Hà Nội 20 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 19 °C
Đà Nẵng 21 °C
Yên Bái 14 °C
  • Hà Nội Hà Nội 20°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 19°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 21°C
  • Yên Bái Hà Nội 14°C

Không chủ quan với lạm phát

Thương trường
09/10/2023 07:48
Theo Báo Nhân dân
aa
Việt Nam thuộc nhóm các nước kiểm soát tốt lạm phát nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro từ tác động của lạm phát thế giới và đang có xu hướng tăng giá hàng hóa những tháng cuối năm ở thị trường trong nước.


Người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm tại siêu thị BRG Mart Bùi Ngọc Dương, Hà Nội. (Ảnh TUỆ NGHI)

Người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm tại siêu thị BRG Mart Bùi Ngọc Dương, Hà Nội. (Ảnh TUỆ NGHI)

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý III/2023 tăng 2,89% so cùng kỳ, CPI bình quân chín tháng tăng 3,16%; lạm phát cơ bản tăng 4,49%. Lạm phát được kiểm soát hiệu quả từ đầu năm đến nay là một trong những yếu tố quan trọng hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.

Lạm phát được kiểm soát

Phân tích các yếu tố giúp Việt Nam giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát trong chín tháng qua, bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho biết, đó là nhờ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ động, quyết liệt, sát sao chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp như: Giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định thị trường ngoại hối; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; triển khai các gói tín dụng hỗ trợ các ngành, lĩnh vực; miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất, hỗ trợ doanh nghiệp; gia hạn visa cho khách du lịch; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản; quan tâm thực hiện công tác an sinh xã hội. Theo đó, thị trường các mặt hàng thiết yếu không có biến động bất thường, nguồn cung được bảo đảm, giá hàng hóa tăng giảm đan xen.

Các yếu tố hỗ trợ kiểm soát lạm phát còn do chỉ số giá nhóm xăng dầu trong nước giảm 15,26% so cùng kỳ theo biến động của giá thế giới, tác động làm CPI chung giảm 0,55 điểm phần trăm. Chỉ số giá nhóm gas trong nước giảm 10,21% tác động làm CPI chung giảm 0,15 điểm phần trăm. Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương thường xuyên thực hiện các biện pháp bảo đảm cân đối cung-cầu, bình ổn giá đối với nhóm hàng lương thực, thực phẩm.

Đây là nhóm hàng hóa chiếm tỷ trọng khoảng 1/4 tổng chi tiêu tiêu dùng của dân cư cho nên việc bình ổn giá cả đối với nhóm hàng này đã có tác động kiềm chế tốc độ tăng của CPI. Những dịch vụ do Nhà nước quản lý như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế cũng được Chính phủ điều hành thận trọng. Việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam tăng giá điện sinh hoạt 3%, cũng tác động tới CPI.

Tổng cục Thống kê dự báo từ nay đến cuối năm, lạm phát toàn cầu hạ nhiệt sẽ giúp Việt Nam giảm bớt áp lực từ kênh nhập khẩu lạm phát, đồng thời giúp cải thiện yếu tố tâm lý, kỳ vọng, hỗ trợ kiểm soát lạm phát mục tiêu. “Với các yếu tố phân tích như trên, chúng ta có thể yên tâm về lạm phát năm 2023”, bà Nguyễn Thu Oanh nói.

Còn nhiều yếu tố rủi ro

Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, kiểm soát lạm phát không chỉ là câu chuyện ngắn hạn, ngay cả khi áp lực lạm phát không còn căng thẳng cũng không được chủ quan, lơ là. Theo TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), dự báo CPI bình quân cả năm 2023 sẽ ở mức dưới 3,5% nhưng các yếu tố gây áp lực lạm phát vẫn tiềm ẩn.

Đó là giá dầu và giá hàng hóa thế giới dù hạ nhiệt nhưng vẫn còn cao; hiệu ứng giảm giá xăng dầu và giá nguyên vật liệu nhập khẩu đến các nhóm hàng hóa khác chậm hơn so với hiệu ứng tăng giá của các mặt hàng do Nhà nước quản lý gồm: Giá điện, lương cơ sở, dịch vụ y tế, giáo dục. Yếu tố quan trọng khác là cung tiền, tín dụng, vòng quay tiền và tổng cầu sẽ tăng cao hơn vào chu kỳ cuối năm.

Bên cạnh nhận định tích cực về kết quả kiềm chế lạm phát, Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra những yếu tố tiềm ẩm rủi ro đối với lạm phát trong ba tháng cuối năm. Cụ thể, ở trong nước, xu hướng CPI tăng trở lại đang trở nên rõ nét từ tháng 7, trong khi lạm phát thế giới tuy đã hạ nhiệt nhưng vẫn là mối lo của các quốc gia khi thị trường năng lượng, lương thực xuất hiện những bất ổn mới.

Lạm phát cơ bản bình quân chín tháng năm 2023 tăng 4,49%, cao hơn lạm phát chung (3,16%) và là mức tăng cao nhất của cùng kỳ trong 5 năm qua, là một thách thức đối với việc điều hành chính sách tiền tệ. Từ nay đến cuối năm, áp lực lạm phát được dự báo đến từ việc tăng lương cơ bản (tăng 20% từ ngày 1/7/2023) sẽ tác động đến giá các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng.

Bên cạnh đó, dịch vụ du lịch tiếp đà phục hồi; nhu cầu mua sắm các mặt hàng thực phẩm, đồ uống, may mặc tăng theo quy luật do nhu cầu mua sắm cuối năm cũng khiến giá cả hàng hóa tăng lên. Mặt khác, giá xăng dầu thế giới đang có xu hướng tăng trở lại; giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu là nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng đến lạm phát trong quý IV.

Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nhiệm vụ kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, Tổng cục Thống kê kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam để có các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm bảo đảm nguồn cung, bình ổn giá trong nước.

Đối với chính sách thương mại, cần chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng nhằm bảo đảm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu; kiểm soát giá nguyên vật liệu đầu vào, tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước dần thay thế nguồn nhập khẩu.

Lạm phát thấp luôn là thời điểm thích hợp để điều chỉnh các loại giá dịch vụ do Nhà nước quản lý, tuy nhiên Tổng cục Thống kê kiến nghị cơ quan điều hành cần quyết định mức độ và thời điểm điều chỉnh phù hợp, tránh gây cộng hưởng lạm phát chi phí đẩy, tạo ra lạm phát kỳ vọng của nền kinh tế.

Trong công tác điều hành vĩ mô, cần tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Lạm phát được kiểm soát hiệu quả sẽ giúp ổn định dòng tiền, là yếu tố quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.

bài liên quan
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.
Giúp đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới phát triển kinh tế

Giúp đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới phát triển kinh tế

Không chỉ tập trung xây dựng đơn vị và huấn luyện sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền, biên giới quốc gia, những năm qua, Bộ đội Biên phòng các tỉnh bắc Tây Nguyên còn tích cực, chủ động giúp đỡ người dân các dân tộc vùng biên giới phát triển kinh tế. Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng phát triển, tình đoàn kết quân dân củng cố, bền chặt.
Nhất quán mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

Nhất quán mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương phải kiên định, nhất quán mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Hà Tĩnh: Tự tin vững bước trong năm 2024

Hà Tĩnh: Tự tin vững bước trong năm 2024

Sự đoàn kết, thống nhất cao của cả hệ thống Chính trị; phân cấp, phân quyền rõ… giúp Hà Tĩnh có một năm thành công dù gặp nhiều khó khăn.
Nghệ An: Thành lập 5 tổ công tác chỉ đạo, thúc đẩy thực hiện kế hoạch năm 2024

Nghệ An: Thành lập 5 tổ công tác chỉ đạo, thúc đẩy thực hiện kế hoạch năm 2024

Theo Quyết định, sẽ có 5 Tổ công tác chỉ đạo, thúc đẩy thực hiện Kế hoạch năm 2024 tỉnh Nghệ An theo kịch bản tăng trưởng đã đề ra.
Dấu ấn Chương trình MTQG tại huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Dấu ấn Chương trình MTQG tại huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Thời gian qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Mới nhất
Đọc nhiều
Tăng thêm 5% thuế đối với một số mặt hàng từ ngày 1/1/2025

Tăng thêm 5% thuế đối với một số mặt hàng từ ngày 1/1/2025

Mười ba mã hàng hóa sẽ có mức thuế suất thuế xuất khẩu là 20% kể từ ngày 1/01/2025.
Cộng đồng Doanh nghiệp huyện Đông Hải phát triển nhanh cả về lượng và chất

Cộng đồng Doanh nghiệp huyện Đông Hải phát triển nhanh cả về lượng và chất

Chiều 26/12, UBND huyện Đông Hải (tỉnh Bạc Liêu) tổ chức Đại hội thành lập Hội Doanh nghiệp huyện Đông Hải lần thứ I, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
"Mọi người, mọi nhà đều có Tết", không ai bị bỏ lại phía sau

"Mọi người, mọi nhà đều có Tết", không ai bị bỏ lại phía sau

Mới đây, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành Chỉ thị số 38-CT/TU về việc tổ chức phục vụ Tết Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.