Tình hình buôn lậu dược liệu hiện diễn ra rất phức tạp do tính chất lợi nhuận cao của hoạt động này, đặc biệt là việc vận chuyển lậu qua đường mòn, lối mở, vận chuyển trái phép qua biên giới.
Tin nên đọc
Donald Trump bất ngờ công bố hồ sơ sức khỏe trên truyền hình
TP HCM: Tình trạng sức khỏe cô gái nghi bị người yêu đốt đang rất xấu
Sức khỏe ca sỹ Minh Thuận đang tiến triển rất tốt
Ninh Bình: Lạ đời cửa hàng tạp hóa cũng bán giấy khám sức khỏe!
Qua công tác kiểm tra chất lượng dược liệu trên thị trường và trong bệnh viện, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều dược liệu bị làm giả, kém chất lượng.
Những bất cập nói trên được đại diện Bộ Y tế đưa ra tại chức hội nghị “Tăng cường kiểm soát nguồn gốc và chất lượng dược liệu,” diễn ra sáng 14/9, tại Hà Nội.
Chỉ 1.400 tấn dược liệu có nguồn gốc rõ ràng
Theo báo cáo của Cục Quản lý Y dược cổ truyền (Bộ Y tế), có một thực trạng hiện nay là dược liệu không đảm bảo chất lượng đang tràn vào các cơ sở khám chữa bệnh.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp cung ứng hàng với hội đồng kiểm nghiệm thuốc, chưa có sự quan tâm, kiểm tra chặt chẽ của hội đồng kiểm nhập.
Theo thống kê của Bộ Y tế, nhu cầu sử dụng dược liệu ước tính khoảng 60.00-80.000 tấn/năm, trong đó dược liệu nhập khẩu chiếm khoảng 80% và chủ yếu là từ Trung Quốc.
Phó giáo sư Phạm Vũ Khánh – Cục trưởng Cục Quản lý Y dược cổ truyền cho biết, từ tháng 3/2016 đến nay, Cục mới cấp 14 giấy phép nhập khẩu dược liệu cho các công ty sản xuất dược tại Việt Nam, với tổng số 1.400 tấn dược liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng được nhập khẩu vào trong nước.
Số lượng dược liệu nhập khẩu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng này là rất ít so với nhu cầu sử dụng dược liệu hiện nay. Trên thị trường vẫn còn nhiều loại dược liệu không đảm bảo chất lượng, không nguồn gốc xuất xứ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị, sức khỏe của nhân dân và an sinh xã hội.
|
Chất lượng của dược liệu nhập khẩu khiến nhiều người dùng lo lắng. Ảnh: TTXVN/Vietnam+ |
Theo báo cáo của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, mỗi năm đơn vị này lấy khoảng 7.000 mẫu đông dược để kiểm nghiệm, trong số này tỷ lệ nghi ngờ chất lượng có vấn đề chiếm 9-10%, khoảng 1% mẫu dược liệu không đạt hàm lượng hoạt chất, có thể đã bị chiết xuất, đã qua sử dụng hoặc không đảm bảo quy trình nuôi trồng, thu hái.
Phân tích về vấn đề này, ông Trương Quốc Cường - Cục trưởng Cục Quản lý Dược thẳng thắn thừa nhận, hiện dược liệu dùng cho sản xuất thuốc tại Việt Nam vẫn còn chưa đảm bảo chất lượng.
Hơn 80% trong số 60.000 dược liệu sử dụng mỗi năm tại Việt Nam là nhập khẩu, đa số lại nhập theo con đường tiểu ngạch. Khi đó, các dược liệu lại được nhập như nông sản hoặc đăng ký sản xuất mỹ phẩm nên khó đạt tiêu chuẩn để làm thuốc.
Đông dược trộn lẫn 3-4 loại thuốc tây y
Thời gian vừa qua, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương đã phát hiện nhiều thuốc đông dược có pha lẫn tân dược, bao gồm cả thuốc tễ trị biếng ăn cho trẻ em, viên hoàn được chế biến sẵn, thuốc siro và cả trong từng thang thuốc.
Chia sẻ về chất lượng một số loại thuốc đông dược chưa đảm bảo hiện nay, ông Nguyễn Đăng Lâm - Phó Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương phân tích, có thực trạng phát hiện thuốc đông dược trộn cả tân dược.
|
Công tác kiểm nghiệm về chất lượng của dược liệu. Ảnh: TTXVN/Vietnam+ |
Trước đây, có loại đông dược trộn 1 loại thuốc tây y, nhưng gần đây qua công tác kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện có thuốc trộn đến 3-4 loại thuốc tây y. Chẳng hạn như, thuốc đông dược có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau thì trộn paracetamol; thuốc chữa khớp, còi xương, suy dinh dưỡng, kém ăn trộn corticoid…, cả thuốc chữa gút, huyết áp cũng trộn tân dược.
Theo ông Lâm, người dân từ trước đến nay đều cho rằng sản phẩm đông dược có nguồn gốc từ thiên nhiên, gần gũi nên không độc hại, hiệu quả điều trị được lịch sử chứng minh, ít tác dụng phụ nên nhu cầu sử dụng rất lớn, giá thành rẻ hơn tân dược.
Bên cạnh đó, tâm lý nhiều người muốn khỏi bệnh nhanh trong khi thuốc đông dược để có hiệu quả ít cũng phải uống chục thang, nên một số đối tượng trộn lẫn tân dược vào cho công dụng được đẩy nhanh hơn.
“Điều này cực kỳ nguy hiểm vì khi dùng thuốc tân dược phải theo chỉ định của bác sỹ, sử dụng theo liều lượng nhất định. Nhưng với việc trộn tân dược vào đông dược sẽ gây nên quá liều, nếu dùng thuốc có chứa corticoid có thể gây suy thận. Về nguyên tắc, các thuốc corticoid khi dùng phải giảm dần liều, việc dừng đột ngột cũng nguy hiểm không kém”, ông Lâm cho hay.
Trước tình hình trên, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền đã kiến nghị thời gian tới, Bộ Y tế cần nhân rộng các mô hình nuôi trồng, sản xuất dược liệu có hiệu quả, tăng cường kiểm tra chất lượng dược liệu tại các cơ sở kinh doanh dược liệu.
Đồng thời, ngành y tế tăng cường xây dựng, ban hành tiêu chuẩn dược liệu sau chế biến, nâng cao vai trò của hội đồng kiểm nhập thuốc.