Vốn là một bé trai bình thường, nhưng khi được đưa đi khám, Thái bất ngờ biết được bản thân mình còn có thêm bộ phận sinh dục của... "đàn bà".
Tin nên đọc
Kỳ 1: Chuyện khó tin ở nơi có hàng loạt đứa trẻ mọc hai... “của quý”
Kỳ 2 - Về nơi những đứa trẻ mang hai...“của quý”: Chuyện cổ tích giữa núi rừng
Ghen tuông, vào nhà nghỉ cắt 'của quý' của tình địch
15 giờ phẫu thuật ghép “của quý” cho người đàn ông Mỹ
Lời từ chối bất ngờ
Tôi được chị Nguyễn Hà Giang, cán bộ Trung tâm văn hóa huyện Bắc Mê (Hà Giang) dẫn đi gặp lần lượt từng đứa trẻ có hai “của quý” ở tỉnh Hà Giang. Chị nói với tôi rằng, có 6-7 đứa trẻ ở xã Yên Cường, xã Đường Âm (huyện Bắc Mê) đều có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên tuổi thơ của chúng phải sống lầm lũi, không dám tiếp xúc với bạn bè.
|
Bản làng, nơi được cho là có hàng loạt đứa trẻ có hai..."của quý". (ảnh: Phàn Giào Họ). |
Theo chị Giang, một trong những trường hợp ở đây được nhiều nhóm hảo tâm chú ý như: nhóm Thiện Nguyện Bắc Mê, nhóm Quỹ Nhân Ái Hà Giang...Giúp đỡ đi phẫu thuật là em Vàng Mí Thái (SN 1998), trú tại xã Yên Cường.
Thoạt nhìn bề ngoài, ai cũng thấy rõ mồn một Thái là cậu bé khôi ngô. Gia đình Thái cho biết, ở trường cậu bé là đứa trẻ ngoan ngoãn, học giỏi, nên có rất nhiều bạn bè ngưỡng mộ. Nhưng không ai biết rằng Thái luôn phải sống khổ sở vì bản thân sở hữu “bảo bối” của cả nam lẫn nữ.
“Thực ra ban đầu tôi chỉ biết đến cô bé tên H. trú tại thôn Chí Thì mắc căn bệnh lạ, và nhờ các bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Mê cùng với quá trình tìm hiểu hoàn cảnh của em H, tôi lần lượt phát hiện thêm những đứa trẻ khác cùng có 2 bộ phận sinh dục. Và Thái cũng dần xuất hiện trong những bất ngờ của tôi”, chị Giang chia sẻ.
Cũng chính từ việc đồng cảm với hoàn cảnh khó khăn của Thái, tháng 11/ 2015 chị Giang bắt đầu vận động những nhà hảo tâm trong tỉnh giúp đỡ Thái được đi phẫu thuật. May mắn thay, chỉ một thời gian sau đó, chị nhận được một cuộc điện thoại gọi từ Hà Nội, phía đầu dây bên kia là một người đàn ông xưng là Giáo sư đầu nghành Giải phẫu học. Vị Giáo sư này nói muốn có nguyện vọng giúp đỡ những đứa trẻ bị bệnh lạ, có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Bắc Mê.
Từ số tiền vận động được của những nhà hảo tâm, lại có sự giúp sức của vị Giáo sư nọ, đầu tháng 12/2015, nhóm đã đưa 4 đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn và mắc bệnh lạ ở xã Yên Cường và Đường Âm xuống Hà Nội phẫu thuật. Quá trình đi chữa bệnh ở bệnh viện cho các em, nhóm từ thiện đã phải bỏ không ít thời gian công sức để làm thủ tục cũng như thu xếp phương tiện di chuyển.
Tuy nhiên, chị Giang cho biết, trong những bệnh nhân đi phẫu thuật lần đó chỉ có 3 đứa trẻ được chữa thành công lần một (tức là chưa khỏi hoàn toàn, vẫn còn phải phẫu thuật thêm những lần sau nữa). Còn lại em Thái thì khăng khăng nhất quyết không muốn phẫu thuật, chỉ vì quá “sốc” sau khi nhận được giấy báo kết quả xét xét nghiệm.
Lần đó, các bác sĩ lẫn những nhà hảo tâm đều bức xúc cho rằng, mọi người đều bỏ công sức giúp Thái, nhưng cậu bé vẫn cứ từ chối ân huệ này.
Tôi hỏi chị Giang tại sao cả đời mới có cơ hội tốt như thế vì lẽ đâu mà Thái lại từ chối phẫu thuật khi nhận được kết quả xét nghiệm, thì chị Giang cho biết: “rõ ràng nhìn bề ngoài em Thái là Nam, nhưng qua quá trình xét nghiệm tỉ mỉ các bác sĩ lại kết luận Thái là nữ, phải phẫu thuật cậu thành nữ giới mới được, điều đó đã khiến Thái suy sụp hẳn. Nhưng tôi nghĩ có lẽ còn có những lí do khác nữa, mà chỉ có Thái mới rõ”.
Tuổi thơ nghiệt ngã
Để hiểu rõ hơn chuyện buồn của cậu bé kém may mắn này, tôi quyết định tìm gặp Thái. Cố gắng liên hệ với gia đình em thì được biết, chỉ có lên ngày Chủ nhật mới gặp được Thái, với lại phải chọn ngày nắng mới đi xe máy lên nhà Thái được, vì đường trơn trượt kinh khủng.
|
Em Thái (bên trái hình). |
Hôm gặp cậu bé có hai “của quý” này, tôi xúc động khi nghe bà Vàng Thị Phứa (SN 1974, mẹ Thái-PV) nói: “Thằng Thái dạo này buồn, mỗi lần nhắc đến tương lai nó lại khóc sướt mướt. Mỗi lần như thế nó cứ trách móc chúng tôi, nó bảo, thà nó không sinh ra trên đời này thì tốt hơn”.
Theo chị Phứa, chị có tất cả là 3 đứa con, thế nhưng đứa cả và đứa út hoàn toàn bình thường không có dấu hiệu gì là lạ. Chỉ có mỗi Thái đến 3 tuổi là bắt đầu có dấu hiệu xuất hiện “của quý” đàn bà, đi vệ sinh nhẹ cũng theo một con đường khác, không theo dương vật như trước nữa.
Video: Nơi có hàng loạt đứa trẻ mọc hai "của quý.
Chị Phứa cho biết, những ngày đầu thấy dấu hiệu lạ chị còn tưởng rằng con chị bị ngã đâu đó nên bộ phận sinh dục của Thái mới bị "thủng lỗ" nhỏ như vậy. Nhưng càng về sau, “của quý” lạ ấy của cậu bé ngày một rõ rệt. Do hoàn cảnh quá khó khăn, gia đình không đủ điều kiện đưa Thái đi bệnh viện khám, nên để vậy cho đến khi đứa trẻ trở thành chàng thanh niên như những người khác.
Lần đầu tiên gặp Thái, cậu bé ngượng nghịu không muốn gặp người lạ, đặc biệt biết tôi là nhà báo nên Thái càng ngại hơn. Phải mất chừng một giờ thuyết phục và tỏ ra gần gũi thì Thái mới chịu nói chuyện với người viết.
Thái bảo, thực tế cậu bé không phải không muốn phẫu thuật, đối với em đó là điều kiện tốt, nhưng em nói ở trường cậu bé đã có người yêu. Tình yêu nảy nở đã hai năm nay.
Theo Thái, từ nhỏ cậu bé mang hình hài của đàn ông, kể cả "cái ấy" của em cũng là đàn ông, có điều chỉ hơi khác người bình thường. Nên Thái chưa bao giờ nghĩ mình là nữ giới, vì vậy lần đi khám vừa qua khiến em quá bất ngờ.
Gia đình Thái cũng cho biết, từ nhỏ đến lớn Thái đều chơi với các bạn nam giới trong bản, do mắc bệnh lạ nên có những khi đi chơi với bạn bè cậu bé vẫn còn ngượng ngùng. Nhất là lúc học ở trường bán trú, mặc dù cách nhà xa nhưng Thái vẫn kiên quyết về nhà hoặc cậu bé không bao giờ chịu tắm chung với bạn bè.
Rời cao nguyên đá khi mặt trời vàng vọt đã khuất sau rặng núi, những con sáo vẫn hót vang trời nhưng tôi vẫn bị ám ảnh bởi những đứa trẻ đáng thương mang trong mình căn bệnh lạ, mà đến chưa có lời giải đáp tại sao lại xuất hiện căn bệnh này. Và với một hy vọng, với những nỗ lực nhân ái mà chị Giang đã và đang thực hiện sẽ chắp cánh cho ngày một nhiều những ước mơ, trong đó có em Thái.
Ông Lý A Bì, trưởng thôn Tiến Xuân cho biết: “Chuyện về những đứa trẻ mọc hai "của quý" trên địa bàn thôn là hoàn toàn có thật. Hầu hết gia đình những đứa trẻ này đều có hoàn cảnh khó khăn, trình độ dân trí thấp”. |
*Tên nhân vật đã thay đổi.