Đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, nhất là trong quý 2. Tốc độ tăng trưởng GDP quý 2 chỉ tăng 0,36%, 6 tháng đầu năm tăng 1,81%.
“Nhiệm vụ phục hồi phát triển kinh tế cấp bách hơn bao giờ hết, tinh thần không để dịch bệnh quay lại song phải tiến công mạnh mẽ vào nhiệm vụ phục hồi, tăng trưởng kinh tế”, Thủ tướng yêu cầu tại Hội nghị trực tuyến với các địa phương sáng hôm qua.
Về giải ngân vốn đầu tư công, thời gian qua mới đạt 33%, giải ngân vốn ODA rất thấp, 10%. Chúng ta có gần 700 nghìn tỉ đồng, tương đương 3 tỉ USD, nhưng “tiêu” rất chậm. Giải ngân, nói vui là biết cách “tiêu tiền” trở thành “mệnh lệnh”.
Chậm giải ngân trở thành căn bệnh kinh niên của Việt Nam. Còn nhớ, năm ngoái, ngày 21/8/2019, Thủ tướng Chính phủ phải ban hành Công điện 1042/CĐ-TTg về nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019.
Theo đó, Thủ tướng từng yêu cầu kiểm điểm rõ trách nhiệm, xử lý kỷ luật với các cá nhân, tổ chức cố tình vi phạm, cản trở, gây chậm trễ trong triển khai thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công...; xử lý nghiêm và kịp thời các nhà thầu vi phạm tiến độ, chất lượng xây dựng, vi phạm các điều khoản hợp đồng đã ký kết...
Ai cũng biết, tỷ lệ giải ngân thấp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, ảnh hưởng đến các ngành, lĩnh vực, tăng trưởng kinh tế, việc triển khai các chính sách tài khóa, tiền tệ, tác động đến môi trường đầu tư, kinh doanh và các hiệp định đã ký kết, nhất là đối với năm 2020, đất nước vừa trải qua Covid-19.
Lý do vẫn “muôn thuở”. Đó là các vướng mắc, khó khăn, điển hình nhất là vướng mắc về thủ tục đầu tư. Đối với dự án sử dụng nguồn vốn TPCP thì chủ yếu do công tác giải phóng mặt bằng chậm, thủ tục đấu thầu.
Việc giao kế hoạch vốn chậm, thường 6 tháng đầu năm chưa xong “thủ tục” làm ảnh hưởng lớn đến quá trình triển khai các dự án. Do vướng mắc về thủ tục cho nên trong thực tế, việc chưa có sản phẩm để giải ngân là điều dễ hiểu.
Tất cả tại “quy trình” mà con người vừa là “chủ thể”, vừa là “nạn nhân”. Đấy là chưa nói đến việc, luật pháp ngày càng chứng minh “thiếu đồng bộ”.
Việc không nhất quán giữa Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đất đai và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác, nếu không được gỡ bỏ, giải quyết rốt ráo thì tình trạng lúng túng, chậm giải ngân đầu tư công sẽ còn kéo dài.
Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý đến việc có biện pháp cụ thể mở rộng thị trường quốc tế, thúc đẩy thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng nội địa.
Hơn bao giờ hết, càng khó khăn, càng cần tập trung rà soát các quy định pháp luật, cắt giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi, cắt giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp.
Nếu tư duy của bộ, ngành vẫn là cơi nới “sân bãi” vì quyền lợi cục bộ, “quyền anh”, “quyền tôi”..., thậm chí gây khó khăn để kiếm “phong bì” thì không bao giờ tạo được động lực phát triển.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án năm 2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, đã thi hành xong 83,86% về việc và 51,46% về tiền.
Do mâu thuẫn, trên đường chở ông Phúc về nhà, Long dùng tay đánh liên tiếp vào vùng đầu, ngực, bụng và tay ông Phúc. Khi về đến nhà, Long tiếp tục đánh ông Phúc dẫn đến tử vong.
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Ba ơi, con yêu Ba, con nhớ Ba nhiều lắm. Nếu có kiếp sau, con chỉ mong Ba đừng rời xa con. Hãy ở lại bên con lâu hơn, để con được sống trọn vẹn với tình thương của Ba, để con có thể gọi “Ba ơi” như bao người khác.
Do mâu thuẫn, trên đường chở ông Phúc về nhà, Long dùng tay đánh liên tiếp vào vùng đầu, ngực, bụng và tay ông Phúc. Khi về đến nhà, Long tiếp tục đánh ông Phúc dẫn đến tử vong.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vừa điều tra, làm rõ và bắt giữ 3 đối tượng trong ổ nhóm chuyên trộm cắp chó trên địa bàn huyện.
Công an thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hoá) vừa triệt phá đường dây mua bán trái phép chất ma túy liên tỉnh bắt giữ 15 đối tượng mua bán tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.