Khuôn viên rộng hơn 2.000m2 của nhà thờ dòng họ Nguyễn Hữu ở Giáp Nhất, Thanh Xuân, Hà Nội là nơi thờ cụ Lễ nghi học sỹ Nguyễn thị Lộ, vợ danh nhân văn hóa thế giơi, khai quốc công thần Nguyễn Trãi cùng em ruột cụ là cụ Nguyễn Khắc Uẩn, đang bị cháu người được dòng họ cưu mang cho ở nhờ đất nhà thờ họ, đã lợi dụng chiếm đoạt đất nhà thờ họ.
Do ông nội bị đơn (người trong dòng họ) không có chỗ nương thân dòng họ Nguyễn Hữu thương tình cưu mang cho về ở nhờ trên đất nhà thờ Tổ của dòng họ để tiện việc trông nom nhà thờ tổ.
Năm tháng trôi qua, nay dòng họ Nguyễn Hữu muốn khôi phục lại khu nhà thờ họ khang trang hoành tráng như thời cụ Tổ đã xây từ năm 1880 để thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” “Ăn quả nhớ người trồng cây”. Nhưng ước mong và lời hứa với các cụ Tổ lại lỡ hẹn, không thành bởi 2 bản án sơ thẩm số 28/2013/DS do TAND thành phố Hà Nội xử và bản án phúc thẩm số 51/2015/PT-DS do TANDTC xử đã Đình chỉ vụ án và trả lại đơn khởi kiện đòi đất nhà thờ của dòng họ ...
Đơn của Hội đồng gia tộc chi Đinh dòng họ Nguyễn Hữu viết: Dòng họ Nguyễn Hữu là dòng họ lớn ở Thủ Đô, nhà thờ Tổ trong đó có thờ hai cụ Lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ và danh nhân văn hóa thế giới, khai quốc công thần Nguyễn Trãi được cụ tổ chúng tôi xây dựng từ năm 1880 tại 24 tổ 2 khu dân cư Giáp Nhất, Nhân Chính, (nay là phường Nhân Chính quận Thanh Xuân Hà Nội) trên diện tích rộng 2620 m2:
Theo gia phả cũng như truyền miệng: Năm 1880, tổ mẫu Đoàn Thị Hóa đưa tiền cho anh chồng là cụ Thừa Nguyễn Hữu Dương về quê Mọc Giáp Nhất mua đất và đứng lên trông nom xây dựng nhà thờ họ (gia phả.tr 3,4,5) cho chi Đinh - (thửa đất xây nhà thờ các Tổ Phụ cho cụ Tài con cụ Dương sẽ là Trưởng họ đứng tên). Năm 1939 trong bằng khoán điền thổ làng Giáp Nhất do Tòa công sứ Bắc Bộ - Sở địa chính và địa hình tỉnh Hà Đông – huyện Thanh Trì – khu Khương Đình lập lần 2 ngày 27/1/ 1939 nêu rõ:
1) Thửa 72 - đất ở - Diện tích 1850 m2 - Nguyễn Hữu Tài chủ sở hữu Giáp Nhất- sinh 1885 Giáp Nhất - vợ Ngô Thị Diễm .
2) Thửa 11- đất ở - diện tích 770 m2- Những người thừa kế của Nguyễn Hữu Tiệp-Quyền được hưởng hoa lợi: Nguyễn Thị Nhâm. (Hai thửa đất 72 +11 nay dòng họ kiện đòi để làm lại nhà thờ Tổ.) Các văn bản giấy tờ đều ghi rõ: ông Tiệp chết năm 1932, bà Nhâm vợ ông Tiệp, chỉ được hưởng hoa lợi trông nom đất cho dòng họ.
Năm 1946 thực hiện tiêu thổ kháng chiến, nhà thờ chỉ còn lại bể nước mưa. Năm 1950, cụ Lê Hương Nhị (con dâu cụ Đoàn Thị Hóa) xây nhà thờ tạm trên nền cạnh nhà thờ chính. Năm 1989 cụ Nguyễn Hữu Thuyết (con trai cụ Hương Nhị), chủ tịch Hội đồng gia tộc có đơn xin phép xã và thư gửi con cháu trong họ góp tiền xây nhà thờ trên nền nhà thờ chính như ngày nay.
Theo gia phả của dòng họ, Chi Đinh làm ăn sinh sống ở phố hàng Bè, cụ Nguyễn Hữu Cẩn con trai cả cụ Đoàn Thị Hóa. Khi “mẹ chết để lại một gia tài to lớn, đã nướng sạch vào cờ bạc và thuốc phiện, phải xin về nhà thờ nương thân” (gia phả.tr 10). Cụ Cẩn có 10 người con: 7 trai 3 gái, 9 người biết bố mình ở nhờ đất nhà thờ, nhiều người khó khăn vẫn tìm nơi khác ở, chỉ có bố bị đơn, ở lại như vai trò “ông từ giữ đền” trông coi đất có nhà thờ cho dòng họ.
Năm 1960, xã kê khai lại đất đai: ông Thùy con ông Tiệp đã giấu cả họ, tự mình lén lút lên xã khai tên ông là chủ sử dụng thửa 11 đất ao nhà thờ. Thửa 72 đất xây nhà thờ Tổ tên cụ Tài trưởng họ chủ sở hữu. Không dừng ở đó ông Thùy đã ngấm ngầm tự viết giấy chia cho con đất ao và đất xây nhà thờ. Anh em, con ông Thùy, tranh nhau chiếm đất nhà thờ. Từ chỗ dòng họ chủ sở hữu 2.620m2 nay chỉ còn vẻn vẹn 44m2 xây nhà thờ và 57 m2 sân. Con cháu đông, tính từ cụ Nguyễn Hữu Tân tổ chi Đinh, đến nay đã 8 đời, khi lễ Tổ phải đứng cả ngoài đường. 2620 m2 đất nhà thờ của dòng họ mà bị đơn ở nhờ nay chiếm đoạt đã được thể hiện đầy đủ trên các văn bản pháp lý và các tài liệu như :
- Bản Khoán điền thổ ngày 27-1- 1939 (lần 2); Các biên bản, nghị quyết anh em bị đơn đều ký thừa nhận ở đất nhà thờ: Biên bản ngày 2/12/1990 có nội dung “Tất cả gia đình ở trên đất nhà thờ phải có nghĩa vụ đóng góp nốt hoàn thành nhà thờ phần ngoài; Nghị quyết Hội đồng gia tộc ngày 20/6/1993: khẳng định “nhà thờ họ là tài sản di tích lịch sử dòng họ gồm: nhà thờ, nhà ở, sân, bể nước, vườn và ao” là quyền lợi, tình cảm của mọi thành viên trong họ...
Hiện các con, cháu bác trưởng Ru (bố bị đơn) đang sống trên đất nhà thờ họ phải bảo đảm không được để đất của Họ tộc chạy ra ngoài...; Đơn 3 chị em ông Côn (bị đơn) kiện ông Thùy anh ruột gửi đảng ủy, UBND xã ngày 20/9/ 1995 thừa nhận: “từ lâu đời ông bà nội và họ hàng nhà tôi đều ở Hà Nội (trên phố) ở làng có nhà thờ, vườn và ao, Ông Bà Nội và họ hàng tôi giao cho Bố Mẹ tôi thờ cúng và trông nom vườn, tược”.; Biên bản ngày 11/5/1996 có ban tư pháp xã dự trong đó có nội dung các bị đơn đều ký thừa nhận mình chỉ ở nhờ trên đất nhà thờ - Đất họ Nguyễn không đo riêng cho ai để cấp sổ đỏ ...
Năm 2003, cả họ thu lại chìa khóa nhà thờ, bị đơn luôn phá hoại nhà thờ như: vất chó chết, cưa cửa sắt, đưa bình ga, đổ dầu đốt nhà thờ, nhét đinh, keo vào ổ khóa.... Sự thật như vậy, song rất đáng tiếc quá trình xét xử ở hai cấp tòa (TAND thành phố Hà Nội xử sơ thẩm, TANDTC tại Hà Nội xử phúc thẩm) đã bỏ qua bỏ qua tất cả tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn và chính quyền, cơ quan quản lý nhà đất cung cấp - đặc biệt còn máy móc trong việc áp dụng về thủ tục người ủy quyền ra bản án với nội dung: Đình chỉ vụ án và trả lại đơn khởi kiện đòi nhà đất cho ở nhờ của dòng họ Nguyễn Hữu.
Ngoài ra, đơn kêu cứu của dòng họ Nguyễn Hữu còn tố cáo tới các cơ quan thẩm quyền đề nghị xem xét về hiện tượng thẩm phán Tòa án hai cấp xét xử thiếu công tâm, có dấu hiệu tiêu cực và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét kháng nghị, giải quyết vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho dòng họ Nguyễn Hữu. góp phần bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật.