Nhằm chia sẻ, hỗ trợ phụ huynh, học sinh (HS) trong lúc khó khăn do dịch bệnh COVID-19, nhiều địa phương đồng loạt miễn, giảm học phí cho HS với mức từ 50% đến 100%.
Dịch COVID-19 ảnh hưởng tới HS trên toàn quốc, ngành Giáo dục đã chuẩn bị các kịch bản để thích ứng và trong khó khăn, tinh thần “lá lành đùm lá rách” luôn được phát huy để dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em.
Nhiều địa phương quyết định dành hàng chục tỷ đồng từ ngân sách hỗ trợ học phí 50% hoặc 100% cho HS trong năm học mới 2021 - 2022.
Chia sẻ khó khăn với phụ huynh, học sinh
Đến nay, nhiều tỉnh/TP đã miễn, giảm cho HS từ mức 50% đếm 100% học phí năm học 2021 - 2022 cho trẻ mầm non, HS THCS, THPT trường công lập và ngoài công lập nhằm chia sẻ khó khăn, hỗ trợ HS và phụ huynh trong tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp.
Học sinh học trực tuyến tại nhà. Ảnh: Dương Xuân Khiêm
Cụ thể, tại Hà Nội, trong năm học này, miễn giảm 50% học phí cả năm cho HS các cấp với tổng kinh phí lên tới 900 tỷ đồng. Ở học kỳ II, nếu dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, ngành sẽ tiếp tục tham mưu để có thể miễn giảm 100% học phí cho người học.
Tỉnh Bắc Ninh quyết định mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, giáo dục thường xuyên (hệ THPT) công lập năm học 2021 - 2022 áp dụng như năm học trước.
Tại Quảng Bình, Thường trực Tỉnh ủy thống nhất chủ trương giảm 100% học phí học kỳ 1, năm học 2021 - 2022 cho toàn bộ HS với bậc học mầm non và HS phổ thông công lập, giáo dục thường xuyên trên toàn tỉnh.
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất gửi HĐND tỉnh xem xét hỗ trợ 100% học kỳ I năm học 2021-2022 cho trẻ mầm non và HS phổ thông trên địa bàn. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện là hơn 51,1 tỷ đồng từ nguồn thu ngân sách năm 2021. Ngoài ra, 5 địa phương quyết định miễn một nửa hoặc hoàn toàn học phí cho toàn bộ HS. Trong đó, Hà Nội miễn 50% học phí năm học 2021 - 2022 và TP HCM miễn 100% học phí học kỳ I.
UBND TP HCM chấp thuận chủ trương xây dựng cơ chế hỗ trợ 100% học phí học kỳ 1 năm học 2021 - 2022 đối với toàn bộ trẻ mầm non, HS các trường phổ thông công lập và ngoài công lập trên địa bàn TP do ảnh hưởng của dịch COVID-19 (trừ các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài).
Chính phủ đã ban hành Nghị định về cơ chế thu, quản lý học phí với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; Giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.Nghị định hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2021.
Nghị định nêu rõ, khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng do cơ quan thẩm quyền công bố, tùy theo mức độ và phạm vi thiệt hại, UBND cấp tỉnh trình HĐND cấp tỉnh xem xét, quyết định không thu học phí trong thời hạn nhất định đối với trẻ em học mẫu giáo và HS phổ thông công lập, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông thuộc vùng bị thiên tai, dịch bệnh, vùng xảy ra các sự kiện bất khả kháng.
Nghị định áp dụng đối với trẻ em mầm non, HS, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh (gọi chung là người học) đang học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Thách thức với đội ngũ giáo viên
Đại dịch COVID-19 bùng phát đã gây ra sự trì hoãn “không thời hạn” cho ngành Giáo dục, nhiều địa phương phải triển khai hình thức dạy, học online nhưng chỉ là giải pháp tạm thời. Đây không chỉ là sự lo lắng, trăn trở của các bậc phụ huynh mà còn là thách thức với ngành Giáo dục.
Ảnh minh họa.
Trước thách thức của một năm học mới với hình thức học trực tuyến (online), làm sao để trò dễ dàng tiếp nhận kiến thức là điều cấp thiết. Thay vì HS sẽ tiếp thu bài giảng một cách thụ động như trước, giáo viên chỉ giao cho HS tự tìm hiểu kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ học tập do giáo viên đặt ra. Vì vậy, HS sẽ tự chủ động hơn trong quá trình tiếp cận kiến thức. Tuy nhiên, HS cũng gặp nhiều khó khăn khi chưa có đủ điều kiện học tập như đường truyền, máy tính..
Chuyển việc dạy và học từ môi trường truyền thống sang môi trường số hóa là vấn đề cần quan tâm. Triển khai dạy học trực tuyến, không chỉ giáo viên (GV) cần thay đổi để thích ứng mà công tác quản lý, chỉ đạo trong nhà trường cũng phải đổi mới, sát sao và đồng hành cùng đội ngũ.Triển khai dạy học trực tuyến, lãnh đạo nhà trường, đặc biệt hiệu trưởng đóng vai trò “đầu tàu”, quyết định phương án, kịch bản dạy học phù hợp với điều kiện thực tế từng trường. Hoạt động chuyên môn hiệu quả hay không, có phần quan trọng từ sự chỉ đạo, sắp xếp, điều tiết của lãnh đạo nhà trường.
Theo nhiều chuyên gia, năm học mới với những khó khăn chung của toàn xã hội, những chủ trương và chính sách của ngành Giáo dục sẽ phần nào giảm áp lực, căng thẳng cho mỗi gia đình.
Tại tỉnh Vĩnh Long, theo lãnh đạo Sở GD&ĐT, HS được hỗ trợ học tập tại nhà qua 2 hình thức chủ yếu là dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình. HS không có điều kiện học trực tuyến sẽ được thầy cô liên hệ gửi tài liệu và hướng dẫn học tập tại nhà.. Các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả việc tổ chức dạy học linh hoạt, thích ứng với tình hình dịch bệnh. Nếu lãnh đạo, giáo viên các cơ sở tâm huyết, trách nhiệm và linh hoạt, sáng tạo trong quá trình triển khai chắc chắn sẽ thành công.
Năm học 2021 - 2022, hơn 1,7 triệu HS tại TP HCM. Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT TP HCM, phần mềm không đánh giá trình độ HS cũng như không tạo ra nội dung kiến thức. Nếu GV áp dụng công nghệ không đúng cách hoặc người học không chuẩn bị điều kiện kỹ thuật thì có thể ảnh hưởng đến kết quả đầu ra. Trong khi đó, yếu tố quản lý có thể được giải quyết dễ dàng bằng công nghệ dữ liệu.
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành. Ảnh: Bộ GD&ĐT
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT, từ ngày 21 - 30/9, Bộ tổ chức 5 khoá tập huấn trực tuyến về tổ chức dạy học trực tuyến cho gần 9.000 cán bộ, giáo viên cấp THCS và THPT của 63 tỉnh/TP.
Một trong những lưu ý quan trọng về dạy học trực tuyến mà các chuyên gia nhấn mạnh trong các buổi tập huấn là GV, nhà trường cần tránh việc “bê” nguyên thời khóa biểu, giáo án dạy trực tiếp sang dạy trực tuyến. Vì điều này sẽ khiến HS phải ngồi học quá lâu trước máy do thời khóa biểu dày đặc, bài học nhàm chán khiến người học căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra, một lỗi thường gặp khác là khi vào giờ học, giáo viên mới bắt đầu giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập hoặc dành cả tiếng để giảng lại phần lý thuyết trong sách giáo khoa, điều này khiến HS không hứng thú với giờ học.
Tối 28/9, Bộ còn tổ chức chuỗi hội thảo “Bí quyết nâng cao hiệu quả giảng dạy trực tuyến thời 4.0” do Hệ thống Giáo dục HOCMAI tổ chức cũng chính thức khởi động. Cô Dương Thị Thu Hà (GV trường THPT Lê Lợi, quận Hà Đông, Hà Nội, đồng thời là GV của HOCMAI), qua 2 năm chống chọi với dịch bệnh, việc dạy và học trực tuyến vẫn đang là thách thức lớn cho ngành giáo dục. Không ít GV vẫn có quan niệm dạy học trực tuyến chỉ là giải pháp tạm thời, mà không phải là công việc diễn ra thường xuyên, nên dành ít tâm huyết cho việc xây dựng bài giảng phục vụ cho dạy học trực tuyến.
Cô Hà và các GV của HOCMAI đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm và cung cấp các phương pháp, kỹ năng giúp giáo viên chuẩn bị giáo án, kỹ năng thuyết trình, quản lý lớp học trực tuyến... nhằm tạo nên những giờ học hiệu quả.
Ngày 24/3, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn số 1239/BGDĐT-QLCL về hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 gửi các Sở GD&ĐT; Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng.
Cuộc đời mỗi người có những cột mốc không thể xóa nhòa, những ký ức khắc sâu vào tim như vết sẹo không bao giờ lành. Với tôi, đó là cái năm mà đại dịch bùng phát – năm mà tôi mất mẹ.
Trên cơ sở các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về GD&ĐT, năm 2024, Bộ GD&ĐT tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm.
Theo Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT, học sinh Việt Nam lần đầu tiên tham dự vòng Chung kết kỳ thi Olympic Dự án Hóa học năm 2024 tổ chức tại trường Đại học Quốc gia Moscow, Liên bang Nga và đạt giải thưởng cao.
Trước những diễn biến, hoạt động tinh vi của loại hình tội phạm ma tuý, cơ quan chức năng Công an TP Hà Nội đã đưa ra những cảnh báo về loại tội phạm này.
Sân bay quốc tế Long Thành không chỉ là một công trình hạ tầng giao thông quy mô quốc gia mà còn là nhân tố quan trọng đang tái định hình toàn bộ không gian phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ.
Trong không khí hào hùng cùng cả nước tổ chức các hoạt động hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ngày 19/4, tỉnh Cà Mau và Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV) long trọng tổ chức lễ bàn giao mặt bằng và động
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) yêu cầu việc số hoá trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu phải hoàn thành trước ngày 30/4/2025.
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.