Hiện nay, sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là sự mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội như: Zalo, Facebook, Instagram, Youtube... giúp cho việc cập nhật tin tức, kết nối của người dân diễn ra nhanh chóng, dễ dàng.
Tuy nhiên, trên mạng xã hội có nhiều luồng thông tin khó phân định được tốt, xấu, không rõ nguồn tin. Vì vậy, mỗi người sử dụng mạng xã hội cần nhận diện, nêu cao cảnh giác không bình luận, chia sẻ các thông tin không rõ nguồn tin khi chưa được xác minh kiểm chứng và phối hợp với lực lượng chức năng đấu tranh, ngăn chặn những thông tin xấu độc trên mạng xã hội.
Sử dụng mạng xã hội để đăng tải những video, clip có nội dung nhảm nhí, độc hại. Những chủ tài khoản mạng xã hội đó nhiều khi không nhận thức được những tác hại, hệ lụy đối với người xem và xã hội khi đăng tải những clip, video có nội dung nhảm, nhí độc hại đó.
Nhưng cũng có những chủ tài khoản mạng xã hội biết rõ nhận thức được tác hại, hệ lụy nhưng vẫn bất chấp để đăng tải video clip có nội dung nhảm nhí, độc hại đó miễn là thu hút được nhiều lượt yêu thích (like), bình luận (commnen), theo dõi và mang lại lợi ích kinh tế hoặc chỉ để tăng tương tác kênh cho người đăng tải.
Và dù những clip sau khi đăng tải lên mạng xã hội bị nhận xét là nhố nhăng, vô bổ, thậm chí gây hại cho thế hệ trẻ nhưng chúng vẫn tồn tại bởi được nhiều người dùng mạng xã hội thiếu trách nhiệm đã thực hiện các hành vi như yêu thích (like), bình luận (commnent), chia sẻ (share) vô tình làm tăng tương tác khiến cho nhưng video, clip nhảm nhí đó "phát triển" mạnh mẽ trên môi trường mạng xã hội.
Với những người dùng mạng xã hội nhiều khi do theo dõi những kênh có video, clip nhảm này trả lời một cách hồn nhiên là theo dõi các kênh này chỉ để giải trí xem cho vui, thích (like) theo thói quen. Chứ cũng không để ý xem những video clip này có tác hại, hệ lụy như thế nào đến thế hệ trẻ và xã hội.
Với những lần nhấn thích (like), chia sẻ (share) hồn nhiên như vậy vô hình chung đã cổ súy cho việc nhiều chủ tài khoản mạng xã hội kiếm tiền từ việc sản xuất nhiều những video, clip nhảm nhí trên môi trường mạng xã hội. Nên xuất hiện một thuật ngữ mới mà chúng ta vẫn hay thường gọi là "rác mạng" trên môi trường không gian mạng.
Những video, clip nhảm nhí có nội dung phản cảm hay xấu độc đã bị cơ quan chức năng xử lý, buộc phải dỡ bỏ. Nhưng rõ ràng, từ khi những clip, video xấu độc đó xuất hiện đến khi bị gỡ bỏ nó cũng đã có khoảng thời gian tồn tại trên nền tảng mạng xã hội, khoảng thời gian tồn tại đó cũng đủ để lại những hậu quả về nhận thức lệch lạc của giới trẻ và khiến cho "mạng xã hội bị ô nhiễm". Vì thế các clip, video xấu độc đã được gỡ bỏ nhưng khó có thể gỡ bỏ hoàn toàn ngay được về nhận thức.
Như vụ việc mới đây thông tin trên VTV, ngày 15/10, trên mạng xã hội xôn xao về clip “nhóm thanh thiếu niên dùng hung khí đánh nhau” ở ngã ba đường Bạch Đằng – Phan Đình Phùng (thuộc phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) ngay trước trụ sở Thành ủy.
Ngay sau khi nhận thông tin, Công an phường Hải Châu 1 nhanh chóng vào cuộc điều tra. Kết quả điều tra cho thấy, đây là hình ảnh nhóm thiếu niên sử dụng cây nhôm, cán lau nhà đùa giỡn, giả bộ đánh nhau, rồi quay clip tung lên mạng câu like, câu view. Công an phường đã mời nhóm này lên lập biên bản nhắc nhở, xử lý theo các quy định của pháp luật.
Tin giả còn được gọi là tin rác hoặc tin tức giả mạo, bao gồm các thông tin cố ý hoặc trò lừa bịp được đăng tải trên nền tảng mạng xã hội.
Điểm chung nhất của tin giả đó là tính chất thông tin đưa ra không đúng với toàn bộ hoặc một phần sự thật của vụ việc. Với môi trường mạng xã hội kết nối, chia sẻ rộng lớn khiến cho những tin tức giả mạo lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội, điều này là hết sức nguy hiểm.
Vì khi những tin giả đã tồn tại trên nền tảng mạng xã hội một thời gian người sử dụng mạng xã hội tiếp cận được nhưng tin tức giả đó với nhận thức chưa được đầy đủ, chưa biết phân biệt được tin thật, tin giả vô tình tiếp tay cho những tin giả "phát triển" như chia sẻ (share), bình luận (comment), thích (like) sẽ dẫn tới những nhận thức và hành vi sai lệch. Nhiều khi nhưng hành vi đó lại dẫn đến vi phạm pháp luật.
Trong cuộc sống hàng ngày những tin giả, tin sai sự thật được đăng tải trên không gian mạng gắn với các tính năng của mạng xã hội như bình luận (comment), chia sẻ (share), phát trực tiếp (livestream), chỉ trong thời gian rất ngắn khi chưa kịp xóa bỏ những thông tin này đã trực tiếp tác động đến nhận thức, suy nghĩ, tình cảm và hành vi của người dùng mạng xã hội.
Điều này lý giải vì sao, sự xuất hiện, lan truyền các tin giả đã và đang tác động không nhỏ đến tâm lý, đời sống cộng đồng khi sử dụng mạng xã hội.
Theo số liệu thống kê của Digital, tính tới tháng 6/2021, số lượng người dùng Internet ở Việt Nam là gần 70 triệu, tăng 0,8% trong giai đoạn 2020-2021 (chiếm hơn 70% dân số); số người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là gần 76 triệu người, tăng gần 10 triệu người trong vòng 1 năm (tương đương 73,7% dân số).
Mỗi ngày, người dùng Việt Nam dành tới gần 7 giờ để tham gia các hoạt động liên quan tới Internet. Điều này lý giải vì sao, sự xuất hiện, lan truyền các tin giả đã và đang tác động không nhỏ đến tâm lý, đời sống cộng đồng.
Đơn cử như thời điểm nóng về phòng chống dịch Covid 19, những tin giả nếu được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội sẽ gây ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp. Những tin tức giả đó sẽ khiến cho người dân hoảng hốt, lo lắng và lo sợ thái quá dễ gây phản ứng tiêu cực mang tính dây chuyền, không đáng có; dẫn đến nguy cơ gây khó kiểm soát tình hình và những hậu quả khó lường.
Nếu không xử lý tốt, rất có thể tin giả sẽ là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến niềm tin của người dân đối với công tác phòng, chống dịch bệnh; gây hoang mang, bức xúc trong dư luận xã hội; làm phát sinh điểm nóng, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
Những tin giả, tin thiếu kiểm chứng cũng tiềm ẩn nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nội dung thông tin không đúng sự thật dễ làm người dân hiểu sai chủ trương, biện pháp phòng, chống dịch của cấp ủy, chính quyền các cấp; làm giảm sự đồng thuận trong xã hội; gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch bệnh trên phạm vi rộng; cản trở việc khơi dậy và phát huy sức mạnh tổng hợp, tinh thần đoàn kết toàn dân trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Hay như vụ việc mới đây về Ngân hàng Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB). Thông tin trên Báo chí ngày 9/10, Bộ Công an thông tin, Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục An ninh kinh tế (Bộ Công an) phối hợp với Công an tỉnh Hà Nam đã triệu tập và làm việc với Nguyễn Kiên Quyết (sinh năm 1982, trú tại thành phố Phủ Lý, Hà Nam) để làm rõ những thông tin thất thiệt Quyết phát tán trên mạng khiến nhiều người dân nghe theo đi rút tiền tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB).
Qua buổi làm việc đã xác định đối tượng này đã sử dụng tài khoản cá nhân trên mạng xã hội đăng tải, bình luận thông tin thất thiệt gây hoang mang dư luận, tạo tâm lý bất an về việc hàng loạt người dân đồng loạt rút tiền tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB).
Xác định hành vi của Nguyễn Kiên Quyết là vi phạm pháp luật. Bộ Công an đã giao Công an tỉnh Hà Nam đang củng cố hồ sơ để xử lý nghiêm theo quy định.
Sau tin đồn thất thiệt về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), Thông tin trên Báo chí người đứng đầu Ngân hàng nhà nước Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, trước một số thông tin lan truyền ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng SCB, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng các biện pháp cần thiết để Ngân hàng SCB hoạt động bình thường, bảo đảm khả năng thanh khoản.
Ngoài ra Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định, ở Việt Nam từ trước đến nay, những khoản tiền gửi của người dân tại ngân hàng, trong đó có Ngân hàng SCB đều được Nhà nước bảo đảm trong mọi trường hợp.
Văn hóa ứng xử trên mạng của một số người bị lệch chuẩn
Theo thông tin Đại tá, ThS Nguyễn Văn Tỵ nghiên cứu phân tích trên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, một thực tế là môi trường mạng xã hội bị vấy đục bởi một số hành vi giao tiếp, ứng xử chưa văn hóa, cách sử dụng mạng xã hội chưa văn minh hoặc lợi dụng các hội nhóm công khai để đả kích, nói xấu, bôi nhọ lẫn nhau.
Hiện nay có rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ cho rằng mạng xã hội là thế giới ảo, có thể ẩn danh, vì thế họ không chỉ dễ dãi trong cách ứng xử với nhau, mà còn coi mạng xã hội như một công cụ để tìm hiểu cuộc sống của người khác và thể hiện cái tôi của mình, hoặc có định kiến với xã hội.
Trên mạng xã hội, không thiếu những lời nói tục, chửi thề, những phát ngôn gây sốc; những hành động trả thù cá nhân bằng nói xấu, quay clip, những lời bình luận miệt thị. Hiện tượng a dua, “ném đá’ tập thể trên mạng.
Có khi người dùng thể hiện cảm xúc, thái độ như thích (like), yêu thích (love), chia sẻ (share)... một cách vô thức hay theo thói quen mà không xem xét, cân nhắc hậu quả, thậm chí không đọc, không xem.
Lối sống ảo trên mạng xã hội khá phổ biến, đặc biệt trong giới trẻ. Họ có những suy nghĩ, ý tưởng dựa vào những gì xa vời mà mạng xã hội mang lại, muốn trở thành Hotgirl facebook, hoặc thích đăng những hình ảnh gợi cảm thu hút sự chú ý để câu thích (like), bình luận (comment) ảo.
Tất cả hoạt động, cảm xúc, diễn biến tâm trạng... đều được phơi bày trên Facebook cá nhân, bất chấp những rào cản về thuần phong mỹ tục.
Nhiều người xa rời cuộc sống thực, phí phạm quá nhiều thời gian, tinh thần vào mạng xã hội online, thậm chí có trường hợp bị cô đơn, trầm cảm, bất mãn.
Một nghịch lý diễn ra là lối sống lạnh lùng, vô cảm ngoài đời thực, nhưng lại dạt dào cảm xúc trước những gì đăng trên mạng xã hội.
Rất nhiều những bức ảnh, đoạn clip quay cảnh nam sinh, nữ sinh đánh nhau, các tai nạn giao thông thương tâm, trước ánh mắt tò mò, đầy hiếu kì của người đi đường mà không ai giúp đỡ, trong đó có người ghi hình, thế nhưng khi đăng lên mạng lại nhận được nhiều xót xa, thương cảm. Trong đó có chính những người vô cảm chứng kiến ở đời thực nhưng lại xót xa, thương cảm ở đời sống ảo.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng mạng xã hội mang lại nhiều giá trị tích cực, cho phép người dùng tìm kiếm thông tin, thể hiện bản thân và trải nghiệm cuộc sống; tương tác, gặp gỡ, giao lưu, gắn kết cộng đồng, trao nhận, chia sẻ tình cảm, truyền tải cảm hứng cho nhau; tìm kiếm việc làm, quảng cáo, kinh doanh và giải trí.
Sự xuất hiện của mạng xã hội đã tạo ra những giá trị mới, đem lại hiệu quả cho nền kinh tế, thúc đẩy đối với giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
Nhưng với phạm vi tiếp cận rộng rãi, tốc độ lan truyền nhanh và khó kiểm soát, mạng xã hội như “con dao hai lưỡi’’, có thể giúp lan tỏa những điều tốt đẹp nhưng cũng dễ bị lợi dụng gây ra nhiều hệ lụy.
Người dùng mạng xã hội có thể bị xâm phạm đời tư khi đăng nhập trò chuyện, gửi thư, ảnh hoặc tài liệu; có nguy cơ bị lừa đảo về kinh tế, mất an toàn cho cá nhân và gia đình; dễ bị đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội như trộm cắp, chiếm đoạt tài sản, thậm chí nhiều người thiếu cảnh giác, quá tin vào các mối quan hệ ảo, có thể dẫn tới vụ việc thương tâm.
Quá trình sử dụng mạng xã hội, nếu người dùng chủ quan sẽ bị mất định hướng, có thể dẫn tới vô tình hoặc cố ý tán phát những thông tin xấu, độc, gây hại cho cộng đồng.
Việc tham gia mạng xã hội ở mức cao, chiếm quá nhiều thời gian, có thể dẫn đến nguy cơ giảm sút sức khỏe, hiệu quả học tập, công tác và giao tiếp, thậm trí làm rạn nứt quan hệ ngoài đời thực.
Từ thực tiễn sử dụng mạng xã hội đã hình thành nên văn hóa ứng xử trên mạng. Văn hóa ứng xử trên mạng xã hội được hiểu là hệ thống giá trị chi phối nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử của cá nhân, cộng đồng trong các mối quan hệ với tự nhiên, xã hội và với chính bản thân khi tham gia mạng xã hội, phản ánh trình độ phát triển của cá nhân và cộng đồng.
Vì vậy, hãy nâng cao ý thức, trách nhiệm để làm cho cuộc sống của chúng ta trên môi trường không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội được tốt đẹp hơn.
Tags: