Theo Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng kí vào Việt Nam tính đến ngày 20/8/2023 bao gồm: Vốn đăng kí cấp mới, vốn đăng kí điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 18,15 tỉ USD, tăng 8,2% so với cùng kì năm trước. FDI thực hiện tại Việt Nam 8 tháng đầu năm 2023 đạt khoảng 13,1 tỉ USD, tăng 1,3% so với cùng kì năm trước.
Trong khi đó, tíính đến 15/9/2023, tỉnh Bắc Giang thu hút hơn 2 tỷ USD vốn đầu tư quy đổi, gấp 1,86 lần so với cùng kỳ. Tính riêng thu hút đầu tư FDI, Bắc Giang xếp thứ 4 cả nước.
Trong đó, tỉnh cấp mới 27 dự án trong nước, vốn đăng ký hơn 5.400 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2022; 70 dự án FDI, vốn đăng ký gần 1.400 triệu USD, gấp 5 lần cùng kỳ 2022; điều chỉnh 24 dự án trong nước, vốn đăng ký tăng thêm hơn 1.700 tỷ đồng, gấp gần 7 lần; điều chỉnh 29 dự án FDI tổng vốn tăng thêm hơn 321 triệu USD, bằng gần 60%.
Tính riêng thu hút đầu tư FDI, Bắc Giang xếp thứ 4 cả nước (sau TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng). Vốn thực hiện của các dự án đầu tư trong nước 9 tháng đầu năm ước đạt 2.156 tỷ đồng; vốn thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khoảng 682 triệu USD.
Tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, đặc biệt tỷ trọng kinh tế số/GRDP Bắc Giang đạt 42,1%, đứng thứ 3 cả nước sau tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên. Tính chung 9 tháng tăng 12,04%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 15,21% (công nghiệp tăng 16,37%, xây dựng tăng 5,21%); dịch vụ tăng 6,02%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,51%, thuế sản phẩm tăng 6,25%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 9 tháng đạt 41.573 tỷ đồng, tăng 14,6% so cùng kỳ, vượt 2,6% kế hoạch. Tổng giá trị xuất nhập khẩu đạt 32,1 tỷ USD, tăng 0,4%. Dự nợ tín dụng tăng 7,2%. Các chỉ tiêu về du lịch đều tăng mạnh, tổng lượng khách du lịch ước đạt 1,5 triệu lượt, tăng 45%, đạt 75% kế hoạch.
Tính đến ngày 12/9/2023, tổng thu ngân sách toàn tỉnh đạt hơn 10 nghìn tỷ đồng, bằng 67% dự toán năm, giảm 23% so cùng kỳ; có 5/15 khoản thu, 2/10 địa phương vượt dự toán năm. Tính đến ngày 15/9/2023, tổng giá trị giải ngân chung đạt 6.135,3 tỷ đồng, bằng 46,4% kế hoạch.
Để tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư vào địa bàn, những tháng cuối năm, tỉnh Bắc Giang tăng cường các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng thu hút đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, thật sự có năng lực và các dự án đầu tư chất lượng, phù hợp với yêu cầu và định hướng phát triển bền vững.
Chủ động nắm bắt, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đầu tư và trong hoạt động sản xuất kinh doanh; thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, lao động, môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy… Kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác đầu tư, nhất là những nhà đầu tư cố tình không thực hiện theo quy hoạch; xử lý các dự án vi phạm chậm tiến độ, dự án đã được thuê đất nhưng chưa xây dựng, dự án chưa hoàn thiện thủ tục về môi trường, dự án chưa được thuê đất.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.