Tính đến ngày 31/12/2020, cả nước đã tiết kiệm 70% kinh phí hội nghị, công tác phí trong và ngoài nước và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020.
Tổng số kinh phí đã cắt giảm, tiết kiệm được của ngân sách trung ương là 49.300 tỷ đồng, tương đương 4,6% dự toán Quốc hội giao.
Trên đây là những con số được Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nêu tại cuộc trả lời báo chí mới đây về những dấu ấn tài chính - ngân sách năm 2020.
Ông Dũng cho biết, nhiệm vụ năm 2020 được triển khai thực hiện trong "điều kiện chưa từng có tiền lệ": căng thẳng thương mại giữa các nước lớn leo thang, đại dịch Covid-19 xuất hiện, đã làm cho nhiều quốc gia trên thế giới rơi vào suy thoái nghiêm trọng.
Trong một bối cảnh khó khăn như vậy, để có thể cân đối được cán cân thu - chi Nhà nước không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Thu gặp khó, đương nhiên, chi cũng phải đúng nơi, đúng chỗ và hiệu quả.
Từ thực tế của ngành tài chính, chúng ta cũng thấy rằng, ở một góc độ nào đó, Covid-19 cũng đã tạo nên những áp lực rất lớn với nhà điều hành, buộc các ngành các cấp phải nâng hiệu quả đồng vốn Nhà nước lên mức tối đa và mạnh tay cắt bỏ những khoản chi không cần thiết.
Đây cũng là mục tiêu mà ngay cả trong điều kiện bình thường, từ trung ương đến địa phương đều phấn đấu đạt được.
Dịch Covid-19 vẫn còn đó. Những thách thức, khó khăn về kinh tế trong điều kiện hội nhập vẫn còn đó. Áp lực thu - chi vẫn còn đó… Do vậy, trong năm 2021 và cả những năm tiếp theo, bài toán tiết kiệm ngân sách luôn hiện hữu.
Nhìn nhận về bối cảnh kinh tế hiện tại, lãnh đạo ngành tài chính đã rất thẳng thắn: Đối với nước ta, những thành quả đạt được trong năm 2020 là hết sức tích cực và đáng tự hào nhưng vẫn còn quá sớm để cho rằng chúng ta đã thoát ra khỏi khó khăn do Covid-19.
Thế nhưng, ngành này vẫn đặt nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 là phấn đấu tăng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) 3% so với dự toán Quốc hội quyết định, tỷ lệ động viên vào NSNN khoảng 15,5%GDP; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế; quyết liệt xử lý nợ đọng thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế xuống dưới 5% tổng thu NSNN.
Có câu: "Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm". Bên cạnh việc giảm chi, phương án phải tăng thu thiết nghĩ cũng là điều dễ hiểu với người giữ "chìa khóa" ngân khố.
Song, như thống kê của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong năm 2020, có 101.719 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 13,9% so với năm 2019. Đó là chưa kể có hàng trăm nghìn doanh nghiệp khác bị giảm doanh thu, thua lỗ, lợi nhuận thụt lùi… Nghĩa là nơi nuôi dưỡng nguồn thu đã và đang bị tổn thương.
Đồng tình với một số giải pháp mà Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nêu ra, người viết cũng cho rằng, điều quan trọng là phải hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, phải nuôi dưỡng nguồn thu. Doanh nghiệp phải khỏe, phải sống sót thì mới có thể hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Điều quan trọng là phải chống trốn thuế, gian lận thuế. Không thể có chuyện có những doanh nghiệp lớn, hưởng nhiều ưu đãi mà triền miên báo lỗ để trốn, tránh thuế, không đóng góp cho xã hội. Không thể có những cá nhân hưởng lợi ích lớn từ cộng đồng mà không có nghĩa vụ gì với ngân sách.
Cơ hội nhiều, thách thức không ít. Nhưng cũng chính trong thử thách mới thấy được bản lĩnh, tài ba của người quản lý, của cơ quan điều hành.
Riêng về phía người nộp thuế, người viết tin rằng, đã là doanh nghiệp chân chính, ai cũng đều có khát vọng vươn lên và được đóng góp. Và cũng thầm mong sao, những người lao động như chúng ta, trong năm mới Tân Sửu sẽ thêm nhiều người… được nộp thuế và được đóng góp nhiều hơn nữa - đồng nghĩa với thu nhập tăng lên!
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Ba ơi, con yêu Ba, con nhớ Ba nhiều lắm. Nếu có kiếp sau, con chỉ mong Ba đừng rời xa con. Hãy ở lại bên con lâu hơn, để con được sống trọn vẹn với tình thương của Ba, để con có thể gọi “Ba ơi” như bao người khác.
Nam thanh thiếu niên ở Đà Nẵng vẫy tay chào nhóm đối thủ trên đường, bị nghĩ là hành động khiêu khích nên xảy ra ẩu đả và bị đối thủ tông trúng, tử vong.
Do mâu thuẫn, trên đường chở ông Phúc về nhà, Long dùng tay đánh liên tiếp vào vùng đầu, ngực, bụng và tay ông Phúc. Khi về đến nhà, Long tiếp tục đánh ông Phúc dẫn đến tử vong.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.