Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

“Mẹ ơi, con không muốn tới trường học nữa!”

Hình sự & tố tụng hình sự
20/09/2020 09:00
Thùy Duương
aa
“Mẹ ơi, con không muốn tới trường học nữa. Con chỉ sợ đến trường, các bạn lại chửi bới, đánh đập con”; “Mỗi khi con ngủ, con lại nhớ tới cảnh các bạn xúm lại đánh vào mặt con, nện vào đầu con, đạp vào người con rất đau đớn. Con hoảng loạn và sợ hãi lắm!”. “Trường học đối với con nó là địa ngục” … Đó là tâm trạng sợ hãi, bi quan, chán chường của một số nạn nhân là học sinh bị bạo lực học đường.


Anh163.

Ảnh minh họa

Những “côn đồ nhí” đánh đập dã man bạn học

Chiều tối ngày 20/8/2020, mạng xã hội xôn xao trước clip quay lại cảnh 1 nữ sinh đang hành hung bạn. Không rõ giữa hai bên xảy ra mâu thuẫn gì mà cô bé mặc áo trắng xông vào đánh bạn túi bụi, ghì người xuống đất và liên tục tát tai, dập đầu nạn nhân xuống nền đất cứng. Cô bé bị đánh không thể phản kháng và chỉ biết cố gắng vùng vẫy.

Đoạn clip kết thúc với cảnh thủ phạm hốt hoảng khi nạn nhân bị chảy máu tai. Được biết, sự việc xảy ra tại phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội. Điều khiến tất cả mọi người đều bức xúc đó là trong khi vụ xô xát xảy ra, rất nhiều bạn bè của cô bé áo trắng có mặt ở hiện trường nhưng không một ai ngăn cản, trái lại còn hò reo thích thú.

Trong clip nhiều lần có tiếng cười hả hê xen lẫn và những lời lẽ khích bác... Không ít cư dân mạng sau khi xem được clip đã bàng hoàng xen lẫn phẫn nộ. Đặc biệt là các bậc phụ huynh không khỏi xót xa khi nghĩ đến cảnh con em mình cũng có thể gặp phải trường hợp bạo lực như này.

Trước đó, ngày 15/6/2020, TX.Đông Triều (Quảng Ninh), tại địa phương xảy ra vụ việc một nhóm nữ sinh hành hung, lột quần áo của một nữ sinh khác. Khi sự việc xảy ra, một số nam sinh đã dùng điện thoại quay lại cảnh đánh nhau và phát tán trên mạng xã hội.

Cũng trong tháng 6/2020, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh hai nữ sinh bị bạn cùng lớp đánh dã man ngoài cổng trường. Theo clip, ngày 9/6, hai em học sinh nữ mặc áo thể dục dùng tay nắm tóc, đánh hai nữ sinh khác dữ dội.

Trong đó, một nữ sinh liên tiếp đập đầu bạn xuống nền gạch trước sự chứng kiến của nhiều người. Thấy vậy, những học sinh đứng cạnh chạy đến can ngăn thì các em mới chịu dừng tay. Sự việc cho là xảy ra phía ngoài trường THCS Đoàn Thị Điểm, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Ngày 19/5, do có mâu thuẫn cá nhân từ trước cùng với việc xích mích bán đồ online, nhóm nữ sinh đã hẹn em Hồ Thị N, H, Trường THCS Kỳ Khang (đều thuộc huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) ra bãi đất trống để nói chuyện. Thế nhưng, sau khi hẹn được Hà đến, lập tức nhóm 5 nữ sinh này bắt Hà quỳ gối, rồi liên tục văng tục, có những lời nói khiếm nhã, miệt thị nạn nhân.

Nhóm 5 nữ sinh này còn thay nhau dùng tay liên tiếp tát thẳng vào mặt và dùng chân đạp vào người em Hà. Thậm chí, trong quá trình tát nạn nhân, nhóm này còn cười cợt, dùng điện thoại quay lại hình ảnh, sau đó gửi clip lên nhóm riêng. Clip này sau đó bị đưa lên mạng xã hội.

Vào chiều ngày 5/3, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện một đoạn clip dài gần 1 phút, ghi lại cảnh một nữ sinh vai đang đeo cặp bị một nữ sinh khác đánh đập dã man. Qua đoạn clip cho thấy, nữ sinh mặc áo đen đã dùng tay tát, dùng chân đạp liên tiếp vào mặt, đầu nữ sinh mặc áo trắng, vừa hành hung, nữ sinh áo đen còn lăng mạ rất thậm tệ.

Nữ sinh bị đánh chỉ biết ngồi lấy tay ôm mặt chịu đòn. Trong quá trình diễn ra vụ việc, có một số nữ sinh vây quanh chứng kiến chỉ đứng nhìn hoặc can ngăn rất hời hợt. Nhóm nữ sinh đánh và bị đánh trong clip được xác định học tại Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Việc bị va đập đầu mạnh có lẽ đã khiến cô bé bị chấn thương vùng đầu vì các bạn ở ngoài cảnh báo “chảy máu tai kìa”. Không chỉ vậy, cô bé còn có thể gặp phải những chấn thương về mặt tâm lý.

Bình quân 5 vụ bạo lực học đường/ngày

Sự gia tăng chóng mặt của bạo lực học đường phần nào phản ánh sự xuống cấp nghiêm trọng của các giá trị đạo đức xã hội. Hơn 1600 vụ học sinh đánh nhau hàng năm, bình quân 5 vụ/ngày, trong 11.000 học sinh đang đi học thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau. Những con số khủng khiếp này có thể chưa phản ánh đầy đủ và chân thực nhất về thực trạng bạo lực học đường hiện nay.

Theo thống kê của UNESCO, tỉ lệ trẻ em và vị thành niên là nạn nhân của bạo lực học đường hàng năm lên đến gần 250 triệu người trên toàn thế giới. Khảo sát trên 5 quốc gia là Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Pakistan và Nepal cho thấy cứ 10 học sinh thì có 7 em từng trải nghiệm bạo lực học đường. Việt Nam đứng thứ hai với 71%.

73% học sinh gặp bạo lực tinh thần như mắng, chửi, đe doạ, bắt phạt, đặt điều, sỉ nhục; Bạo lực thể chất như tát, đá, xô đẩy, kéo tóc, bạt tai, đánh đập… chiếm tới 41%.

Nhìn vào con số trên, có thể thấy tình trạng bạo lực học đường trở thành nỗi ám ảnh, học sinh giờ giải quyết mâu thuẫn bằng nắm đấm.

Các “côn đồ nhí” dùng mọi cách để triệt hạ bạn mình phải chịu nhục vì đã có hành động “hỗn xược”, “nhìn đểu”, “liếc lườm” hay không nghe sự sai khiến của mình.

Đau lòng hơn, chứng kiến các vụ bạo lực học đường tàn bạo ấy, đa số các bạn học hay người đi đường đều không can ngăn, lại còn xì xầm bàn tán, đáng sợ hơn, có nơi còn hò reo, vỗ tay tán thưởng… mà không báo cho công an, cô giáo hay người có trách nhiệm. Sự việc càng nghiêm trọng hơn khi chính cả nạn nhân cũng không dám nói ra sự thật vì lời hăm dọa “sẽ bị đánh tiếp nếu khai ra sự việc”.

Ngoài bạo lực thể xác, các nạn nhân còn bị bạo lực về tinh thần: Bạo lực tinh thần: châm chọc, giễu cợt, nguyền rủa, dùng từ ngữ cay nghiệt, lời nói thô tục, nói xấu/tung tin đồn nhảm…giữa các học sinh tại học đường.

Bạo lực tình dục: cưỡng hiếp và quấy rối tình dục (đụng chạm vào phần nhạy cảm trên cơ thể, cởi, kéo, giật váy/áo/quần, gạ gẫm quan hệ tình dục, cưỡng hiếp)... nạn nhân; Bạo lực kinh tế: trấn lột tiền hoặc đồ vật, phá hoại đồ đạc giữa các học sinh với nhau; Bạo lực qua mạng/internet: Sử dụng các thiết bị điện thoại di động/internet, trang mạng xã hội để hăm dọa, nói xấu, dựng chuyện, phát tán các hình ảnh hoặc video nhằm tổn hại danh dự cá nhân của nạn nhân.

Bị bạo lực học đường, các nạn nhân tâm lý hoảng loạn, sợ hãi, lo âu, bất an, uất ức và bị ám ảnh là những trạng thái phổ biến mà hầu hết các em học sinh bị bạo lực đã phải trải qua. Các em học sinh là nạn nhân thường có những biểu hiện rối nhiễu hành vi, mất tự tin, lo sợ khi đến trường dẫn đến lầm lì, ít nói, luôn ở trong trạng thái lo lắng, ngại tiếp xúc với mọi người… dẫn đến sức học giảm sút, sợ đến trường, thậm chí bỏ học. Có em trở nên trầm cảm, tự ti, lo sợ và có những trường hợp đã tìm đến cái chết để giải thoát chính mình.

Nguyên nhân mang tính xã hội của bạo lực học đường được ghi nhận ở mối liên hệ với sự phổ biến của các hành vi bạo lực trong xã hội, sự phát triển của internet và các trang mạng xã hội, sự phổ biến của các trò chơi/game trực tuyến mang tính bạo lực, các phim ảnh, sách báo mang tính bạo lực… Ngoài ra, sự buông lỏng cách quản lý con cái, hay là “tấm gương tối” phản chiếu cho các con của một số bậc phụ huynh cũng gây nên vấn nạn “côn đồ nhí” ngày một gia tăng.

Những quy định về đánh giá hạnh kiểm, xử lý kỷ luật học sinh trong trường học của Bộ Giáo dục và Đào tạo không còn theo kịp với những thay đổi của thế hệ trẻ ngày hôm nay. Rõ ràng, hành động này không phải là sự bộc phát nhất thời, mà phải là một thói quen đã có từ lâu. Bên cạnh đó, hình thức xử lý kỷ luật của Bộ Giáo dục đối với những trường hợp này chỉ là đuổi học (một tuần, một tháng, một năm).

Đáng chú ý hơn, tháng 9 năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa công bố dự thảo thông tư mới quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh phổ thông để lấy ý kiến rộng rãi. Thông tư này dự kiến thay thế Thông tư 08/TT của Bộ này ban hành từ năm 1988.

Theo đó, thay vì phê bình học sinh trước lớp, trước trường khi mắc lỗi, dự thảo thông tư mới yêu cầu không sử dụng các hình thức phê bình, kỷ luật, xử phạt mang tính bạo lực, xúc phạm nhân phẩm, ảnh hưởng xấu đến thể chất và tinh thần của học sinh, đồng thời đưa ra các biện pháp được coi là “kỷ luật tích cực” với từng học sinh.

Học sinh hư, gây bạo lực với bạn bè không bị đuổi học mà chỉ bị “tạm dừng học tập” trong khoảng thời gian 1 học kỳ. Những học sinh vi phạm lần đầu nhưng ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng như: Đánh nhau có tổ chức, sử dụng hung khí, vũ khí gây thương tích nặng cho người khác; xâm phạm nhân phẩm, thân thể của giáo viên, cán bộ, nhân viên, học sinh khác của nhà trường hoặc có những hành vi vi phạm khác có tính chất và mức độ tác hại tương đương nhưng chưa đến mức bị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật cũng chịu mức kỷ luật “tạm dừng học tập”.

Có thể thấy, hình thức xử lý này có thể thấy gần như chẳng ảnh hưởng gì đến suy nghĩ của các em cả, đôi lúc các em còn xem đó như một “kỳ nghỉ vui vẻ”, để rồi sau đó khi các em quay lại trường thì gánh nặng lấp lỗ hổng kiến thức lại chất lên vai giáo viên. Nhiều người lo ngại, việc làm này khó giải quyết triệt để mà chỉ mang tính tạm thời và có thể lại diễn ra với các vụ bạo lực tàn bạo, nghiêm trọng hơn?!!

bài liên quan
Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm  linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên vừa phát hiện tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Tại Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính, cơ quan soạn thảo đã đề xuất quy định người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.
Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT phải ít tốn kém cho thí sinh, gia đình và xã hội

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT phải ít tốn kém cho thí sinh, gia đình và xã hội

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 37/CT-TTg ngày 7/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025.
Mới nhất
Đọc nhiều
Một buổi thực hành rất thiết thực trong phòng chống tai nạn thương tích tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành

Một buổi thực hành rất thiết thực trong phòng chống tai nạn thương tích tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành

Chiều ngày 19/10, tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành thuộc Trường ĐHSP Hà Nội diễn ra buổi huấn luyện thực hành kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh.
Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Do những vi phạm liên quan đến lĩnh vực thuế, Tập đoàn Hà Đô bị Tổng cục Thuế ra quyết định xử phạt 4,49 tỷ đồng đồng.
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1212/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tin bài khác
Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Do những vi phạm liên quan đến lĩnh vực thuế, Tập đoàn Hà Đô bị Tổng cục Thuế ra quyết định xử phạt 4,49 tỷ đồng đồng.
Bắt giữ nghi phạm giết người, cướp tài sản phi tang thi thể nạn nhân xuống mương nước

Bắt giữ nghi phạm giết người, cướp tài sản phi tang thi thể nạn nhân xuống mương nước

Sau khi gây án, Huỳnh Trung Quân đã lấy tiền, trang sức và điện thoại của nạn nhân, sau đó phi tang thi thể xuống mương nước và về nhà người thân ẩn náu thì bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Bắt giữ đối tượng cho vay nặng lãi 730%/năm

Bắt giữ đối tượng cho vay nặng lãi 730%/năm

Mức lãi suất Ngân đưa ra khi cho vay nặng lãi là từ 15% đến 20% trên số tiền vay, tương ứng với mức lãi suất cao nhất là 730%/năm.
Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Nguyễn Trọng Khỏe đăng tải trên trang mạng xã hội facebook, zalo cá nhân các bài viết, hình ảnh hoạt động tuyển dụng, đưa người Việt Nam đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản và một số nước châu âu theo diện du học sinh, kỹ sư...
Đốt pháo trong đám cưới, 5 người ở Nghệ An bị tạm giữ hình sự

Đốt pháo trong đám cưới, 5 người ở Nghệ An bị tạm giữ hình sự

Thông qua mạng xã hội Facebook, Công an thị xã Hoàng Mai phát hiện tại nhà Nguyễn Đình Lương (sinh năm 1971), trú tại phường Quỳnh Xuân (thị xã Hoàng Mai - Nghệ An) diễn ra việc đốt pháo nổ trong quá trình tổ chức đám cưới.
Phát hiện du khách giấu 7kg kim loại nghi vàng ở sân bay Nội Bài

Phát hiện du khách giấu 7kg kim loại nghi vàng ở sân bay Nội Bài

Tại khu vực kiểm tra, nam hành khách đã lấy ra trong người 7 miếng kim loại màu vàng, nghi là vàng, trong đó 5 miếng để xung quanh cạp quần và 2 miếng để trong đế giày.
Đề nghị truy tố cựu nhân viên TPBank

Đề nghị truy tố cựu nhân viên TPBank 'rút ruột' 246 lượng vàng SJC để đầu tư tiền ảo

Được giao nhiệm vụ quản lý tài sản của TPBank, Nguyễn Văn Linh nhận thấy vàng của ngân hàng chỉ được kiểm tra 2 lần/năm nên đã chiếm đoạt 246 lượng vàng SJC rồi đem bán lấy tiền đầu tư mua tiền ảo USDT, ngoại hối (Forex), xổ số Vietlott...
Quảng Bình: Điều tra vụ nữ sinh lớp 10 bị xâm hại sau cuộc nhậu

Quảng Bình: Điều tra vụ nữ sinh lớp 10 bị xâm hại sau cuộc nhậu

Sau cuộc ăn nhậu, lợi dụng nữ sinh trong tình trạng say xỉn, các nghi phạm đã đưa nữ sinh vào nhà nghỉ và thực hiện hành vi đồi bại.
Đắk Nông: Bóc gỡ đường dây vận chuyển ma túy từ Lào về Việt Nam

Đắk Nông: Bóc gỡ đường dây vận chuyển ma túy từ Lào về Việt Nam

Ba đối tượng thống nhất lập đường dây vận chuyển, mua bán ma túy từ Lào về Sơn La rồi chuyển vào Đắk Nông tiêu thụ.
Người được tha tù trước hạn có quyền đề nghị rút ngắn thời gian thử thách?

Người được tha tù trước hạn có quyền đề nghị rút ngắn thời gian thử thách?

Dự thảo Luật Thi hành án hình sự nêu, người được tha tù trước hạn có điều kiện được đề nghị rút ngắn thời gian thử thách.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.