Chiều 9/3, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã chủ trì buổi làm việc với các đơn vị về tình hình thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc tham dự buổi làm việc.
Tại buổi làm việc, Cục Công nghệ thông tin (CNTT) đã báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ được giao của Bộ, cụ thể là ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg; ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg; tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Kế hoạch hành động của Bộ Tư pháp thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg; triển khai nhiệm vụ rà soát các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ triển khai định danh và xác thực điện tử.
Qua đó, Cục CNTT đề nghị ưu tiên bố trí nguồn nhân lực cho CNTT; bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ năm 2022 và của Đề án (Nâng cấp Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tư pháp; Nâng cấp Hệ thống phần mềm lý lịch tư pháp…); chỉ đạo các đơn vị được giao chủ đầu tư các dự án trung hạn về công nghệ giai đoạn 2021 – 2025 khẩn trương triển khai tiến độ nhằm đảm bảo cở sở hạ tầng hoàn thiện Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử hiện nay.
Bên cạnh đó, các đơn vị có cơ sở dữ liệu yêu cầu kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGVDC) phối hợp với Cục CNTT xác định rõ yêu cầu nghiệp vụ, nhu cầu kết nối, chia sẻ với CSDLQGVDC và các cơ sở dữ liệu khác để đề xuất nguồn lực thực hiện đảm bảo tiến độ kết nối, chia sẻ tháng 06/2023.
Sau khi lắng nghe các ý kiến của các đơn vị, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc đề nghị phối hợp chặt chẽ các địa phương, đặc biệt là 5 thành phố trực thuộc TW để hướng dẫn, trao đổi, hướng dẫn về nghiệp vụ hộ tịch; nhanh chóng có biện pháp để khắc phục các khó khăn, vướng mắc; thực hiện nghiêm túc các kết luận liên quan đến nhiệm vụ trong Quyết định số 06/QĐ-TTg.
Bộ trưởng Lê Thành Long nhấn mạnh đây là Đề án quan trọng trong việc xây dựng Chính phủ số, công dân số, xã hội số và có tác động lớn đối với Bộ, ngành Tư pháp. Đồng thời đánh giá cao báo cáo, sự chuẩn bị của Cục CNTT, tinh thần phối hợp giữa các đơn vị và sự chỉ đạo sát sao của Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc. Bộ trưởng đề nghị, đối với từng phiên họp Chính phủ về vấn đề này, phải có báo cáo ngắn về tiến độ thực hiện công việc; khó khăn, vướng mắc đặt ra; đề xuất của Bộ Tư pháp đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan, bám đúng tinh thần chỉ đạo trong Quyết định số 06/QĐ-TTg; có văn bản đôn đốc xử lý khi phát sinh công việc đối với từng Bộ, ngành có liên quan.
Đối với Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Bộ trưởng đề nghị tập hợp tài liệu, cung cấp thông tin có hệ thống về Luật Hộ tịch, căn cước công dân, lịch sử quản lý vấn đề về hộ tịch từ trước đến nay, kinh nghiệm của thế giới. Bộ trưởng cũng lưu ý, phải giải quyết ngay và nhanh chóng các những vấn đề khó khăn, cấp bách; có kế hoạch đôn đốc, kiểm tra về tình hình thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ở các địa phương…
Ngày 20/11, Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai Thông báo số 108-TB/VPTW về kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp...
Để đảm bảo tính chặt chẽ, khách quan, công khai, minh bạch, đồng thời, khắc phục các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đấu giá tài sản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản.
Tối ngày 12/7 tại thành phố Quy Nhơn(Bình Định), báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức chương trình Gala dinner kỷ niệm 39 năm ngày báo Pháp luật Việt Nam xuất bản số báo đầu tiên (10/7/1985-10/7/2024).
Bộ Tư pháp đã thực hiện cải cách hành chính và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO trong việc thực hiện công tác chuyên môn, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp... qua đó, đạt được một số kết quả nổi bật. Trong đó, Chỉ số cải cách hành chính (Par Index) của Bộ tiếp tục duy trì nhóm dẫn đầu (xếp thứ 1) trong số các bộ, ngành được đánh giá.
Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, trước khi bị bắt giữ để điều tra về hành vi "Giết người", "Cướp tài sản" tại Sóc Sơn, Ma Văn Duy còn thực hiện hành vi trộm cắp xe ô tô tại Thái Nguyên và lái chiếc xe này di chuyển xuống Hà Nội; nên đối tượng còn có thể bị xem xét xử lý thêm về các tội danh Trộm cắp tài sản, Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nếu có đủ yếu tố cấu thành các tội danh này...
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hoá) đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, trước khi bị bắt giữ để điều tra về hành vi "Giết người", "Cướp tài sản" tại Sóc Sơn, Ma Văn Duy còn thực hiện hành vi trộm cắp xe ô tô tại Thái Nguyên và lái chiếc xe này di chuyển xuống Hà Nội; nên đối tượng còn có thể bị xem xét xử lý thêm về các tội danh Trộm cắp tài sản, Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nếu có đủ yếu tố cấu thành các tội danh này...
Sau nhiều ngày tổ chức lực lượng theo dõi, bám sát di biến động của đối tượng cùng nhiều biện pháp nghiệp vụ sắc bén Công an đã triệt phá một ổ nhóm buôn bán ma túy lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh
Lực lượng chức năng đã giải cứu thành công 7 người mắc kẹt trong vụ cháy xảy ra tại ngôi nhà 8 tầng ở Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình (Hà Nội).
Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với các đơn vị phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.
Ngày 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.