Cùng Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đồng chủ trì Hội nghị cấp cao Hợp tác Mekong - Nhật Bản lần thứ 12 theo hình thức trực tuyến sáng 13/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, các nước Mekong – Nhật Bản cần tăng cường hợp tác về quản lý bền vững nguồn nước Mekong, ứng phó thiên tai và biến đổi khí hậu, trong đó chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao năng lực cảnh báo sớm, phòng chống hạn hán và lũ lụt và phát triển nông nghiệp thông minh.
Thúc đẩy dòng chảy thương mại và đầu tư giữa 6 nước
Hội nghị có sự tham dự của Lãnh đạo cấp cao các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan. Đây là hoạt động thường niên của Lãnh đạo các nước Mekong và Nhật Bản, với nội dung chính là rà soát tiến trình hợp tác trong năm qua và thảo luận phương hướng nâng cao hiệu quả hợp tác trong giai đoạn tới.
Tại hội nghị, các nhà Lãnh đạo đánh giá cao hợp tác của Nhật Bản với các nước Mekong trong cuộc chiến chống Covid-19 cũng như kết quả hợp tác trong hơn một thập kỷ qua. Hội nghị ghi nhận những tiến triển trong triển khai Chiến lược Tokyo 2018, Tầm nhìn Phát triển công nghiệp Mekong 2.0, Sáng kiến Mekong - Nhật Bản về các Mục tiêu phát triển bền vững hướng tới 2030, Sáng kiến KUSANONE Mekong về phát triển bền vững...
Bên cạnh đó, Lãnh đạo các nước Mekong hoan nghênh những sáng kiến do Thủ tướng Suga Yoshihide đề xuất tại Hội nghị, bao gồm Sáng kiến Đối tác Đầu tư vì Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) Mekong, hợp tác tăng cường chuỗi cung ứng khu vực và các chương trình nâng cao năng lực trong một số lĩnh vực chuyên ngành.
Các nhà lãnh đạo nhất trí cần tăng cường hơn nữa kết nối, nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển kinh tế kết hợp bảo vệ môi trường, giảm thiểu hậu quả thiên tai, gia tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, sử dụng và quản lý bền vững nguồn nước sông Mekong, chuyển đổi kỹ thuật số để nắm bắt cơ hội từ Cách mạng công nghiệp 4.0, thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng khu vực.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định đóng góp quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược Mekong – Nhật Bản đối với phát triển kinh tế - xã hội của các nước thành viên cũng như đối với hòa bình, ổn định và phồn vinh ở khu vực.
Chỉ ra một số định hướng cho phát triển của hợp tác Mekong – Nhật Bản giai đoạn tới, Thủ tướng cho rằng, nhiệm vụ cấp bách là tiếp tục kiểm soát tốt đại dịch Covid-19 và từng bước phục hồi kinh tế, hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp nối lại hoạt động sản xuất, kinh doanh trong môi trường “bình thường mới”.
Để làm được điều này, các bên cần thúc đẩy dòng chảy thương mại và đầu tư giữa 6 nước, phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh và sự bổ trợ của các nền kinh tế; tăng cường hợp tác về y tế thông qua chia sẻ thông tin và biện pháp ứng phó dịch Covid-19; hợp tác nghiên cứu dịch tễ học, phát triển và sản xuất vaccine, bảo đảm tiếp cận vaccine công bằng và hợp lý cho tất cả các nước; tăng cường hợp tác về quản lý bền vững nguồn nước Mekong, ứng phó thiên tai và biến đổi khí hậu, trong đó chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao năng lực cảnh báo sớm, phòng chống hạn hán và lũ lụt, và phát triển nông nghiệp thông minh.
Nâng cấp hợp tác Mekong – Hàn Quốc
Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đồng chủ trì Hội nghị Cấp cao Mekong – Hàn Quốc lần thứ hai theo hình thức trực tuyến.
Các nhà Lãnh đạo ghi nhận những kết quả tích cực mà hợp tác Mekong – Hàn Quốc đã đạt được trong 7 lĩnh vực hợp tác ưu tiên (gồm văn hoá và du lịch; phát triển nguồn nhân lực; nông nghiệp và phát triển nông thôn; hạ tầng cơ sở; thông tin và công nghệ viễn thông; môi trường; và các thách thức an ninh phi truyền thống).
Nổi bật là việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu chung về Nguồn nước và Trung tâm Đa dạng sinh học Mekong – Hàn Quốc; các dự án, hoạt động hợp tác trong lĩnh vực bảo tồn và phục hồi di sản văn hoá, phát triển nông thôn, lâm nghiệp, quản lý nguồn nước và tưới tiêu, logistics và du lịch thông minh.
Lãnh đạo các nước Mekong đánh giá cao hỗ trợ của Hàn Quốc đối với khu vực Mekong thông qua Quỹ Hợp tác Mekong – Hàn Quốc (MKCF) và các nguồn viện trợ chính thức (ODA), qua đó thúc đẩy kết nối khu vực, phát triển bền vững và đóng góp vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Về hợp tác trong thời gian tới, các nhà Lãnh đạo nhận định, khu vực và thế giới đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thảm họa thiên tai và biến đổi khí hậu.
Đặc biệt, Lãnh đạo các nước cũng bày tỏ quan ngại về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn và lũ lụt tại khu vực Mekong; từ đó nhất trí tăng cường hợp tác trong quản lý nguồn nước, ứng phó với biến đổi khí hậu và thảm họa thiên tai. Bên cạnh đó, các nhà Lãnh đạo cũng nhất trí sẽ phối hợp tổ chức các sự kiện chung trong “Năm Giao lưu Mekong – Hàn Quốc 2021” để kỷ niệm 10 năm thành lập cơ chế hợp tác.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu của hợp tác Mekong – Hàn Quốc trong gần một thập kỷ qua.
Để nâng cao vai trò và hiệu quả của hợp tác trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động khó lường, Thủ tướng cho rằng các nước thành viên cần ưu tiên thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp thông minh thông qua tăng cường chia sẻ kinh nghiệm và công nghệ, đặc biệt trong hoàn thiện quy trình sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua chương trình học bổng, trao đổi chuyên gia; và khuyến khích các tập đoàn lớn của Hàn Quốc hoạt động tại khu vực nghiên cứu xây dựng mô hình hợp tác đào tạo lao động với các trường đại học/cơ sở dạy nghề.
Cùng với đó là tăng cường hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Theo đó, các bên tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước, ứng phó thiên tai và biến đổi khí hậu; triển khai các hoạt động hợp tác, dự án nghiên cứu giữa Uỷ hội sông Mekong và Trung tâm nghiên cứu tài nguyên nước Mekong – Hàn Quốc.
Kết thúc Hội nghị, các nhà Lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố chung Hội nghị Cấp cao Mekong – Hàn Quốc lần thứ hai; và nhất trí Campuchia và Hàn Quốc sẽ đồng chủ trì Hội nghị Cấp cao Mekong – Hàn Quốc lần thứ ba trong năm 2021.
Ngày 17 tháng 12 năm 2024 – Việt Nam SuperPortTM và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Bưu điện Việt Nam) đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển các nền tảng tùy chỉnh, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Châu Á. Quan hệ đối tác chiến lược này đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường dòng chảy hàng hóa xuyên suốt khu vực, mở ra con đường thuận lợi cho các SME tiếp cận thị trường quốc tế.
Ngày 18/12, tại TP Long Xuyên (tỉnh An Giang), diễn ra phiên toàn thể với chủ đề “Nguồn vốn đầu tư và nguồn nhân lực cho liên kết bền vững vùng ĐBSCL – TP HCM và cả nước” thuộc Diễn đàn Mekong Connect 2024.
Trong khuôn khổ Chương trình giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ hai, chiều 16/12, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Công tác Cảnh sát biển Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8, nhằm thúc đẩy hợp tác thực thi pháp luật trên biển trong khu vực giữa 2 Lực lượng. Trung tướng Lê Quang Đạo - Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Thiếu tướng Uất Trung - Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Trung Quốc đồng chủ trì Hội nghị.
Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đã chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.
Trong 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kiên Giang vừa tổ chức hội nghị lần thứ 19 (mở rộng) để tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Để phục vụ điều tra vụ án Mr. Pips Phó Đức Nam... lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Công an Hà Nội đề nghị "ai là bị hại, liên hệ Phòng cảnh sát hình sự để phối hợp giải quyết".
Dưới vỏ bọc là Công ty TNHH Thương mại và Tư vấn đầu tư Master Group do Hồ Bích Ngọc đứng đại diện pháp luật...đã cùng đồng phạm dụ dỗ khách hàng tham gia 3 sàn ngoại hối RichSmart, Topmax và GFS lừa đảo nhiều người đầu tư.
Theo cơ quan công an, các đối tượng được tách biệt thành 2 bộ phận, gồm: đưa thông tin gian dối để lừa đảo gọi mời tham gia đầu tư vào sàn giao dịch chứng khoán và tạo các tài khoản, công ty để che giấu dòng tiền, tránh rủi ro khi bị cơ quan chức năng phát hiện, 2 bộ phận này hoạt động đồng thời, song song và có sự phối hợp nhịp nhàng trong cả quá trình lừa đảo.
Bực tức vì Thuêm không trả lời mình, trong lúc nhậu Ten đã dùng dao chém nhiều nhát vào người của Thuêm, thấy vậy Toc không những không can ngăn anh mà còn dùng gậy gỗ đánh tiếp khiến Thuêm tử vong, rồi đưa thi thể nạn nhân xuống suối và dùng đá đè lên che giấu.
Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp với tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) ra quyết định truy nã quốc tế bị can Lê Khắc Ngọ (34 tuổi, trú Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm).
Ngày 19/12, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã quyết định hoãn phiên tòa xét xử vụ án tham ô tài sản và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Trường Đại học Đồng Nai, do một số người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng mặt.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.