Ngày 17/1, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp cho ý kiến về các nội dung liên quan đến Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Theo đó, tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG); việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn; việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) có tính chất quan trọng đặc biệt
Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án Luật lớn, có tính chất quan trọng đặc biệt, có tác động sâu rộng đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và đời sống người dân. Vừa qua, dự thảo Luật đã được QH xem xét, cho ý kiến tại 3 kỳ họp, UBTVQH đã họp cho ý kiến về dự án Luật tại 7 phiên họp, Chính phủ đã tổ chức nhiều phiên họp chuyên đề để hoàn thiện dự án Luật. Dự thảo Luật đã được lấy ý kiến Nhân dân, quá trình hoàn thiện dự thảo Luật đã có sự tham gia của đông đảo các cơ quan, tổ chức, chuyên gia.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp. (Ảnh: Phạm Thắng)
Tiếp đó, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, QH đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Trên cơ sở 29 ý kiến phát biểu và 9 ý kiến góp ý bằng văn bản của đại biểu (ĐB) QH, UBTVQH đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan soạn thảo và các cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.
Tại phiên họp, sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Vũ Hồng Thanh trình bày tóm tắt dự thảo Báo cáo của UBTVQH về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), UBTVQH tiến hành thảo luận về kết cấu của Báo cáo; các nội dung tiếp thu, giải trình; góp ý trực tiếp vào dự thảo Luật…
Đối với giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Vũ Hồng Thanh cho biết, dự thảo Báo cáo của UBTVQH đã tiếp thu, giải trình, chỉnh lý các vấn đề về một số vấn đề ĐB quan tâm liên quan đến xử lý sở hữu chéo, thao túng, chi phối tổ chức tín dụng (khoản 24 Điều 4, Điều 63, Điều 136); về bảo vệ quyền lợi của khách hàng (Điều 10); về xét duyệt cấp tín dụng, kiểm tra sử dụng tiền vay, tài sản cho thuê tài chính (Điều 102); về các biện pháp hỗ trợ tổ chức tín dụng được can thiệp sớm (Điều 159)... Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 15 chương và 210 điều (không thay đổi số điều so với dự thảo Luật trình QH vào ngày 15/1/2024).
Sau khi nghe báo cáo của UBTVQH về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), các thành viên UBTVQH tiến hành cho ý kiến; đại diện Chính phủ, cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình làm rõ vấn đề ĐB nêu; Chủ tịch QH kết luận nội dung thảo luận.
Thường trực HĐND không có thẩm quyền ban hành văn bản pháp quy
Về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các CTMTQG, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, về sử dụng ngân sách nhà nước trong trường hợp giao chủ dự án phát triển sản xuất tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa cho hoạt động phát triển sản xuất (khoản 4), đa số ý kiến ĐBQH băn khoăn về tính khả thi, mức độ phức tạp của việc xác định giá, quy trình, thủ tục thanh toán như quy định tại điểm b của dự thảo.
Đối với cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các CTMTQG (khoản 7), đa số ý kiến đồng tình với việc thực hiện cơ chế này và đề nghị lựa chọn phương án 2 trong dự thảo. Do đó, UBTVQH chọn phương án 2 để thể hiện trong Nghị quyết. Tuy nhiên, việc chọn huyện để thực hiện thí điểm nên giao cho HĐND cấp tỉnh quyết định, căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương để lựa chọn không quá 2 huyện mỗi tỉnh để thực hiện thí điểm.
Góp ý về nội dung dự thảo Nghị quyết, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cho biết, nếu mạnh dạn thí điểm có thể ban hành quyết định mới để tổ chức thực hiện của UBND và báo cáo Thường trực HĐND để báo cáo HĐND ở kỳ họp gần nhất.
Với cách thức này không xảy ra tình trạng UBND sửa quy định của HĐND. Về ban hành quy định trình tự thủ tục tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án phát triển sản xuất, có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định UBND được quyền điều chỉnh các quy định do HĐND đã ban hành, có ý kiến đề xuất báo cáo Thường trực HĐND cho phép điều chỉnh. Thứ trưởng Bộ Tư pháp cũng nhấn mạnh Thường trực HĐND không có thẩm quyền ban hành văn bản pháp quy.
Kết thúc phiên họp, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ đề nghị các cơ quan trên cơ sở ý kiến tại phiên họp của UBTVQH, với sự nỗ lực cao nhất khẩn trương hoàn thiện các báo cáo, dự thảo để UBTVQH cho ý kiến lần nữa bằng văn bản và gửi ngay cho đại biểu QH nghiên cứu xem xét trước khi quyết định bấm nút thông qua vào sáng 18/1.
Chiều 7/1, tại Nhà Quốc hội đã diễn ra Lễ công bố 02 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Tại Lễ bế mạc Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan đẩy nhanh tiến độ soạn thảo các dự án luật trình tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, diễn ra vào cuối tháng 02/2025.
Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ tập trung trình Quốc hội xem xét, thông qua đối với 07 nội dung cấp thiết để triển khai, thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Tại phiên họp lần thứ 41, dự kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến việc chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ 9 (tháng 2-2025) liên quan tinh gọn bộ máy.
Theo thông lệ, vào dịp cuối năm, Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức công bố 10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu trong năm của Quốc hội nhằm tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Quốc hội Việt Nam tới cử tri, Nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa thống nhất bổ sung 04 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9.
Trong những ngày cận Tết, khi phố phường rộn ràng không khí xuân, tôi tình cờ gặp một cô bé khoảng 8 tuổi, tay cầm xấp vé số, đôi mắt buồn rười rượi. Em nhẹ nhàng mời tôi mua vé số, giọng nói nhỏ nhẹ nhưng đầy hy vọng.
Ngày 18/1, tại TP Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Quản lý Giáo dục và Pháp luật đã long trọng tổ chức Lễ ra mắt và chính thức đi vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 152/QĐ-TTg ngày 17/01/2025 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 17, năm 2025) đối với 5 di tích.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 152/QĐ-TTg ngày 17/01/2025 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 17, năm 2025) đối với 5 di tích.
Sáng 16/1, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn (đơn vị thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang) tổ chức Lễ bàn giao đưa vào sử dụng Trạm cấp nước Thới An (xã Thới Quản, huyện Gò Quao).
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.