Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Delta có phải là siêu biến chủng SARS-CoV-2 cuối cùng?

Thông tin Covid-19
22/11/2021 10:34
Đức Hoàng
aa
Trong bối cảnh trên 99% số ca bệnh toàn cầu được giải trình tự gen đều là Delta, giới khoa học đặt ra câu hỏi rằng, liệu sau Delta, thế giới có siêu biến chủng nào có thể áp đảo nó hay không?


Biến chủng Delta hiện trở nên áp đảo trên toàn cầu (Ảnh minh họa: Reuters).

Biến chủng Delta hiện trở nên áp đảo trên toàn cầu (Ảnh minh họa: Reuters).

Mỗi cuối tuần, một nhóm các nhà dịch tễ học trên khắp đông bắc nước Mỹ tham gia một hội thảo trực tuyến để thỏa luận về những manh mối liên quan tới biến chủng SARS-CoV-2 mới trên toàn cầu.

"Nó giống như dự báo thời tiết. Nó từng như vậy. Chúng ta có biến chủng Gamma ở đây, Alpha ở kia. Nhưng giờ đây chỉ toàn là Delta", nhà khoa học William Hanage của trường y tế công cộng Harvard TH Chan cho biết.

Kể từ lần đầu tiên bị phát hiện ở Ấn Độ vào tháng 12/2020, biến chủng Delta đã trở nên phổ biến tới mức theo một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, 99,5% các ca Covid-19 được giải trình tự gen hiện tại đều cho ra kết quả là Delta.

Trong khi các chủng mới vẫn đang tiếp tục xuất hiện, ví dụ như AY.4.2 hoặc có tên gọi khác là Delta Plus ở Anh, nhưng nó vẫn chỉ được xem là một chủng phụ của Delta.

Trước diễn biến hiện tại, các nhà khoa học vẫn tiếp tục sàng lọc các dữ liệu mỗi tuần nhằm cố gắng dự đoán kịch bản tiếp theo. Liệu Delta có phải là siêu biến chủng cuối cùng hay còn có nguy cơ một chủng khác sẽ ra đời và áp đảo nó?

Một khả năng được các nhà khoa học đưa ra là, sau cú "nhảy vọt" ban đầu trong trình tự di truyền khi hàng loạt biến chủng ra đời, SARS-CoV-2 có thể sẽ dần đột biến từ từ và ổn định. Tuy nhiên, vẫn có khả năng, nó sẽ biến đổi theo hướng "vượt mặt" các vaccine hiện tại, dù kịch bản này được cho là phải mất vài năm mới có thể diễn ra.

Một kịch bản khác được đưa ra bàn bạc tới là sự xuất hiện bất ngờ của một chủng hoàn toàn mới, với khả năng lây lan, độc lực và khả năng né miễn dịch được xem có thể "thay đổi cuộc chơi".

Ravi Gupta, giáo sư tại đại học Cambridge (Anh), gọi các chủng này là siêu biến chủng và ông cho rằng có 80% khả năng nó có thể xuất hiện. Câu hỏi đặt ra là bao giờ.

"Chúng ta có đại dịch liên quan tới Delta vào thời điểm hiện tại. Chủng Delta Plus mới tương đối phức tạp so với loại mà tôi đang nói tới. Dù nó có hai đột biến từ chủng Delta, nhưng tôi không nghĩ chúng đáng lo ngại và nó đã không phát triển mạnh ở các quốc gia khác. Mặc dù vậy, không thể tránh khỏi kịch bản rằng sẽ có một biến thể nghiêm trọng khác trong 2 năm tới và nó sẽ cạnh tranh với Delta và nó có thể vượt xa Delta", ông Gupta dự đoán.

Siêu biến chủng mới có thể xuất hiện theo cách nào?

Vào cuối năm 2020, các nhà dịch tễ học bắt đầu quan sát các dấu hiệu của một hiện tượng đáng lo ngại được gọi tên là tái tổ hợp virus, trong đó các phiên bản khác nhau của Sars-CoV-2 trao đổi các đột biến và kết hợp với nhau để tạo thành một chủng hoàn toàn mới.

Ông Gupta nói rằng, những sự tái tổ hợp này không diễn ra thường xuyên nhưng nó vẫn được xem có thể là nguồn sản sinh ra một siêu biến chủng mới ở những khu vực trên thế giới mà một phần đáng kể dân số chưa được tiêm chủng và các biến chủng vẫn lây lan dễ dàng.

"Giờ đây Delta đang trở thành chủng chủ chốt và kịch bản này trở nên ít xảy ra hơn. Tuy nhiên, tại nhiều khu vực trên thế giới, chúng ta chưa phân tích đủ dữ liệu và không biết điều gì đang xảy ra. Vì vậy, nó vẫn được xem là một khả năng", ông Gupta cho biết.

Kịch bản thứ 2 được đưa ra là virus SARS-CoV-2 có thể phát sinh một chuỗi các đột biến nghiêm trọng, dẫn tới một phiên bản mạnh mẽ hơn của Delta hoặc một phiên bản khác.

"Trong khi các biến chủng khác là phiên bản của Delta, virus có tiềm năng lớn biến đổi trong tương lai. Nhiều đột biến phức tạp hơn có thể xuất hiện, với những đột biến đồng thời ở nhiều vị trí và điều này có thể gây ra vấn đề", Gideon Schreiber, giáo sư tại Viện khoa học Weizmann, Israel nhận định.

Trong khi đó, chuyên gia Gupta chỉ ra một vấn đề nghiêm trọng hơn có thể xảy ra tại những khu vực có tỷ lệ lây nhiễm mầm bệnh cao. "Càng nhiều ca nhiễm mỗi ngày, càng có cơ hội xuất hiện một bệnh nhân X, người bị nhiễm mầm bệnh và cơ thể người đó không đủ kháng thể để chống lại virus. Cuối cùng, người đó có thể bị nhiễm virus trong nhiều ngày; người đó có thể có một số kháng thể hoạt động vì đã tiêm chủng một mũi. Nhưng vẫn xảy ra khả năng, virus học được cách vượt qua nó và tràn ra ngoài", chuyên gia trên cảnh báo.

Đầu năm nay, ông Gupta đã công bố một nghiên cứu cho thấy, quá trình trên có thể xảy ra ở những người mắc bệnh nặng đã được sử dụng huyết tương chứa kháng thể diệt virus. Vì hệ miễn dịch của họ vẫn không thể loại bỏ virus hoàn toàn, nó đã học cách đột biến dựa trên kháng thể đó.

Sự xuất hiện của Delta bản chất là sự chọn lọc tự nhiên. Hàng loạt biến chủng được tạo ra trong thời gian qua, nhưng biến chủng trụ lại được và trở nên phổ biến là chủng có khả năng lây lan cho nhiều người hơn. Mặc dù vậy, hiện tại, virus vẫn đang tấn công phần lớn nhóm người chưa tiêm chủng, mặc dù kịch bản này có thể thay đổi trong thời gian tới.

Tuy nhiên, đây không hẳn là một tin tức tiêu cực. Vaccine Covid-19 được điều chế với mục đích đón đầu sự tiến hóa của virus, nên các nhà dịch tễ học cho rằng, khó có khả năng xuất hiện một siêu biến chủng có thể khiến vaccine hoàn toàn vô dụng. Vì vậy, dù vẫn có khả năng xảy ra các đợt bùng dịch ở nhóm đã tiêm chủng, nhưng quy mô của nó có thể sẽ không nghiêm trọng như những gì diễn ra gần 2 năm qua.

Ngoài ra, giới khoa học bắt đầu sản xuất vaccine Covid-19 thế hệ thứ 2, được điều chế để chống lại một cách hiệu quả hơn các chủng virus trong tương lai. Các nhà sản xuất đang giải trình tự gen mọi biến chủng SARS-CoV-2 hiện có để tạo ra kháng thể trung hòa có thể phản ứng với các biến chủng tốt hơn.

Các nhà dịch tễ học tin rằng, con người không thể chỉ dựa vào vaccine để vượt qua đại dịch. Ông Gupta cho rằng, chính quyền các khu vực vẫn nên áp dụng một số lệnh hạn chế để virus không lây lan mạnh hơn và giảm cơ hội làm virus tiếp tục đột biến.

bài liên quan
Số ca mắc và tử vong do COVID-19 tại TP HCM liên tục giảm

Số ca mắc và tử vong do COVID-19 tại TP HCM liên tục giảm

Nhiều ngày qua, số ca nhiễm ở TP HCM liên tiếp giảm sâu, từ 402 ca ngày 14/1, 364 ca ngày 15/1, 289 ca ngày 16/1 và 204 ca ngày 17/1.
Biến chủng Delta Plus nguy hiểm thế nào?

Biến chủng Delta Plus nguy hiểm thế nào?

Các chuyên gia hiện vẫn tranh cãi về việc liệu có thể coi Delta Plus là biến chủng "đáng lo ngại" không khi ngày càng nhiều nước ghi nhận các ca nhiễm mới liên quan tới biến chủng này.
Covid-19 xuất hiện trở lại ở Vũ Hán sau hơn 1 năm "vắng bóng"

Covid-19 xuất hiện trở lại ở Vũ Hán sau hơn 1 năm "vắng bóng"

Sự xuất hiện của biến chủng Delta đã khiến dịch Covid-19 lan rộng đến nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc. Thành phố Vũ Hán đã ghi nhận những ca nhiễm đầu tiên sau hơn một năm "sạch bóng" Covid-19.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Sáng 20/10, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã truyền đạt chuyên đề "Những nội dung cốt lõi,
Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo thông tin trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Còn hơn 30 ngày nữa sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024) tại thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Đây là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ, ghi dấu sự kiện trọng đại mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao trong lịch sử dân tộc.
Tin bài khác
Niềm vui khi nước sạch về với buôn làng

Niềm vui khi nước sạch về với buôn làng

Chúng tôi tới xã Đất Bằng vào một ngày cuối thu khi bà con đang hân hoan đón nước sạch về buôn làng. Ông La O Á - Trưởng buôn Ma Giai, xã Đất Bằng, huyện Krông Pa (Gia lai) chia sẻ, trước kia mình đi theo suối để lấy nước, năm nào khô hạn sẽ không có nước. Giờ nước sạch về tận nhà, giúp đời sống của người dân thay đổi rất nhiều…
Tổng kiểm tra xe kinh doanh vận tải khách hợp đồng trên cả nước

Tổng kiểm tra xe kinh doanh vận tải khách hợp đồng trên cả nước

Bộ Giao thông Vận tải giao Cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố tổ chức tổng kiểm tra tình hình hoạt động của xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch.
Bạc Liêu: Phát hiện 25 ca mắc mới COVID-19

Bạc Liêu: Phát hiện 25 ca mắc mới COVID-19

Đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi 3 cho người cần tiêm và trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi trên địa bàn tỉnh trong quý II/2022.
Những “sắc thái” mới trong cuộc chiến chống COVID-19

Những “sắc thái” mới trong cuộc chiến chống COVID-19

Trung Quốc vẫn đang thắt chặt các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Ngược lại, nhiều nước tiếp tục nới lỏng các quy định chống dịch để đưa người dân trở lại cuộc sống bình thường bất chấp số ca nhiễm tăng cao và đây là điều khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lo ngại.
Tạm dừng yêu cầu xét nghiệm SARS-CoV-2 với khách nhập cảnh

Tạm dừng yêu cầu xét nghiệm SARS-CoV-2 với khách nhập cảnh

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Công điện số 416/CĐ-TTg ngày 13/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm dừng yêu cầu phải xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh vào Việt Nam.
Mỹ, Ấn Độ, Brazil vẫn dẫn đầu về các ca nhiễm và tử vong do COVID-19

Mỹ, Ấn Độ, Brazil vẫn dẫn đầu về các ca nhiễm và tử vong do COVID-19

Số ca mắc ở Mỹ (83.037.059 ca) cao gấp đôi ở Ấn Độ (43.075.864 ca) tuy nhiên số ca tử vong ở Ấn Độ chỉ bằng một nửa ở Mỹ.
Tạm dừng khai báo y tế đối với người nhập cảnh từ 0h ngày 27/4

Tạm dừng khai báo y tế đối với người nhập cảnh từ 0h ngày 27/4

Bộ Y tế vừa có Văn bản hoả tốc gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố Tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế với COVID-19.
100% xã, phường, thị trấn của Hà Nam trở về "vùng xanh"

100% xã, phường, thị trấn của Hà Nam trở về "vùng xanh"

Tất cả 109 xã, phường, thị trấn của tỉnh Hà Nam ở cấp độ 1 (màu xanh). Ngày 24/4, toàn tỉnh Hà Nam chỉ ghi nhận 87 trường hợp mắc mới COVID-19.
Vẫn chưa thể xem COVID-19 là bệnh đặc hữu

Vẫn chưa thể xem COVID-19 là bệnh đặc hữu

Dù tình hình dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh đang diễn biến tích cực nhưng theo đại diện Sở Y tế, các biến chủng mới vẫn có thể xuất hiện mang theo những nguy cơ bùng dịch.
Nghệ An: Tiếp nhận 34.000 liều vắc-xin Moderna phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi

Nghệ An: Tiếp nhận 34.000 liều vắc-xin Moderna phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi

Trong năm 2022, toàn tỉnh Nghệ An phấn đấu hoàn thành tiêm chủng cho nhóm trẻ em từ 5 đến 11 tuổi đảm bảo bao phủ miễn dịch cộng đồng.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.