Không quá khi nói rằng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ là "cỗ máy in tiền" của Phương Thành Tranconsin. Trong giai đoạn 2016-2019, dự án BOT ở cửa ngõ phía nam Thủ đô đều đặn thu về hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm.
Là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, chặng đường phát triển của CTCP Đầu tư và Xây dựng Giao thông Phương Thành (Phương Thành Tranconsin) mang đậm dấu ấn của doanh nhân Phạm Văn Khôi (SN 1967) - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật.
Nhắc đến Phương Thành Tranconsin là nói tới một doanh nghiệp khẳng định tên tuổi ở các dự án cầu đường lớn như: Nâng cấp, sửa chữa QL37 Bắc Giang - Thái Nguyên; QL 38 Hải Dương – Cầu Tràng; Quản Lộ – Phụng Hiệp; Gói 6 tuyến N2 Long An; Dự án QL1 đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ; Đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai; Dự án 53.1 Trà Vinh; QL91 Châu Đốc; Dự án Xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình; Dự án Mở rộng QL1 Đoạn Mỹ Thuận – Cần Thơ; Dự án cải tạo, nâng cấp QL6 đoạn Tuần Giáo - Lai Châu…
Tại đại dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, Phương Thành Tranconsin cũng góp mặt tại nhiều gói thầu, cụ thể, liên danh cùng CTCP Tập đoàn Cienco4 trúng gói thầu số 2-XL, dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Phan Thiết - Dầu Giây (giá trúng thầu 1.910,6 tỷ đồng); liên danh cùng Tổng công ty xây dựng Trường Sơn – CTCP Tập đoàn Trường Thịnh trúng gói thầu số 13-XL dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 (giá trúng thầu gần 1.256,2 tỷ đồng).
Không chỉ dừng lại ở vai trò nhà thầu, doanh nghiệp của ông Phạm Văn Khôi cũng đầu tư lớn vào lĩnh vực BOT, khi sở hữu cổ phần lớn tại các doanh nghiệp dự án như CTCP BOT Cầu Bạch Đằng - dự án BOT xây dựng Cầu Bạch Đằng – Quảng Ninh, CTCP BOT Pháp Vân Cầu Giẽ - doanh nghiệp dự án cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, CTCP BOT Biên Cương (đã giảm tỷ lệ sở hữu xuống 0,01%) – doanh nghiệp dự án cao tốc Hạ Long – Vân Đồn.
Ngoài ra, Phương Thành Tranconsin còn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục với công ty thành viên là CTCP Giáo dục & Đào tạo Poki Tân Á Châu; lĩnh vực khai thác mỏ khi sở hữu Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư Xây dựng Khai thác mỏ Thuận Phát - chủ sở hữu mỏ đá Phú Mãn 2 (thuộc xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội). Khu mỏ có diện tích 23,5 ha, trữ lượng 5 triệu m3 đá Bazan xanh cường độ 1200Kg/cm2 trở lên. Sản phẩm của mỏ đá Phú Mãn 2 được Phương Thành Tranconsin lựa chọn sử dụng tại nhiều dự án cao tốc lớn như: Cao tốc Hải Phòng - Hạ Long, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn;
Lĩnh vực tư vấn thiết kế, thí nghiệm công trình xây dựng với Công ty TNHH Một thành viên Tư vấn xây dựng – TCI (thành lập ngày 27/01/2005). Công ty đã tham gia tư vấn, khảo sát, thiết kế, thí nghiệm nhiều dự án, công trình trọng điểm của ngành giao thông vận tải như: Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ (Giai đoạn 1, 2), cầu Bạch Đằng, cao tốc Hạ Long –Vân Đồn, cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, cao tốc Long Thành – Dầu Giây, dự án Cao Lãnh – Vàm Cống…
Ngoài ra, đó còn là CTCP Xây dựng giao thông 18 – đơn vị này từng mua hồ sơ mời thầu một gói thuộc đại dự án tuyến thuộc đại dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020. Tuy vậy, công ty này không tham gia thi công gói thầu nào tại dự án này.
Một cái tên nổi bật khác phải kể đến là CTCP Đầu tư phát triển hạ tầng Nguyên Minh. Theo tìm hiểu, đơn vị này từng liên danh cùng chính Phương Thành Tranconsin - Công ty TNHH Nhạc Sơn - Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập trúng sơ tuyển dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam, đoạn Nha Trang – Cam Lâm. Dù vậy, nhà đầu tư sau đó trúng thầu dự án này là Tập đoàn Sơn Hải.
Liên danh Phương Thành Tranconsin - Nguyên Minh hiện còn là nhà đầu tư đề xuất xây dựng cầu Mễ Sở qua Sông Hồng dài 13,8km, vốn đầu tư 4.881 tỷ đồng.
Phương Thành Tranconsin làm ăn thế nào?
Vào giữa năm 2018, giới đầu tư xôn xao trước thông tin Phương Thành Tranconsin đứng đầu danh sách nợ thuế của Cục thuế Hà Nội với dư nợ lên tới 27,4 tỷ đồng. Thông tin này gây bất ngờ bởi Phương Thành trước nay là doanh nghiệp hàng đầu, có uy tín cao trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng cầu đường.
Trao đổi với Nhadautu.vn khi đó, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Phương Thành Tranconsin Phạm Văn Khôi cho biết do tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, trong khi công tác giải ngân chậm dẫn đến dòng tiền thu về chậm, là nguyên nhân dẫn đến nợ thuế. Ông chủ Phương Thành Tranconsin khẳng định doanh nghiệp này không thua lỗ, khó khăn như đồn đoán. Riêng năm 2017, Phương Thành có lợi nhuận trước thuế 262 tỷ đồng.
Theo dữ liệu của Nhadautu.vn, tính trong giai đoạn 2016-2019, doanh thu của Phương Thành Tranconsin tăng liên tục trong 3 năm đầu, đạt đỉnh 1.739,9 tỷ đồng năm 2018, trước khi giảm mạnh hơn 50% về 847,7 tỷ đồng năm 2019. Tương tự, lãi sau thuế ở mức cao nhất 265,3 tỷ đồng năm 2019 rồi giảm mạnh về 38,5 tỷ đồng năm 2019.
Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của Phương Thành Tranconsin là 1.896,5 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 961,4 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu là 0,97, là tỷ lệ khá an toàn so sánh với mặt bằng chung các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng.
Ở diễn biến đáng chú ý, ROE (lãi sau thuế/ vốn chủ sở hữu) của Phương Thành các năm 2017-2018 ở mức khá cao, từ 26-29%, tuy nhiên đột ngột giảm mạnh về còn 4% trong năm 2019.
Tuy nhiên, lưu ý là kết quả này chưa được hợp nhất với các đơn vị thành viên, mà nổi bật nhất là CTCP BOT Pháp Vân Cầu Giẽ - chủ đầu tư dự án cao tốc cùng tên.
Phương Thành Tranconsin là cổ đông sáng lập, nắm giữ 17% cổ phần dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, trong khi Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1 (Cienco1) có 18% và CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Minh Phát sở hữu quá bán 65%.
Tuy nhiên, như đã đề cập, các bên từng thoả thuận để Phương Thành nhận lại số cổ phần của cả Cienco1 lẫn Minh Phát để trở thành chủ sở hữu duy nhất của dự án. Dù vậy, Cienco1 vào tháng 8 năm ngoái đã huỷ hợp đồng bán vốn này. Hiện nay, ông Phạm Văn Khôi là Tổng giám đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật của BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Đoạn cao tốc Pháp Vân Cầu Giẽ, nên biết, là dự án BOT có hiệu quả bậc nhất cả nước.
Cụ thể, trong năm 2016, dự án đạt doanh thu thuần trên 560 tỷ đồng, lợi nhuận thuần hơn 342 tỷ đồng, tăng mạnh lên 465 tỷ đồng năm 2017, trong khi doanh thu cũng thuần cũng tăng lên gần 690 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh tiếp tục duy trì tích cực trong 2018, trước khi lợi nhuận thuần bất ngờ sụt giảm năm 2019 còn 265,4 tỷ đồng.
Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ đạt mức 5.970 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu 2.071 tỷ đồng. Đáng chú ý, đặt cạnh vốn góp chủ sở hữu là 823 tỷ đồng, thì nhiều khả năng BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ tới cuối năm 2019 đang tích luỹ được khối lợi nhuận sau thuế chưa phân phối khổng lồ, khoảng 1.200 tỷ đồng.
Đặt trong bối cảnh nhiều dự án BOT lớn đều báo lỗ do nguồn thu phí thấp hơn nhiều so với phương án tài chính ban đầu, thì khoản lợi nhuận "khủng" của dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ càng cho thấy hiệu quả của doanh nghiệp này.
Với các đơn vị thành viên còn lại, tính riêng năm 2019, CTCP Giáo dục & Đào tạo Poki Tân Á Châu lỗ 594 triệu đồng; Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư Xây dựng Khai thác mỏ Thuận Phát lãi gần 4,4 tỷ đồng; Công ty TNHH Một thành viên Tư vấn xây dựng – TCI lãi 2,4 triệu đồng; CTCP Xây dựng giao thông 18 lãi 7,5 tỷ đồng; CTCP Đầu tư phát triển hạ tầng Nguyên Minh lãi hơn 10 tỷ đồng.
Tuyến cao tốc Bắc – Nam là tuyến giao thông huyết mạch, đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa kinh tế xã hội, chính trị to lớn, giúp cải thiện chất lượng của người dân. Chính vì lẽ đó, việc thực hiện “đại dự án” này là điều rất cần thiết và nên sớm được hoàn thành, đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, việc lựa chọn các nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện các gói thầu trong “đại dự án” này cần phải được xem xét, lựa chọn một cách kỹ lưỡng, thận trọng.
Từ chiều tối hôm qua, 8/2, lượng phương tiện dồn về cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ quá lớn, gây ùn tắc kéo dài chưa từng có dù mới là chiều mùng 4 Tết Nguyên đán.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án năm 2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, đã thi hành xong 83,86% về việc và 51,46% về tiền.
Do mâu thuẫn, trên đường chở ông Phúc về nhà, Long dùng tay đánh liên tiếp vào vùng đầu, ngực, bụng và tay ông Phúc. Khi về đến nhà, Long tiếp tục đánh ông Phúc dẫn đến tử vong.
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Ba ơi, con yêu Ba, con nhớ Ba nhiều lắm. Nếu có kiếp sau, con chỉ mong Ba đừng rời xa con. Hãy ở lại bên con lâu hơn, để con được sống trọn vẹn với tình thương của Ba, để con có thể gọi “Ba ơi” như bao người khác.
Dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát và đẩy lùi, mở đường cho quá trình phục hồi kinh tế diễn ra mạnh mẽ. Những giải pháp hỗ trợ cần được tiếp tục thực hiện để đẩy nhanh quá trình này.
Sản lượng trái cây thu hoạch giảm, trong khi giá mua phân bón, vật tư nông nghiệp tăng, thiếu hụt container lạnh để xuất khẩu, HNG nối dài mạch lỗ sang quý thứ 4 liên tiếp.
Ngày 27/04/2022, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 để thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022 và bầu ra các vị trí nhân sự chủ chốt trong Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát cho nhiệm kỳ mới.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.