Trung tướng Anh hùng Đoàn Sinh Hưởng, Trưởng Ban Liên lạc Lữ đoàn 273 từng nói: “Tôi nghĩ mỗi chúng ta đều có một ngày sinh. Đó là ngày mẹ cha trao cho ta sự sống, ngày chúng ta làm người. Nhưng thế hệ những người lính suốt một thời trận mạc chúng tôi thường bảo với nhau rằng, chúng ta có một ngày sinh nữa, đó là ngày nhập ngũ, ngày trở thành Bộ đội Cụ Hồ”.
Trong các cuộc hội ngộ, hành trình trở lại chiến trường xưa, những người lính Lữ đoàn 273 Tăng Thiết giáp thường nhắc tới một vị tướng đặc biệt. Đó là Thiếu tướng Trần Doãn Kỷ (1929 - 2021) quê ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, nhập ngũ năm 1949 khi đang là một chính trị viên xã đội. Năm 1961, ông được cử đi học tại Học viện Tăng Thiết giáp Trung Quốc. Tháng 8/1971, ông được cử vào chiến trường Tây Nguyên.
Sau chiến thắng Đắk Tô - Tân Cảnh tháng 4/1972, ông là Thiếu tá, Trưởng Ban Tác chiến của mặt trận B3 (mặt trận Tây Nguyên, nay là Quân đoàn 3), là người chỉ huy cao nhất của mặt trận Tây Nguyên lúc đó. Trong chiến dịch Buôn Mê Thuột, ông đã đề ra cách đánh táo bạo khi lần đầu tiên trong lịch sử, bộ đội Tăng Thiết giáp sử dụng cả trung đoàn xe tăng và dùng xe tăng thọc sâu đánh vào giữa trung tâm sào huyệt của giặc.
Ông đã trực tiếp chọn Đại đội 9 do Đại đội trưởng Đoàn Sinh Hưởng thực hiện nhiệm vụ này, thọc sâu vào Lữ đoàn 23 ngụy ở Buôn Mê Thuột. Sau này, nhiều nhà quân sự gọi cách đánh đó là lối đánh “nở hoa trong lòng địch”. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông cũng đề nghị dùng một đại đội xe tăng thọc sâu đánh chiếm và giữ nguyên vẹn cầu Bông - cũng do Đại đội trưởng Đoàn Sinh Hưởng chỉ huy.
Mỗi lần đơn vị chuẩn bị chiến đấu, ông trực tiếp tới từng xe động viên, kiểm tra chu đáo, sâu sát tất cả mọi mặt như đạn dược, xăng dầu, kỹ thuật xe, tăng võng, chăn màn và tư tưởng bộ đội. Sau mỗi trận đánh, ông lại tới hỏi han anh em xem có ai bị thương không. Khi đồng đội hy sinh, nếu có thể ông thường trực tiếp đi chôn cất đồng đội, đặt một cánh hoa rừng lên mộ chiến sỹ mình.
Trong ký ức của ông, những hướng tiến công của Quân đoàn 3 còn vẹn nguyên. Đây cũng là một trong những đơn vị đầu tiên đặt chân vào cửa ngõ Tây Bắc Sài Gòn. Từ Buôn Mê Thuột vào tới Sài Gòn, tất cả các căn cứ cỡ Tiểu đoàn của đối phương đều hốt hoảng tháo chạy, không có một sự chống cự nào. Quân đoàn 3 Tây Nguyên vào Sài Gòn bằng hai hướng, cầu Sáng và cầu Bông. Lúc đó cầu Sáng đã bị địch phá hủy, nếu không bảo vệ được cầu Bông, quân ta sẽ không thể tiến vào Sài Gòn.
Và ấn tượng của ông trong buổi sáng 30/4 đau đớn và xúc động hơn cả là tại Lăng Cha Cả có 7 xe tăng bị bắn cháy. Đây là chốt cuối cùng để bộ đội ta tiến vào Bộ Tổng Tham mưu địch nên địch ngoan cố chống cự quyết liệt. Sau đó, Tiểu đoàn 2 quay lại vượt theo đường Trương Vĩnh Kí thọc vào cổng Bộ Tham mưu, chiếm được trại Hoàng Hoa Thám, vào nhà chỉ huy của Tướng Cao Văn Viên, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ngụy quyền Sài Gòn.
Những pháo thủ trong bão lửa
Cũng trong buổi sáng 30/4 ấy, những người lính tăng không thể quên hình ảnh những chiến sỹ bộ đội bị thương nằm trên đường. Và tại mũi tiến công vào trại Hoàng Hoa Thám, có pháo thủ cũng được ghi vào sử sách của Lữ đoàn.
Đó là pháo thủ Nguyễn Trần Đoàn bị thương, cánh tay phải giập nát, anh đã nhờ đồng đội cắt cánh tay phải cho khỏi vướng. Nén đau, Nguyễn Trần Đoàn cùng các thành viên trong xe tiếp tục chiến đấu. Hành động dũng cảm ấy đã thôi thúc đồng đội tiến lên như thác lũ. Hiện ông Nguyễn Trần Đoàn là một doanh nhân ở Hải Phòng và tên Công ty của ông là 273. Dù mất một cánh tay, nhưng ông vẫn là một doanh nhân thành đạt và 273 mãi mãi là niềm tự hào, là mái nhà của ông cùng đồng đội, về những năm tháng máu, nước mắt và hoa.
Đó là Đại đội trưởng Đại đội 9 Trương Công Đạo mở màn ở trận Cầu Bông đã dùng xe tăng E41 nghi binh để mở đường cho đoàn quân tiến vào giải phóng Sài Gòn trong ngày 30/4 lịch sử. Trong những giờ phút ác liệt ấy, họ không thể quên những xe tăng đã bốc cháy cùng những đồng đội hy sinh ngay giờ phút cuối cùng trước chiến thắng.
Trường hợp đặc biệt là “liệt sĩ” sống lại Nguyễn Văn Lán, quê Kinh Môn, Hải Dương. Trong sáng 30/4 lịch sử, xe cháy, hai người đã hi sinh, hai người chạy ra ngoài sống sót. Cựu chiến binh, Trung úy Đặng Văn Phong, nguyên Trợ lý Tác chiến, Lữ đoàn 273 kể lại, lúc ấy đồng đội đã thấy Lán gục trên vô lăng, lay lay người không thấy động tĩnh gì, tưởng anh đã hi sinh. Với đặc thù của người lính tăng, khi hi sinh trên xe sẽ chỉ còn lại nắm tro ở từng vị trí chiến đấu nên sau ngày giải phóng, đồng đội đã báo tử và làm mộ cho anh ở nghĩa trang Hóc Môn.
Mãi ba tháng sau, đơn vị đi tìm những người bị thương nằm trong các viện thì phát hiện ra anh đang điều trị ở đó. Nhưng anh bị thương, mất một mảng xương sọ, vùng tiếng nói bị tổn thương nên không nói được nhiều từ. Hết chiến tranh, anh trở về quê nhà.
Trở lại sáng 30/4 lịch sử, sau khi hoàn thành nhiệm vụ quy tập, thi hài và tro cốt của các liệt sĩ được đem mai táng ở nghĩa trang Tân Xuân, Hóc Môn (sau này gọi là nghĩa trang của những người lính ngã xuống trong trận chiến cuối cùng, nghĩa trang ngày 30/4). Riêng 3 liệt sĩ Nguyễn Ngọc Kha, Bế Văn Phát và Trần Xuân Vỹ thì họ đành đắp lên đó 3 ngôi mộ gió.
Phút trầm tư sau giờ chiến thắng
Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng còn nhớ, đêm 30 Tết năm 1975, trên đường đi trinh sát, mỗi người lính được phát một cái kẹo Hải Châu và một điếu thuốc, mò mẫm đi trong đêm qua những vườn dưa của dân, ai cũng nhớ nhà cồn cào khi chuẩn bị bước vào trận chiến cuối cùng.
Thành tích giúp ông Đoàn Sinh Hưởng được phong Anh hùng nằm trong Chiến dịch Tây Nguyên (tháng 3/1975) khi ông chỉ huy Đại đội 9 phối hợp với Đại đội Bộ binh 1 đánh lui nhiều đợt phản kích của địch, chiếm lại khu kho Mai Hắc Đế (Buôn Ma Thuột); tham gia đánh chiếm Sở chỉ huy Sư đoàn 23 của Ngụy, giải phóng Buôn Ma Thuột.
Ngày 29/4/1975, ông chỉ huy đại đội phối hợp với Bộ binh và Đặc công chốt tại Cầu Bông, diệt và bắt toàn bộ đoàn xe M113 (22 chiếc), sau đó chỉ huy phân đội cùng các đơn vị bạn đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng Tham mưu Ngụy trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Có một điều đặc biệt, trong những ngày diễn ra trận tiến công giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột, chiếc xe tăng 980 do ông Đoàn Sinh Hưởng chỉ huy đã dẫn đầu mũi đột kích thọc sâu, tung hoành ngang dọc, tiến công vào Sở Chỉ huy Sư đoàn 23, quân đội Sài Gòn, rồi tiến ra sân bay Hòa Bình. Sau này, TP Buôn Ma Thuột, khi dựng tượng đài chiến thắng ở Ngã Sáu, đã lấy xe tăng 980 làm biểu tượng cho khí thế tiến công như chẻ tre của quân đội ta, muốn lưu danh tinh thần chung của quân dân ta tham gia trận tiến công giải phóng Buôn Ma Thuột.
Ông nói: “Sau khi chiếm được sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng Tham mưu địch, chúng tôi ôm chầm lấy nhau hò reo phấn khởi, nước mắt chảy quanh vì vui sướng. Sau đó, tôi ngồi một mình trên xe tăng suy nghĩ rất trầm tư. Tôi nghĩ về đồng đội đã hy sinh, về bố mẹ, anh chị em ở quê hương. Và thú thực, việc tôi nghĩ nhiều nhất là sau này mình sẽ làm gì. Ước mơ trước mắt của tôi lúc đó là được về thăm bố mẹ với hai gói kẹo làm quà và búp bê, cặp tóc tặng người yêu, nếu cô ấy còn chờ đợi (người bạn gái đó sau này đã trở thành bạn đời của ông - PV)”.
Tuy rằng ông không chút mảy may nghĩ mình sẽ ở lại quân đội, nhưng rồi sự nghiệp nhà binh đã lựa chọn ông khi ông vinh dự nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân năm 1975, khi ông mới 26 tuổi, mang quân hàm Thiếu úy, Đại đội trưởng Đại đội xe tăng 9, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 273, Quân đoàn 3. Sau này, ông dành nhiều thời gian cho nghiên cứu khoa học quân sự, lấy bằng Tiến sỹ và trở thành Tư lệnh Tăng Thiết giáp rồi Tư Lệnh Quân khu 4 cho tới khi trở về đời thường năm 2009.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Mới đây, một vụ tử vong đau lòng do chó dại cắn đã xảy ra, và nạn nhân lại chính là chủ một quán thịt chó. Vụ việc này không chỉ là hồi chuông cảnh báo về nguy cơ từ bệnh dại mà còn khiến dư luận bức xúc về thực trạng bắt chó bằng những phương pháp tàn nh
Trong một chuyến đi công việc, tôi tình cờ bắt gặp một cảnh tượng khiến lòng mình chùng xuống. Một người đàn ông đang bán một con rùa lớn, nặng hơn 10 kg. Con rùa bị lật ngửa, nằm bất động trên một cục gạch, đôi mắt lộ vẻ bất lực và đau đớn. Nhìn hình ảnh
Để phục vụ điều tra vụ án Mr. Pips Phó Đức Nam... lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Công an Hà Nội đề nghị "ai là bị hại, liên hệ Phòng cảnh sát hình sự để phối hợp giải quyết".
Dưới vỏ bọc là Công ty TNHH Thương mại và Tư vấn đầu tư Master Group do Hồ Bích Ngọc đứng đại diện pháp luật...đã cùng đồng phạm dụ dỗ khách hàng tham gia 3 sàn ngoại hối RichSmart, Topmax và GFS lừa đảo nhiều người đầu tư.
Theo cơ quan công an, các đối tượng được tách biệt thành 2 bộ phận, gồm: đưa thông tin gian dối để lừa đảo gọi mời tham gia đầu tư vào sàn giao dịch chứng khoán và tạo các tài khoản, công ty để che giấu dòng tiền, tránh rủi ro khi bị cơ quan chức năng phát hiện, 2 bộ phận này hoạt động đồng thời, song song và có sự phối hợp nhịp nhàng trong cả quá trình lừa đảo.
Bực tức vì Thuêm không trả lời mình, trong lúc nhậu Ten đã dùng dao chém nhiều nhát vào người của Thuêm, thấy vậy Toc không những không can ngăn anh mà còn dùng gậy gỗ đánh tiếp khiến Thuêm tử vong, rồi đưa thi thể nạn nhân xuống suối và dùng đá đè lên che giấu.
Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp với tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) ra quyết định truy nã quốc tế bị can Lê Khắc Ngọ (34 tuổi, trú Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm).
Ngày 19/12, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã quyết định hoãn phiên tòa xét xử vụ án tham ô tài sản và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Trường Đại học Đồng Nai, do một số người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng mặt.
Khi nghe tin về vụ phóng hỏa quán cà phê ở Hà Nội khiến 11 người chết, nhiều người không khỏi bàng hoàng, phẫn nộ. Càng đáng căm phẫn hơn khi nguyên nhân chỉ xuất phát từ mâu thuẫn nhỏ nhặt.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.