Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Khi tiền và thương mại không còn đủ sức chi phối quan hệ Mỹ - Trung

Thương trường
30/05/2019 17:11
Hương Giang
aa
Trung Quốc vừa là một đối thủ chiến lược đáng gờm nhất, thách thức về kinh tế lớn nhất và đối tác thương mại khổng lồ của Mỹ.


Mối quan hệ "cộng sinh"

Khi tiền và thương mại không còn đủ sức chi phối quan hệ Mỹ - Trung - Ảnh 1.

Kể từ khi Trung Quốc đi lên từ những tàn dư sau sự thất bại của chủ nghĩa Mao Trạch Đông 40 năm trước, động cơ tăng trưởng lợi nhuận đã trở thành trụ cột cho sự ổn định trong quan hệ với Mỹ. Những ứng viên tranh cử tổng thống có thể cáo buộc Trung Quốc cướp đi cơ hội việc làm của Mỹ. Những vụ bê bối gián điệp có thể trở nên nóng rực. Nhưng sau đó, những ông chủ doanh nghiệp và chính trị gia ở Bắc Kinh cùng Washington quyết định rằng tất cả các bên đang kiếm được quá nhiều tiền nên không muốn mối quan hệ bị xấu đi. Điều này tập trung vào những lợi ích của cả 2 bên, dẫn đến những thoả hiệp "bằng mặt mà không bằng lòng".

Sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, cựu Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã gửi một lời nhắn cho cố Chủ tịch Trung Quốc Đặng Tiểu Bình nhằm thúc giục đưa ra những nỗ lực chung để ngăn chặn cái mà ông gọi là "sự kiện bi thảm gần đây" gây hại cho mối quan hệ 2 nước. Đến năm 2008, khi khủng hoảng tài chính nổ ra lại cho thấy sự phụ thuộc đáng lo ngại giữa Mỹ - bên nhập khẩu hàng hoá giá rẻ, và Trung Quốc - nhà xuất khẩu hàng hoá giá thấp. Theo đó, nhiều thuật ngữ mới đã ra đời để miêu tả cho mối quan hệ "cộng sinh" này là "Chimerica" hay "G2".

Tuy nhiên, bất ngờ thay, chỉ kiếm tiền thôi vẫn chưa đủ. Trong vài năm qua, cuộc thảo luận về cách hai nền kinh tế lớn nhất thế giới giao thương với nhau đã nhường chỗ cho những ý kiến về cạnh tranh chiến lược và các mối đe doạ an ninh. Thay vì tìm những thuật ngữ mới hấp dẫn, các học giả lại đang tìm hiểu về những trường hợp tương tự trong lịch sử. Một số nói về năm 1914, khi cuộc đụng độ về tham vọng của Anh và Đức đã gạt lợi ích thương mại sang một bên. Các nhà phân tích Trung Quốc thì bị ám ảnh bởi "bẫy Thucydides" - nguyên nhân gây ra sự diệt vong khi các quốc gia khi mới nổi chiến đấu với những cường quốc đang thống trị.

Trung Quốc dần trở thành đối thủ đáng gờm của Mỹ

Sự trỗi dậy của Trung Quốc luôn gây nhiễu loạn. Trung Quốc vừa là một đối thủ chiến lược đáng gờm nhất, thách thức về kinh tế lớn nhất và đối tác thương mại khổng lồ của Mỹ. Đó là một điều mới. Cú sốc của Nhật Bản trong những năm 1970 và 1980 đã khiến các chính trị gia yêu cầu thành lập hàng rào bảo hộ, khi thâm hụt thương mại hàng hoá của Mỹ với Nhật Bản tăng gần gấp 25 lần trong một thập kỷ. Nhưng đó là một cuộc chiến chính trị 1 chiều: Nhật Bản là một đồng minh quân sự phụ thuộc vào Mỹ.

Trong khi đó, Liên Xô là một đối thủ về ý thức hệ chứ không phải về thương mại: năm 1987, tổng giá trị thương mại song phương là 2 tỷ USD một năm - thấp hơn 0,25% tổng giao dịch thương mại của Mỹ với thế giới. Năm 2018, thương mại song phương giữa Mỹ và Trung Quốc đạt 2 tỷ USD một ngày (chiếm 13% thương mại với thế giới của Mỹ).

Các nhà lãnh đạo phương Tây đã hy vọng rằng việc gia nhập kinh tế toàn cầu sẽ khiến Trung Quốc trở nên "phương Tây hơn", vì một tầng lớp trung lưu đang phát triển đòi hỏi quyền tự do ngôn luận và chính phủ phải có trách nhiệm giải trình. Họ đã sai. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và những đợt co thắt của chủ nghĩa dân tuý phương Tây đã khiến những nhà lãnh đạo của Trung Quốc, đặc biệt là ông Tập Cận Bình, tự tin củng cố quyền lực của mình.

Mâu thuẫn trong thời đại 4.0

Cú sốc của Mỹ còn tồi tệ hơn khi nói về thương mại trong công nghệ - vốn làm mờ ranh giới giữa thương mại và an ninh quốc gia. Chính quyền ông Trump phản đối việc cho phép Huawei xây dựng mạng lưới 5G là dấu hiệu của tương lai đó. Về gốc rễ, về niềm tin, những cuộc tranh luận này là một "món hàng" ít quan trọng hơn nếu Trung Quốc chỉ xuất khẩu giày tennis và TV thay vì sản xuất microchip - thứ giúp điều khiển xe tự lái và máy bay. Tuy nhiên, những hình thức tự vệ vụng về đã gây hại. Việc định nghĩa những công nghệ nhạy cảm theo phạm vi quá rộng và "bức màn sắt của kinh tế" có thể dẫn đến việc chia rẽ Mỹ và Trung Quốc, cản trở giao thương hàng hoá, vốn, con người và công nghệ và tạo ra những hệ luỵ đối với phần còn lại của thế giới.

Sức mạnh công nghệ ngày càng tăng của Trung Quốc đang đặt ra những gánh nặng mới đối với toàn cầu hoá, vượt ra ngoài những tranh luận trước đây về việc Trung Quốc cướp đi cơ hội việc làm của Mỹ. Việc General Motors bán được nhiều xe ở Trung Quốc hơn ở Mỹ từng được sử dụng để giúp 2 nước kiểm soát những khác biệt về ý thức hệ. Còn ngày nay, chuỗi cung ứng, từng mang chất bán dẫn từ Trung Quốc vào các thiết bị ở Mỹ, thực sự khiến rủi ro chính trị tăng cao hơn.

Các loại vũ khí hàng triệu USD của Mỹ phụ thuộc vào microchip có nguồn gốc từ các công ty trên toàn cầu. Cơ sở hạ tầng quan trọng có thể mang những thành phần nhập khẩu từ hàng chục quốc gia, yêu cầu cập nhận phần mềm từ một nhà cung cấp ở một lục địa và gửi các luồng dữ liệu đến một lục địa khác. Hồi tháng 4, một ban cố vấn của Lầu Năm Góc đã cảnh báo các chỉ huy quốc phòng lên kế hoạch mô hình bảo mật "zero trust". Số lượng giao dịch ngày càng tăng đòi hỏi sự cam kết trọn đời với các nhà cung cấp dịch vụ từ xa. Trong thế giới này, quan hệ thương mại không thể tách rời khỏi những câu hỏi khó về việc các quốc gia ấy là đối tác, đối thủ hay kẻ thù.

Trung Quốc có quyền muốn được phát triển mạnh hơn. Sự lớn mạnh của họ giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói là điều đáng ngưỡng mộ. Chính sự phát triển không ngừng trong phương pháp của Trung Quốc đã biến kinh doanh từ một không gian an toàn sang lĩnh vực đầy cạnh tranh. Các công ty phương Tây lo ngại rằng trước khi Trung Quốc thực sự mở cửa, họ sẽ bị loại trừ ngay sau khi các công ty Trung Quốc trở nên tự chủ sau khi đã học hỏi, mua hoặc thậm chí là đánh cắp công nghệ từ phương Tây.

Mỹ hung hăng trên "chiến trường" thương mại hơn dưới thời ông Trump

Khi tiền và thương mại không còn đủ sức chi phối quan hệ Mỹ - Trung - Ảnh 2.

Rất ít người Mỹ có cách tiếp cận thân thiện với những nhà lãnh đạo Trung Quốc như ông Henry Paulson (nguyên Bộ trưởng Tài chính Mỹ), một người ủng hộ sự hợp tác lâu năm giữa 2 nước. Vì vậy, tuyên bố hồi tháng 2 của ông đã gây được sự chú ý. Ông cho rằng bởi nền kinh tế Trung Quốc đã mở cửa một cách chậm chạp kể từ khi gia nhập WTO vào năm 2001, "cộng đồng doanh nghiệp Mỹ đã chuyển sang hoài nghi và phản đối chính sách của chúng tôi đối với Trung Quốc." Các ông chủ không muốn xảy ra cuộc chiến thuế quan, mà muốn có "một cách tiếp cận mang tính đối đầu hơn nữa". Và họ đang có được điều ấy từ chính quyền ông Trump.

Một phần nguyên nhân xuất phát từ việc phòng Bầu Dục đổi chủ. Ông Obama cũng tố cáo Trung Quốc gian lận thương mại và yêu cầu Trung Quốc ngừng ăn cắp bí mật thương mại. Các lãnh đạo Lầu Năm Góc của ông ngày càng lo lắng khi Trung Quốc biến những rặng san hô ở biển Đông thành tiền đồn quân sự. Nhưng, ông lại ưu tiên giải quyết các vấn đề toàn cầu, từ biến đổi khí hậu cho đến phổ biến vũ khí hạt nhân - những việc ông cần sự trợ giúp của Trung Quốc. Các chính sách cứng rắn không ngừng được đưa ra thảo thuận, nhưng thường bị bỏ qua. Ngược lại, ông Trump tuyên bố rằng giải quyết những vấn đề của thế giới không phải việc của ông.

Phần khác, Mỹ đã trở nên hung hăng hơn bởi các doanh nghiệp đa quốc gia phản đối những rào cản thương mại đang mất đi sức mạnh trong thời đại dân tuý. Một vòng kiểm soát xuất khẩu mới đối với những công nghệ nhạy cảm và các quy tắc sàng lọc đầu tư chặt chẽ vẫn hiện ra. Quá trình đó sẽ không kết thúc nhờ một thoả thuận ngừng bắn trong cuộc chiến thương mại của ông Trump.

Tổng thống Mỹ vừa là một triệu chứng, vừa là một nguyên nhân khiến nước Mỹ thay đổi tư duy về sự mở cửa của họ với thế giới. Các cử tri đã bầu ra một nhà lãnh đạo mang quan điểm "chân lý thuộc về kẻ mạnh", người đi ngược lại với cả liên minh của mình, hoài nghi về luật pháp, các giá trị phổ quát và tin rằng lợi ích quốc gia luôn được đặt lên hàng đầu. Trong bối cảnh lo ngại về hành vi gián điệp, các quy định cấp visa cho sinh viên Trung Quốc ngành khoa học và công nghệ đã được thắt chặt. Các đặc vụ FBI đã tra hỏi những học giả từ học viện nghiên cứu được nhà nước hậu thuẫn và từ chối visa của một số người. Thay vì việc Trung Quốc trở nên "phương Tây hơn", thì Mỹ lại trở nên "Trung Quốc" hơn.

Trong khi đó, giới chức Trung Quốc lại coi Mỹ như một cường quốc thua cuộc đang khó chịu, đang tìm cách kéo Trung Quốc đi xuống. Họ chế giễu ý tưởng cho rằng nước Mỹ giàu có, mang nhiều lợi thế cảm thấy bị đe doạ. Họ nhận thấy trong đó là một âm mưu để đạt được những điều khoản tốt hơn cho các công ty Mỹ kiếm tiền.

Rõ ràng cuộc chiến thương mại chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm". Thế giới đang chứng kiến một cuộc đua quyền lực bao phủ mọi lĩnh vực, từ công nghệ, quân sự, kinh tế đến chính trị. Cuộc đua ấy mới mẻ đến nỗi hai bên còn chưa thể thống nhất được kết cục mà họ mong muốn sẽ có hình dáng như thế nào, và thế giới nên lo lắng về điều đó.

bài liên quan
Bắt giữ và bàn giao 02 đối tượng bị truy nã quốc tế

Bắt giữ và bàn giao 02 đối tượng bị truy nã quốc tế

Công an tỉnh Bình Thuận đã tiến hành bàn giao 02 đối tượng truy nã người Trung Quốc cho Công an Trung Quốc tại cửa khẩu Hữu Nghị - tỉnh Lạng Sơn.
Hội đàm giữa Đồn Biên phòng Hà Giang với Trạm Kiểm soát biên phòng Thiên Bảo

Hội đàm giữa Đồn Biên phòng Hà Giang với Trạm Kiểm soát biên phòng Thiên Bảo

Ngày 28/3, tại trấn Điền Bồng, huyện Phú Ninh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc diễn ra Hội đàm tổng kết công tác kiểm soát cửa khẩu, lối mở năm 2023, quý I năm 2024; triển khai nhiệm vụ công tác quý II năm 2024 giữa đoàn đại biểu Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, Đồn Biên phòng Xín Cái (Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang, Việt Nam) với Phân trạm Hòa Bình, Phân trạm Điền Bồng (Trạm Kiểm soát Biên phòng xuất, nhập cảnh Thiên Bảo, Trung Quốc)
Giá vàng ngày mùng 3 Tết: Vàng quốc tế bật tăng, trong nước vẫn nghỉ tết

Giá vàng ngày mùng 3 Tết: Vàng quốc tế bật tăng, trong nước vẫn nghỉ tết

Giá vàng thế giới giao ngay ở ngưỡng 2.025 USD/ounce, tăng hơn 1 USD/ounce so với chốt phiên giao dịch cuối tuần trước.
Khởi động Năm Giao lưu nhân dân ASEAN-Trung Quốc 2024

Khởi động Năm Giao lưu nhân dân ASEAN-Trung Quốc 2024

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt ngày 2/2 dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Lễ Khởi động Năm ASEAN-Trung Quốc về Giao lưu nhân dân 2024 tại thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.
Đưa phụ nữ từ Trung Quốc về Việt Nam trái phép lấy 45 triệu đồng

Đưa phụ nữ từ Trung Quốc về Việt Nam trái phép lấy 45 triệu đồng

Hành vi của Cường đã phạm vào tội "Tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép" và đã bị Cơ quan an ninh điều tra Công an Thanh Hóa khởi tố.
Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán kính xe ô tô giả nhiều nhãn hiệu lớn

Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán kính xe ô tô giả nhiều nhãn hiệu lớn

Qua điều tra, Lợi và Như khai nhận đã mua các loại kính xe ô tô nhãn hiệu của Trung Quốc rồi vận chuyển về Việt Nam.
Mới nhất
Đọc nhiều
Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Phát hiện nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy có hành vi phóng nhanh, lạng lách... gây náo loạn đường phố, Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự xuyên đêm truy lùng, bắt giữ toàn bộ các đối tượng.
PV Power (POW) báo lãi trước thuế 833 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch đề ra năm 2024

PV Power (POW) báo lãi trước thuế 833 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch đề ra năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng điện toàn tổng công ty PV Power ước đạt 11.421 triệu kWh, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2023.
Đề xuất tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều

Đề xuất tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều

Xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025.
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.