Bám sát địa bàn vùng biển và yêu cầu nhiệm vụ, thực hiện những hoạt động thiết thực, hiệu quả, trách nhiệm, thời gian qua lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam không chỉ duy trì và thực thi pháp luật trên biển mà còn “đồng hành”, là điểm tựa để ngư dân vươn khơi, bám biển, phát triển kinh tế, giữ vững chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Chỗ dựa tin cậy
Thực thi pháp luật trên vùng biển từ Cù Lao Xanh (tỉnh Bình Định) đến bờ Bắc cửa Định An (tỉnh Trà Vinh), bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1 và thềm lục địa phía Nam, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển; duy trì nghiêm công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, nắm chắc tình hình trên vùng biển được phân công quản lý, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống.
Từ đầu năm 2021 đến nay, đơn vị đã tổ chức cho 58 lượt tàu thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, tiến hành kiểm tra 120 tàu cá, trong đó xử phạt vi phạm hành chính 113 tàu; tổ chức tuyên truyền, xua đuổi 115 lượt tàu thuyền nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam; điều động 6 lượt tàu tham gia tìm kiếm ngư dân bị nạn, đã cứu 1 phương tiện và 18 thuyền viên, vớt 3 thi thể.
Đơn vị cũng đã tổ chức điều động 8 lượt tàu phối hợp với các lực lượng thực hiện tốt nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (chống khai thác IUU), tuyên truyền cho ngư dân hành nghề trên biển không xâm phạm vùng biển nước ngoài và chống nhập cảnh trái phép bằng đường biển để trốn cách ly y tế.
Đáng chú ý, việc đơn vị giúp đỡ, đồng hành với ngư dân vươn khơi, bám biển, phát triển kinh tế, giữ vững chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc đã để lại tình cảm sâu nặng trong lòng nhân dân, tạo sức lan tỏa trong xã hội. Theo đó, Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 3 đã phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Bình Thuận, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ban dân vận Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh làm tốt công tác dân vận, chính sách trên địa bàn gắn với thực hiện chương trình công tác dân vận “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”, “Cảnh sát biển cùng quân, dân cả nước chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19”.
Trong các hoạt động này đơn vị đã trao tặng 2.100 suất quà cho nhân dân, ngư dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Quản lý vùng biển có phạm vi khoảng 150.000 km2, từ bờ Bắc cửa Định An thuộc tỉnh Trà Vinh đến mũi Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang; với 14 đầu mối trực thuộc, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 nhận thức rõ việc tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ, giúp đỡ nhân dân làm ăn, sinh sống trên biển là nhiệm vụ “chiến đấu” trong thời bình, mệnh lệnh từ trái tim người chiến sĩ Cảnh sát biển.
Vì vậy, bất kể điều kiện khó khăn, phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, hoặc ở vùng biển xa, cán bộ, chiến sĩ của Bộ Tư lệnh Vùng 4 luôn dũng cảm đi đầu và là lực lượng nòng cốt có mặt kịp thời giúp đỡ, bảo vệ ngư dân vươn khơi bám biển cũng như khi bị nạn, trong phòng, tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh.
Đặc biệt, thực hiện Chương trình "Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”, chỉ tính từ năm 2020 đến nay, cán bộ, chiến sĩ và các lực lượng đã hỗ trợ, tặng quà cho ngư dân của 2 tỉnh Kiên Giang và Cà Mau, với hơn 5.700 lá cờ Tổ quốc, 170 tủ thuốc y tế, 200 phao áo cứu sinh…; thăm hỏi, tặng quà 600 gia đình chính sách, hộ nghèo, gia đình gia đình ngư dân có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền trên 600 triệu đồng; nhận đỡ đầu 9 cháu học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn với mức hỗ trợ 500.000 đồng/cháu/tháng; trao tặng 110 xe đạp, 300 cặp sách và 260 suất học bổng cho các cháu học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn vươn lên học giỏi.
Khẳng định chủ quyền biển đảo Tổ quốc
Những nỗ lực bám nắm địa bàn của lực lượng Cảnh sát biển Vùng 4 và Vùng 3 đã thực sự trở thành “điểm tựa” vững chắc để bà con ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển. Song không chỉ có lực lượng Cảnh sát biển của hai đơn vị này đồng hành với ngư dân. Năm 2017, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam bắt đầu triển khai mô hình dân vận “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” tại các xã, huyện đảo xa đất liền.
Mô hình nhằm hỗ trợ ngư dân hoạt động nghề cá an toàn, đúng pháp luật và tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo với sự đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác dân vận của lực lượng Cảnh sát biển trong tình hình mới; đồng thời tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng địa phương các xã, huyện đảo vững mạnh.
Trong đó, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho ngư dân và nhân dân trên các xã, huyện đảo là nội dung quan trọng hàng đầu trong triển khai mô hình.Hàng ngày, Cảnh sát biển Việt Nam vẫn thường xuyên có tàu, xuồng trực tại các đảo xa bờ, làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, duy trì thực thi pháp luật, bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, đảo trên các vùng biển của Tổ quốc nhất là vùng biển giáp ranh, vùng biển chồng lấn hoặc đang có tranh chấp giữa Việt Nam với các nước để hướng dẫn, tuyên truyền cho ngư dân không vi phạm vùng biển nước ngoài đánh bắt hải sản, hạn chế thiệt hại và ảnh hưởng đến công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Không chỉ phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương giúp ngư dân vững tin vươn khơi, bám biển phát triển kinh tế, tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biển, đảo lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam cùng sát cánh với ngư dân đã góp phần xây dựng thế trận lòng dân, an ninh nhân dân trên biển.Từ ban đầu thực hiện tại đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận vào năm 2017 để rút kinh nghiệm trong toàn lực lượng, mô hình sau được nhân rộng, triển khai đồng loạt tại 4 Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển.
Đến năm 2019, mô hình đã được triển khai tại 13 xã (huyện) đảo trên địa bàn 11 tỉnh, thành ven biển trong cả nước. Đáng chú ý, tại Hội nghị sơ kết 2 năm (2017 - 2019) thực hiện mô hình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”, Đảng ủy, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã báo cáo, xin ý kiến và được Thủ trưởng Tổng cục Chính trị đồng ý và trên cơ sở đó, Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển đã ký kết Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” với Ban Thường vụ của 10 tỉnh, thành ủy (Quảng Ninh, Hải Phòng, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang). Như vậy, từ mô hình đã hình thành Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”.
Đây chính là sự phát triển vượt bậc cả về quy mô, nội dung, hình thức thực hiện nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội đã ký kết để Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” mang tính pháp lý, lâu dài, bền vững và mang lại hiệu quả thiết thực. Đồng thời, từ đó tạo điểm tựa vững chắc giúp ngư dân vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế, mặt khác góp phần khẳng định chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Cơ quan chức năng đã di lý tàu gỗ số hiệu TG 93689 TS/04 chở khoảng 60.000 lít dầu DO về cảng nội địa để tiếp tục điều tra về số hàng hóa không rõ nguồn gốc.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 8/6, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, biểu quyết thông qua dự thảo Luật Quốc phòng (sửa đổi) và thảo luận dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam.
Tàu CSB 8005 có lượng giãn nước đến 2.400 tấn, với nhiều đặc tính ưu việt, được trang bị nhiều vũ khí hiện đại như: 2 súng 14.5mm, 2 pháo 23mm… có thể hoạt động liên tục 40 ngày đêm, tầm hoạt động 5000 hải lý.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án năm 2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, đã thi hành xong 83,86% về việc và 51,46% về tiền.
Do mâu thuẫn, trên đường chở ông Phúc về nhà, Long dùng tay đánh liên tiếp vào vùng đầu, ngực, bụng và tay ông Phúc. Khi về đến nhà, Long tiếp tục đánh ông Phúc dẫn đến tử vong.
Phong trào thi đua trên địa bàn quận Cầu Giấy đã có 4.597 mô hình “Dân vận khéo” được đăng ký, thực hiện ở cả 3 cấp (cấp Thành phố, cấp quận, cấp phường).
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Ba ơi, con yêu Ba, con nhớ Ba nhiều lắm. Nếu có kiếp sau, con chỉ mong Ba đừng rời xa con. Hãy ở lại bên con lâu hơn, để con được sống trọn vẹn với tình thương của Ba, để con có thể gọi “Ba ơi” như bao người khác.
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.