Hà Nội 24 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 23 °C
Đà Nẵng 26 °C
Yên Bái 17 °C
  • Hà Nội Hà Nội 24°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 23°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 26°C
  • Yên Bái Hà Nội 17°C

Đừng để nhân loại nhận một tương lai thảm khốc

Hình sự & tố tụng hình sự
05/06/2022 08:50
Đỗ Trang
aa
“Chúng ta đang đi trên một con đường trượt dốc nguy hiểm, chúng ta có thể hành động cứu thế giới của mình, hoặc để nhân loại nhận một tương lai thảm khốc”, Tổng Thư ký Liên Hợp quốc António Guterres từng nhận định. Theo cảnh báo của Liên Hợp quốc, biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường là ba mối đe dọa đang hiện hữu đối với sức khỏe của con người và sự phát triển kinh tế toàn cầu.


Cháy rừng quốc gia Eldorado ở bang California (Hoa Kỳ) vào tháng 8/2021. Ảnh: Reuters.

“Bản án tử” khi trái đất ấm lên

Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 đã kêu gọi hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái đất dưới ngưỡng 2 độ C, lý tưởng nhất ở mức 1,5 độ C.

Tuy nhiên, năm 2021, thế giới đã chứng kiến một loạt những hiện tượng khí hậu cực đoan như những trận lũ lụt lịch sử, nắng nóng bất thường và cháy rừng ở mức độ nghiêm trọng chưa từng thấy ở các châu lục.

Đó là bằng chứng trực quan nhất và cũng là cay đắng nhất, để chỉ ra: Ngay cả khi Trái đất ấm lên ở ngưỡng 2 độ C, cũng gây ra những hiểm họa thảm khốc đe dọa đến cuộc sống của con người ở bất cứ đâu.

Trong khi thế giới cam kết nỗ lực giảm đà tăng nhiệt độ Trái đất, các dự báo vẫn cho thấy, nhiệt độ toàn cầu vẫn tiếp tục gia tăng trong thập kỷ tới. Vì vậy, trong Thỏa thuận Glasgow năm 2021, gần 200 quốc gia đã đi đến thỏa thuận một lộ trình hạn chế ấm lên toàn cầu dưới mức 1,5 độ C.

Sự khác biệt giữa 1,5 độ C và 2 độ C chính là “một bản án tử” đối với những quốc gia, quốc đảo nhỏ như Malpes và Barbados. Điều này đã được nguyên thủ từ cả 2 quốc đảo này chỉ ra trong các Hội nghị Liên Hợp quốc trong năm 2021.

Đừng để nhân loại nhận một tương lai thảm khốc ảnh 1

Siêu bão số 9 (bão Rai) từ giữa tháng 9 đến tháng 12/2021 ở khu vực miền Trung Việt Nam gây ngập lụt diện rộng, sạt lở nhiều nơi.

Từ trận lũ kinh hoàng ở Đức và Trung Quốc; cháy rừng lớn ở Canada, Hy Lạp, bang California (Hoa Kỳ); đến hiện tượng mưa bất thường, chứ không phải tuyết rơi, tại Greenland – một lãnh thổ tự trị của Đan Mạch, cũng là hòn đảo lớn nhất thế giới nằm trong vùng khí hậu Bắc Cực.

Amanda Maycock, chuyên gia khí hậu từ Đại học Leeds (Anh) cho biết: “Không có mức độ nóng lên toàn cầu nào có thể được coi là an toàn và con người đang chết dần vì biến đổi khí hậu”.

Đơn cử, hiện tượng vòm nhiệt (heatdome) ở Tây Bắc Thái Bình Dương của Hoa Kỳ và bờ biển phía Tây của Canada vào tháng 6/2021, đã dẫn đến hàng trăm người tử vong, giết chết hàng trăm triệu sinh vật biển.

Còn theo nghiên cứu của nhà khoa học khí hậu Joeri Rogelj từ Đại học Imperial London (Anh): Ở mức ấm lên 1,5 độ C, khoảng 14% dân số thế giới sẽ phải hứng chịu những đợt nắng nóng nghiêm trọng mỗi 5 năm một lần.

Còn ở ngưỡng 2 độ C, khoảng 33% dân số toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng, trong đó có hàng triệu người có thể tử vong vì nắng nóng khắc nghiệt.

Mặt khác, 99% rạn san hô trên thế giới cũng bắt đầu tan biến. Gần 1/10 động vật có xương sống và gần 1/5 thực vật sẽ mất một nửa môi trường sống. Theo Rogelj, các hệ sinh thái bao gồm san hô, đất ngập nước, vùng núi cao và Bắc Cực có thể bị “khai tử” ở mức độ ấm lên toàn cầu này.

Vượt quá 1,5 độ C, nắng nóng ở các vùng nhiệt đới trên thế giới sẽ đẩy các xã hội đến giới hạn, với độ ẩm khiến mồ hôi khó bốc hơi, nhiệt độ cơ thể khó hạ xuống.

Các nhà khoa học nhận thấy rằng các đợt nắng nóng khắc nghiệt có thể khiến một số khu vực ở Trung Đông, Trung Quốc và Ấn Độ trở nên quá nóng khiến con người không thể chịu đựng được. Tuy nhiên, ông Joeri Rogelj cho rằng, rất có thể nhiệt độ Trái đất sẽ sớm đạt đến 1,5 độ C trong thập kỷ tới bởi những hoạt động của con người.

“Tiếng chuông cảnh tỉnh” từ thiên nhiên

Trên khắp hành tinh, mọi người đang phải đối mặt với những cơn bão dữ dội, sóng nhiệt, lũ lụt và hạn hán.

Khoảng 216 triệu người, chủ yếu đến từ các nước đang phát triển, sẽ buộc phải di dời khỏi những khu vực chịu tác động nặng nề vào năm 2050 trừ khi có hành động ứng phó hiệu quả. Ngân hàng Thế giới ước tính, nền kinh tế toàn cầu sẽ bị thiệt hại ít nhất 23 tỷ USD bởi khủng hoảng khí hậu.

Đừng để nhân loại nhận một tương lai thảm khốc ảnh 2

Trận lũ lịch sử ở Đức vào tháng 7/2021. Ảnh: CNN

Lũ lụt, hạn hán bất thường dẫn đến những cuộc khủng hoảng về nước toàn cầu. Hiện tượng ngập lụt xuất hiện thường xuyên hơn, thậm chí gấp đôi mức bình thường, ở các nước phát triển như Đức, Trung Quốc, Mỹ, Vương quốc Anh,… cũng gây thiệt hại nặng nề ở các nước đang phát triển.

Đơn cử, cơn bão năm 2020 tại Sudan đã mang lại lượng nước mưa tương đương một tháng chỉ trong 48 giờ đã quét sạch 110.000 ngôi nhà dân.

Trong khi đó, lượng nước trên cạn cung cấp cho nhân loại cũng đang giảm với tốc độ 1cm mỗi năm. Nếu tiếp tục theo đà này, trong vòng 3 thập kỷ tới, ước tính sẽ có khoảng 5 tỷ người sống trong tình trạng thiếu nước.

Trái đất càng nóng lên, nguy cơ cháy rừng càng tăng cao hơn. Theo các nhà khoa học, nếu nhiệt độ Trái đất tăng lên 3 độ C, toàn bộ Bắc Mỹ và châu Âu sẽ thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ cháy rừng. “Mùa hè đen” ở Úc trong giai đoạn 2019-2020 đã cho thấy mức độ thảm khốc của nạn cháy rừng, kéo theo đó là hàng loạt hệ lụy như trẻ em không thể đến trường, ô nhiễm môi trường, lây lan mầm bệnh,…

Cuộc khủng hoảng khí hậu còn có thể dẫn đến sự gia tăng hiện tượng mất mùa, nạn đói ở nhiều nơi. Vào tháng 8/2021, Liên Hợp quốc cho biết Madagascar đang ở trên bờ vực của “nạn đói do biến đổi khí hậu” đầu tiên trên thế giới, với hàng chục nghìn người nông dân không thể thu hoạch mùa màng sau bốn năm hầu như không có cơn mưa nào.

Bất chấp sự phát triển nhanh chóng của năng lượng tái tạo, chuyển dịch giao thông điện, trên thực tế các quốc gia vẫn còn phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch như than, đầu, khí đốt,... phát thải ô nhiễm không khí. Theo ước tính của các nhà khoa học, chỉ riêng ô nhiễm không khí do đốt những nhiên liệu này đã giết chết gần 9 triệu người mỗi năm trên toàn cầu.

Đừng để nhân loại nhận một tương lai thảm khốc ảnh 3

Trạm làm mát ở Trung tâm Hội nghị Oregon (Hoa Kỳ) trong đợt nắng nóng khắc nghiệt trên toàn Hoa Kỳ vào tháng 6/2021. Ảnh: AFP

Đến bức tranh đáng báo động tại Việt Nam

Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung của toàn thế giới. Báo cáo Đánh giá khí hậu quốc gia lần thứ nhất năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đánh giá diễn biến của khí hậu, xu thế thay đổi của khí hậu và khí hậu cực đoan trong thời kỳ 1958-2018.

Đáng nói, trong 10 năm cuối của kỳ đánh giá (2009-2018) so với 10 năm kỳ trước (1999-2008), hầu hết các yếu tố khí hậu và cực đoan khí hậu trong thời kỳ 2009-2018 có mức độ dao động mạnh hơn so với thời kỳ 1999-2008.

Cụ thể, nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tối cao trung bình năm, nhiệt độ tối thấp trung bình năm trên cả nước và các vùng khí hậu đều có xu thế tăng.

Biến đổi khí hậu có thể làm gia tăng các cơn bão mạnh ở khu vực Biển Đông; gia tăng lượng mưa ở hầu hết các tháng trong năm, làm gia tăng lượng dòng chảy trong sông; gia tăng nguy cơ về khô hạn, hoang mạc hóa, xâm nhập mặn, ngập lụt, xói mòn, rửa trôi, sạt lở khiến cho diện tích đất suy giảm.

Bên cạnh đó, nguy cơ cháy rừng, nguy cơ phát triển và lây lan sâu bệnh hại rừng cũng gia tăng; mức độ đa dạng sinh học, cấu trúc thành phần loài của các hệ sinh thái có thể bị thay đổi do môi trường sống bị thay đổi, nguy cơ tuyệt chủng loài gia tăng.

Ngoài ra, các hoạt động kinh tế - xã hội cũng chịu tác động mạnh bởi sự gia tăng của thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng bất thường, rét đậm, rét hại,…

Đừng để nhân loại nhận một tương lai thảm khốc ảnh 4

Cơn mưa dai dẳng vào cuối tháng 5/2022 khiến hàng chục khu vực nội đô Hà Nội bị ngập lụt nặng nề.

Khó thể phủ nhận, trong những năm gần đây, nước ta ghi nhận sự gia tăng về cường độ, tần suất xảy ra các hiện tượng thiên tai cực đoan bất thường ngày càng nhiều hơn, trái quy luật. Có thể kể đến trong năm 2021 xuất hiện cơn bão số 9 (bão Rai) được ghi nhận gió mạnh cấp 14, giật cấp 17 trên đảo Song Tử Tây. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử quan trắc ở Việt Nam ghi nhận được một cơn bão mạnh như vậy.

Đến đầu năm 2022 ghi nhận trận mưa lớn trái mùa ở Nam Trung Bộ gây rất nhiều thiệt hại ở khu vực này. Gần đây nhất là trong tháng 5 vừa qua, những trận mưa to diện rộng, kéo dài ở các tỉnh miền Bắc đã gây ra tình trạng sạt lở đất, ngập úng cục bộ,… ở nhiều địa phương, gây cản trở giao thông.

Trước những “lời cảnh báo” và “tiếng kêu cứu” của thiên nhiên, các quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, buộc phải hành động ngay lập tức và tích cực hơn để ngăn chặn cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp hơn. Đó không chỉ là hành động để “cứu” thiên nhiên mà cũng chính là hành động để “cứu” chính con người.

bài liên quan
Bộ pháp điển Việt Nam đem lại nhiều lợi ích quý giá với người dân và giới luật sư

Bộ pháp điển Việt Nam đem lại nhiều lợi ích quý giá với người dân và giới luật sư

Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Thái Bình tăng cường đầu tư lưới điện 110kV để phát triển kinh tế - xã hội

Thái Bình tăng cường đầu tư lưới điện 110kV để phát triển kinh tế - xã hội

Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Hải Phòng: Đề xuất mở tuyến vận tải khách tới đảo Bạch Long Vĩ

Hải Phòng: Đề xuất mở tuyến vận tải khách tới đảo Bạch Long Vĩ

Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Thái Bình: Triển khai Kế hoạch kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Thái Bình: Triển khai Kế hoạch kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Ra mắt Dự án chính quyền số thành phố Hải Phòng

Ra mắt Dự án chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Mới nhất
Đọc nhiều
TP HCM: Thí điểm thu phí tự động ô tô đỗ ở 3 tuyến đường

TP HCM: Thí điểm thu phí tự động ô tô đỗ ở 3 tuyến đường

Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) sẽ áp dụng thí điểm thu phí đỗ ôtô bằng công nghệ RFID tại ba tuyến đường trung tâm như Hai Bà Trưng, Lê Lai, quận 1 và Phạm Hữu Chí, quận 5 thay cho ứng dụng trước đó.
Viết cho người phụ nữ tôi yêu

Viết cho người phụ nữ tôi yêu

Chúng ta đều biết rằng, từ ngàn đời nay, người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với hình ảnh “công, dung, ngôn, hạnh” - tứ đức làm nên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Họ là những người tần tảo lo toan cho gia đình, gánh vác cơm áo gạo tiền, là c
UBKT Tỉnh ủy Lâm Đồng kỷ luật các Đảng viên vi phạm

UBKT Tỉnh ủy Lâm Đồng kỷ luật các Đảng viên vi phạm

Thi hành kỷ luật đối với đồng chí Nguyễn Trung Thành, nguyên Huyện ủy viên, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm.
Tin bài khác
Kẻ đâm ô tô, đánh chết người ở Hà Nội khai gì tại cơ quan Công an?

Kẻ đâm ô tô, đánh chết người ở Hà Nội khai gì tại cơ quan Công an?

Ngày 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
Bắt giữ nhóm "trẻ trâu" vô cớ đánh người khi tham gia giao thông tại Quảng Ninh

Bắt giữ nhóm "trẻ trâu" vô cớ đánh người khi tham gia giao thông tại Quảng Ninh

Từ tháng 9/2024 đến khi bị bắt, nhóm "trẻ trâu" đã gây ra 4 vụ việc, uy hiếp gây thương tích cho 7 nạn nhân, đập phá 4 xe máy.
Quảng Ninh: Bắt giữ nhóm đối tượng người nước ngoài xuất, nhập cảnh trái phép

Quảng Ninh: Bắt giữ nhóm đối tượng người nước ngoài xuất, nhập cảnh trái phép

Các đối tượng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam chơi và có ý định xuất cảnh trái phép trở về Trung Quốc bằng đường biển thì bị lực lượng Bộ đội Biên phòng phát hiện và bắt giữ.
Bắt 2 đối tượng từ Nghệ An ra Thanh Hóa trộm cắp tài sản

Bắt 2 đối tượng từ Nghệ An ra Thanh Hóa trộm cắp tài sản

Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Người mẹ già khóc ngất khi nhìn thấy con trai bị tật xuất hiện tại Toà án Thành phố Tuy Hoà

Người mẹ già khóc ngất khi nhìn thấy con trai bị tật xuất hiện tại Toà án Thành phố Tuy Hoà

Bà Nguyễn Thị Vũ đã gào khóc và không thể đứng vững khi nhìn thấy đứa con trai yêu quý bị tật là Đỗ Thái Ngọc được lực lượng hỗ trợ tư pháp dẫn giải tới TAND TP Tuy Hoà để HĐXX tiến hành xét xử trong vụ án “Cố ý gây thương tích”.
19 năm tù cho đối tượng nửa đêm phóng hỏa đốt nhà người khác để trả thù

19 năm tù cho đối tượng nửa đêm phóng hỏa đốt nhà người khác để trả thù

Nửa đêm, Đoan nghĩ lại việc bị ông C chửi nhiều lần nên thấy bực tức, nên đã mang xăng đến phóng hỏa, đốt nhà ông C để trả thù.
Cô gái đuổi theo tên cướp điện thoại ở Đà Nẵng trong đêm

Cô gái đuổi theo tên cướp điện thoại ở Đà Nẵng trong đêm

Cô gái đứng buộc tóc trước cửa nhà ở Đà Nẵng thì bị người đàn ông lạ mặt áp sát phía sau, giật chiếc điện thoại để trên yên xe.
Khởi tố đối tượng điều khiển xe mô tô đâm vào CSGT ở Thanh Hoá

Khởi tố đối tượng điều khiển xe mô tô đâm vào CSGT ở Thanh Hoá

Phát hiện đối tượng vi phạm giao thông, tổ công tác đã yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra, nhưng nam thanh niên không những không chấp hành mà tiếp tục tăng ga bỏ chạy và đã đâm vào một đồng chí trong tổ công tác bị thương, sau đó tiếp tục bỏ chạy.
Hà Giang: Bắt tạm giam “nghịch tử” tưới xăng thiêu bố, mẹ tử vong

Hà Giang: Bắt tạm giam “nghịch tử” tưới xăng thiêu bố, mẹ tử vong

Mâu thuẫn gia đình, Thiêng lấy chai xăng vẩy vào người bố mẹ rồi bật lửa lên để đe dọa, nhưng lửa bùng phát khiến ông T, bà H tử vong.
Thanh Hoá: Bắt giữ 17 đối tượng trong đường dây tín dụng đen với lãi suất "cắt cổ"

Thanh Hoá: Bắt giữ 17 đối tượng trong đường dây tín dụng đen với lãi suất "cắt cổ"

Từ tháng 6/2024 đến khi bị bắt, bọn chúng đã tổ chức cho nhiều người dân trên địa bàn thành phố Thanh Hóa vay tiền với mức lãi suất từ 3.000 đồng đến 20.000 đồng/triệu/ngày (tương đương với 100 - 600%).
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.