy' và mối quan hệ thầy trò…

Xét xử
07/02/2019 08:21
Đan Phương
aa
Người Việt thường có câu “Không thầy đố mày làm nên” để nói về công lao dạy dỗ của người thầy trong mỗi cuộc đời con người. Vì vậy, sau hai ngày đầu Xuân “tết Cha”, “tết Mẹ”, người Việt đã dành ngày mùng 3 tết Thầy. Đây được xem là một nét đẹp truyền thống thể hiện tinh thần “Tôn sư trọng đạo” của người Việt từ xưa đến nay.


Hình ảnh và tầm quan trọng của người thầy được người xưa thể hiện rất rõ qua những câu thành ngữ như “Muốn sang phải bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu quý thầy”, “Không thầy đố mày làm nên” hay “Vi sư bản tri quốc”… Có thể thấy rằng, vai trò của người thầy trong xã hội xưa luôn được đặt lên hàng đầu. Người thầy ngày xưa không chỉ gói gọn trong dạy chữ mà còn là người dạy nghề như nghề may, nghề mộc, nghề thuốc…

Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của người Việt từ ngày xưa, vẫn được gìn giữ cho đến ngày nay.
Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của người Việt từ ngày xưa, vẫn được gìn giữ cho đến ngày nay.

Người thầy không chỉ có kiến thức uyên thâm truyền thụ lại cho học trò mà còn phải có nhân cách cao đẹp, phẩm chất đạo đức chuẩn mực, cách sống không vụ lợi, không chuộng hư danh, trong sáng giản dị… Trong cách đối xử thường nhật, thầy là người không sợ uy quyền, đối xử công bằng với học trò, tình cảm thầy trò chân tình như cha con ruột thịt. Còn trong tâm thức cộng đồng, người thầy hiện lên như một hình mẫu về đạo đức lối sống, tri thức và uy tín cá nhân để mọi người vươn tới. Thầy được coi như những vị quân sư để họ gửi gắm, tin tưởng về lẽ phải và sự công bằng trong cuộc sống hàng ngày.

Chính vì lẽ đó, từ xưa đến nay, mỗi độ Tết đến Xuân về, người Việt luôn truyền nhau câu thành ngữ “Mồng một tết Cha, mồng hai tết Mẹ, mồng ba tết Thầy” để thể hiện thứ tự tôn kính, biết ơn đối với những người đã sinh thành và dạy dỗ. Vào ngày mồng Một của năm mới, vợ chồng con cái, anh chị em ruột thịt sẽ tập trung bên nội để cúng bái gia tiên và chúc Tết ông bà tỏ lòng thành kính. Mồng Hai vợ chồng, con cái, anh chị em cũng sang bên đàng ngoại thăm hỏi và chúc Tết.

Xã hội ngày xưa dành ngày mồng Ba để học trò đến chúc Tết thầy, vì vậy vào ngày mồng Ba Tết, trong ngôi nhà của người thầy luôn nhộn nhịp và rộn rã những lời chúc Tết, chuyện trò giữa thầy và trò. Ngày Tết thầy được coi trọng không thua kém ngày Tết cha, Tết mẹ, vì thế, dù người có chức quan to đến cỡ nào, đường xa cách trở đến đâu, vào ngày mồng Ba Tết, người học trò cũng lặn lội đến chúc Tết thầy. Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến thầy, ngoài những lời chúc sức khỏe, người học trò khi đến thăm thầy còn mang theo những món quà như hoa quả, bánh trái hay đặc sản của địa phương để biếu thầy. Những câu chuyện giữa thầy và trò trong ngày đầu Xuân càng làm cho tình thầy trò thêm khăng khít hơn.

Thời nay, có thể thấy hình ảnh học trò đến chúc Tết thầy vào ngày mồng Ba đã không còn nhiều như xưa, có chăng chỉ là những lứa học trò ở thế hệ trước 8X. Có phải truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt đang bị mai một và vai trò của người thầy trong xã hội cũng không còn được như xưa?. Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP Hồ Chí Minh) cho biết, người thầy trong xã hội xưa dường như là người duy nhất truyền thụ kiến thức trực tiếp cho trò, người thầy ngày xưa cũng như một người “bề trên”, những lời nói và yêu cầu của thầy được học trò răm rắp nghe theo. Còn người thầy ngày nay, không đơn thuần là truyền thụ kiến thức cho học sinh theo một chiều “thầy giảng, trò nghe” mà người thầy ngày nay là người hướng dẫn, gần gũi với học trò hơn, giúp học trò lĩnh hội được tri thức qua những phương pháp dạy học tích cực. Có thể thấy, dù ở xã hội nào người thầy cũng giữ một vị trí rất quan trọng và truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của người Việt vẫn được gìn giữ cho đến hiện nay.

Bàn về phong tục Tết thầy, thầy Huỳnh Thanh Phú chia sẻ: “Để thể hiện sự tôn kính đối với người thầy, người xưa đã dành ra ngày mồng Ba Tết thầy. Đây là một nét đẹp văn hóa hết sức cao cả, mang một giá trị vô cùng đặc biệt và cho đến bây giờ, nét văn hóa cao đẹp ấy vẫn được các thế hệ học trò lưu giữ và tiếp nối. Tuy nhiên, sự tôn kính, biết ơn của người học trò đối với người thầy cũng được thể hiện theo nhiều hình thức khác để phù hợp với sự phát triển, thay đổi của xã hội. Ngày xưa vì không có phương tiện truyền thông nên học trò phải vượt đường sá xa xôi đến nhà thầy chúc Tết và để đáp lại tấm lòng của người học trò, người thầy cũng phải ngồi chuyện trò với học trò. Còn ngày nay, cùng với sự phát triển phương tiện truyền thông, mạng xã hội, sự trân quý của học trò dành cho người thầy còn thể hiện qua tin nhắn, qua những cuộc điện thoại hay những bức thiệp điện tử chúc Tết, qua mạng xã hội... Điều đó, cũng làm cho những người “đưa đò” cảm thấy ấm lòng trong ngày Xuân”.

Có thể thấy rằng, dẫu “Tết Thầy” thời nay có nhiều thay đổi, nhưng trong tâm thức mỗi người Việt, nhớ về người thầy trong những ngày vui Tết là truyền thống không bao giờ mai một. Giáo sư Phan An, nhà nghiên cứu về văn hóa tộc người - Nhân học, chia sẻ: “Bao nhiêu năm nay, vào những ngày lễ Tết, học trò vẫn đến thăm hỏi và chúc Tết tôi. Tuy học trò không còn đến nhà chúc Tết thầy nhiều như ngày xưa, cũng không còn gói gọn trong ngày mồng Ba mà có thể trước Tết, hoặc sang ngày mồng Bốn, mồng Năm… nhưng truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của người Việt vẫn được gìn giữ và phát huy cho đến thời nay”.

GS Phan An cũng nhìn nhận, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” là nét văn hóa tốt đẹp của người Việt cần được phát huy. Để nét đẹp truyền thống đó tiếp tục được phát huy trong thời đại ngày nay thì đòi hỏi người thầy bên cạnh việc không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội, thì cần phải có một lối sống đạo đức “chuẩn mực”.

Thầy Huỳnh Thành Phú cũng cho rằng, dù thời đại phát triển nhanh, nhưng không vì thế mà bỏ qua những chuẩn mực đạo đức cơ bản của con người. Công nghệ dù có hiện đại bao nhiêu thì vẫn cần phải giữ được giá trị cốt lõi của con người. Trong nhà trường, quan trọng nhất vẫn là mối quan hệ giữa thầy và trò. Thầy thương trò, trò kính thầy thì môi trường đó mới đúng là môi trường giáo dục an lành. Để làm được điều này thì thầy cô trong nhà trường phải thay đổi cách giao tiếp với học sinh, chia sẻ với học sinh bằng chính tình thương của mình, đồng thời trong cuộc sống đối nhân xử thế, người thầy phải là một tấm gương cho các em học tập.

bài liên quan
Nỗi lo ô nhiễm tiếng ồn ngày Tết

Nỗi lo ô nhiễm tiếng ồn ngày Tết

Bên cạnh niềm vui nghỉ ngơi, sum vầy ngày Tết thì nhiều người dân đang phải đối diện với nỗi lo ô nhiễm tiếng ồn từ việc ăn nhậu và hát karaoke ồn ào của một bộ phận cư dân trong dịp này.
Ngày tốt khai trương mở hàng lấy lộc đầu năm Nhâm Dần 2022

Ngày tốt khai trương mở hàng lấy lộc đầu năm Nhâm Dần 2022

Với nhiều người kinh doanh, ngày mở hàng đầu năm rất quan trọng để vận hội hanh thông, làm ăn suôn sẻ, 'đầu xuôi đuôi lọt'.
Phiên chợ Âm Dương: Sinh hoạt văn hóa đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian của Kinh Bắc

Phiên chợ Âm Dương: Sinh hoạt văn hóa đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian của Kinh Bắc

Phiên chợ Âm Dương mở cửa đêm mùng 4, rạng sáng ngày mùng 5 tháng Giêng tại khu phố Xuân Ổ A, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh.
Ả Rập Xê Út vs Việt Nam: Đấu pháp nào cho thầy trò HLV Park Hang-Seo?

Ả Rập Xê Út vs Việt Nam: Đấu pháp nào cho thầy trò HLV Park Hang-Seo?

Bảng B vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á diễn ra lúc 1h ngày 3/9 sẽ là trận đấu giữa Ả Rập Xê Út vs Việt Nam.
Ghê rợn "đám cưới ma" của người Trung Quốc

Ghê rợn "đám cưới ma" của người Trung Quốc

Minh hôn hay còn được biết với tên Âm hôn (đám cưới ma) là một hủ tục ghê rợn của người Trung Quốc cổ đại. Đám cưới này là sự kết duyên giữa hai người đã mất hoặc một người vừa mất và một người... còn sống.
Nhớ hương vị tò ho của núi rừng Tây Bắc

Nhớ hương vị tò ho của núi rừng Tây Bắc

Thảo quả (hay quả tò ho) là một loại gia vị được nhân dân ta dùng cho vào chè lam, chè kho và một số loại bánh kẹo khác để tạo mùi vị thơm ngon cho món ăn. Ngoài ra đây còn là một loại thuốc quý, một thứ đặc sản Sa Pa tỉnh Lào Cai.
Mới nhất
Đọc nhiều
Một buổi thực hành rất thiết thực trong phòng chống tai nạn thương tích tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành

Một buổi thực hành rất thiết thực trong phòng chống tai nạn thương tích tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành

Chiều ngày 19/10, tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành thuộc Trường ĐHSP Hà Nội diễn ra buổi huấn luyện thực hành kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh.
Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Do những vi phạm liên quan đến lĩnh vực thuế, Tập đoàn Hà Đô bị Tổng cục Thuế ra quyết định xử phạt 4,49 tỷ đồng đồng.
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1212/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tin bài khác
Bắc Giang: Tuyên án Chung thân đối với giáo viên mầm non lừa đảo chiếm đoạt hơn 83,2 tỷ đồng

Bắc Giang: Tuyên án Chung thân đối với giáo viên mầm non lừa đảo chiếm đoạt hơn 83,2 tỷ đồng

TAND tỉnh Bắc Giang vừa mở phiên tòa xét xử, tuyên án chung thân đối với bị cáo Nguyễn Thị Huế (SN 1983), trú tại thôn Dĩnh Tân, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Cao Bằng: Tham ô tài sản của doanh nghiệp xăng dầu, 3 bị cáo lĩnh án 40 năm tù

Cao Bằng: Tham ô tài sản của doanh nghiệp xăng dầu, 3 bị cáo lĩnh án 40 năm tù

Lợi dụng việc được giao quản lý cửa hàng xăng dầu, nhóm đối tượng đã tham ô hàng tỷ đồng tiền của doanh nghiệp.
Miếng đất “xẻ” tình bằng hữu!

Miếng đất “xẻ” tình bằng hữu!

Hai người đàn ông tình thân như thủ túc bỗng chốc chỉ vì món lợi vật chất mà tình cảm sứt mẻ, đưa nhau thưa kiện tại tòa. Kết quả thì ai cũng đạt được mục đích nhưng không nụ cười chiến thắng nào nở trên môi vì họ mãi mãi mất đi một người bạn, một mối bang giao nhiều năm vun đắp không tiền bạc nào mua được.
Hoãn phiên xử vụ án á khôi bị sát hại rồi phân xác phi tang

Hoãn phiên xử vụ án á khôi bị sát hại rồi phân xác phi tang

Do thiếu người đại diện của người bị hại, phiên toà sơ thẩm xử vụ án cô gái trẻ từng là á khôi bị sát hại rồi phân xác phi tang phải tạm hoãn.
Tham ô tài sản, cựu kế toán trưởng Viện vệ sinh dịch tễ TW nhận án tử hình

Tham ô tài sản, cựu kế toán trưởng Viện vệ sinh dịch tễ TW nhận án tử hình

Trong phiên xét xử ngày 23/9, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hoàng (SN 1971, cựu Trưởng phòng Tài chính – Kế toán, Kế toán trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) mức án tử hình về tội 'Tham ô tài sản'.
Cựu Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ bị phạt 3 năm tù vì gây thiệt hại gần 40 tỷ đồng

Cựu Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ bị phạt 3 năm tù vì gây thiệt hại gần 40 tỷ đồng

Ngày 23/9, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" với 2 bị cáo nguyên Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ và nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.
Vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Phú Yên: Các bị hại đều bãi nại

Vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Phú Yên: Các bị hại đều bãi nại

Ngày 12/01/2024, TAND tỉnh Phú Yên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Nguyễn Xuân Châu, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Việt Thành (Cty Việt Thành - phường Tân Phong, quận 7, TP.Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, bản án sơ thẩm ngay sau đó, đã bị kháng cáo.
Vụ “Gây rối trật tự công cộng” ở Nhà máy gạch Long Thành Bỉm Sơn: Trả hồ sơ vụ án để điều tra lại

Vụ “Gây rối trật tự công cộng” ở Nhà máy gạch Long Thành Bỉm Sơn: Trả hồ sơ vụ án để điều tra lại

HĐXX toà án nhân dân thị xã Bỉm Sơn (tỉnh Thanh Hoá) quyết định trả hồ sơ vụ án "Gây rối trật tự công cộng" xảy ra ở nhà máy gạch Long Thành để điều tra lại.
Vụ “Gây rối trật tự công cộng” ở Nhà máy gạch Long Thành Bỉm Sơn, có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án

Vụ “Gây rối trật tự công cộng” ở Nhà máy gạch Long Thành Bỉm Sơn, có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án

Các Luật sư đã đề nghị Hội đồng xét xử dừng phiên toà, làm rõ dấu hiệu xâm phạm hoạt động tư pháp, làm sai lệch hồ sơ vụ án nêu trên để đảm bảo việc xét xử diễn ra công tâm, khách quan, toàn diện trong vụ án “Gây rối trật tự công cộng” ở Nhà máy gạch Long Thành Bỉm Sơn.
Lĩnh 8 năm tù vì mang dao sang hàng xóm tìm chìa khóa

Lĩnh 8 năm tù vì mang dao sang hàng xóm tìm chìa khóa

Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Kạn vừa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Ma Thế Hồ (SN 1979, trú tại thôn Nà Giảo, xã Yến Dương, huyện Ba Bể) về tội "Giết người”, do mang dao đi tìm chìa khóa.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.