01/12/2016, sự kiện Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã đánh dấu bước tiến hóa mới về văn hóa tín ngưỡng của Việt Nam. Đó cũng là lời khẳng định pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng và tạo điều kiện cho tự do tôn giáo, tín ngưỡng.
Tin nên đọc
Kỳ 1: Tín ngưỡng thờ Mẫu: "Gạn đục khơi trong" để giữ gìn bản sắc tín ngưỡng gốc của người Việt
Kỳ 2: Tín ngưỡng thờ Mẫu: Điểm lại những thăng trầm giá Mẫu!
Kỳ 3: Tín ngưỡng thờ Mẫu: Hầu đồng Việt Nam - Nâng tầm di sản toàn cầu
Hội thảo khoa học quốc tế về tín ngưỡng thờ Mẫu tại Nam Định
Giá trị và hạn chế
Tín ngưỡng thờ Mẫu chứa đựng nhiều giá trị trong đời sống tinh thần, tâm linh của người Việt, chứa đựng những quan niệm về con người và tự nhiên, về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và giữa con người với con người trong đời sống xã hội, ở đó hình tượng Mẫu giữ vai trò chủ đạo.
Với niềm tin rằng các Thánh Mẫu - người Mẹ tinh thần - có sự yêu thương, che chở và bảo vệ, phù hộ cho những đứa con của mình tránh được những bất trắc, rủi ro trong cuộc sống, người ta tìm thấy được sự cân bằng trong tâm hồn của mình sau những bộn bề của cuộc sống thường nhật. Tín ngưỡng đó hướng con người đến giá trị chân - thiện - mỹ để ho ̣ sống tốt hơn, đẹp hơn, biết đối nhân xử thế, có tấm lòng bao dung độ lượng, biết thờ phụng ông bà tổ tiên, biết ơn những người anh hùng, những người có công với đất nước.
|
Một bà đồng tại đền Tam Phủ, Hà Nội. Ảnh: Tewfic El-Saw |
Bên cạnh những giá trị tích cực, thì hiện nay tín ngưỡng thờ Mẫu đang bộc lộ những hạn chế. Nếu trước đây thờ Mẫu là sự thần thánh hóa những người phụ nữ đẹp với ý nghĩa sản sinh ra giống nòi, mang tính thuần túy về tâm linh, thì hiện nay, môt số người lợi dụng niềm tin của người khác để “buôn thần, bán thánh”. Một
Chuyên gia văn hóa Đinh Gia Khánh: Tín ngưỡng dân gian nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng đã tăng cường sự gắn bó toàn thể các thành viên của cộng đồng, toàn thể dân làng với nhau trong một nhãn quan về thế giới, về xã hội, trong một niềm tự hào về quá khứ và niềm tin tưởng vào tương lai, trong lòng yêu quê hương, yêu đồng bào, yêu Tổ quốc” |
số người đến với Mẫu không phải để cầu mong sức khỏe, bình an, mà để cầu mong làm giàu, xin lộc, vay mượn. Nhiều hoạt động mê tín, dị đoan lợi dụng lòng tin, sự nhẹ dạ của con người đã thâm nhập vào các lễ hội tín ngưỡng thờ Mẫu.
Nhiều hoạt động mang tính khuếch trương, hoạt động trái quy định pháp luật; mâu thuẫn và tranh giành sự ảnh hưởng giữa các “con nhang”, lợi ích vật chất... đã tạo nên bộ mặt xô bồ, thậm chí là hỗn loạn của sinh hoạt tín ngưỡng, gây mất trật tự công cộng, ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện cho các sinh hoạt mê tín, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục tại một số đền, phủ.
Điều chỉnh những biến tướng để giữ gìn giá trị tâm linh trong sáng
Theo sát những diễn biến thực tế đó, dưới góc độ quản lý về tín ngưỡng, tôn giáo, Việt Nam xác định thờ Mẫu là nhu cầu chính đáng của một phận quần chúng nhân dân, cần được điều chỉnh bằng pháp luật để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, đồng thời hạn chế việc lợi dụng thờ Mẫu để thực hiện các hoạt động mê tín, trục lợi ảnh hưởng xấu tới trật tự công cộng và sức khỏe của người dân.
Điều 70 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992: Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước |
Các văn bản điều chỉnh hoạt động hầu đồng lần lượt ra đời, như Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2009 Quy định chi tiết thi hành một số Quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng. Theo đó, tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 quy định: “Những hoạt động có nội dung làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức, bao gồm: cúng khấn trừ tà ma, chữa bệnh bằng phù phép, lên đồng phán truyền, xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, phù chú, cầu lợi cho mình gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa, đốt đồ mã ở nơi công cộng và các hình thức mê tín dị đoan khác” đều bị xử lý.
Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch còn đưa ra một số biện pháp như: Quy định thống nhất về trang phục hầu đồng, đồ cúng tiến, vàng mã... Những quy định này đã giúp tránh lãng phí tiền bạc trong hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.
|
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được thực hành ở nhiều tỉnh, thành ở Việt Nam. Ảnh: Tewfic El-Sawy |
Việc “Thực hành nghi lễ thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là một trong 18 hồ sơ được UNESCO thông qua để trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại mà không cần thảo luận là niềm vui và tự hào của Việt Nam khi lần đầu tiên một tín ngưỡng dân gian trở thành di sản thế giới. Có thể thấy, trong những bước phát triển của hoạt động tín ngưỡng này, có công không nhỏ của hệ thống pháp luật luôn tạo điều kiện tối đa để tín ngưỡng này được phổ biến đến mọi tầng lớp nhân dân và góp phần bài trừ những biến tướng xuất hiện. Nhờ đó mà những nhà nghiên cứu, các tín đồ thờ Mẫu đã có cơ hội “giải oan” cho một nghi lễ tốt đẹp (hầu đồng) đã từng bị hiểu sai và áp đặt trong một thời gian dài.