Cùng với đó, dự thảo cũng đề xuất một số nội dung liên quan đến HĐND. Cụ thể, đại biểu HĐND của các đơn vị hành chính cũ được hợp thành HĐND của đơn vị hành chính mới và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ.
![]() |
Hình ảnh mang tính chất minh hoạ. |
Trường hợp sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với phường không tổ chức HĐND theo quy định tại nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị thì phường mới sau sắp xếp tiếp tục không tổ chức HĐND.
Việc tổ chức HĐND phường nhiệm kỳ 2026 - 2031 thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Kỳ họp thứ nhất của HĐND ở đơn vị hành chính cấp tỉnh mới do một triệu tập viên được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định, để triệu tập và chủ tọa cho đến khi HĐND bầu ra Chủ tịch HĐND của đơn vị hành chính mới.
HĐND của đơn vị hành chính cấp tỉnh mới bầu các chức danh của HĐND, UBND theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và hoạt động cho đến khi HĐND khóa mới được bầu ra.
Tương tự, Thường trực HĐND cấp tỉnh chỉ định chủ tịch HĐND xã, phường sau sắp xếp. Theo thống kê, hiện nay cả nước có 63 đơn vị cấp tỉnh, trong đó có 57 tỉnh, 6 thành phố trực thuộc trung ương; có 696 đơn vị cấp huyện và 10.035 đơn vị cấp xã.
Ngày (28/3), tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình sách tiêu biểu nhân Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra tại Đà Nẵng chiều 28/3, Tổng Bí thư Tô Lâm thông tin, dự kiến sẽ cơ cấu lại bộ máy tổ chức hành chính ba cấp gồm cấp trung ương, cấp tỉnh, thành phố và cấp xã, phường. Theo đó sẽ có khoảng 34 tỉnh, thành phố trên cơ sở sắp xếp lại 63 tỉnh, thành phố hiện nay; không tổ chức cấp huyện và tổ chức khoảng 5.000 đơn vị cấp xã, phường. Theo Tổng Bí thư, cơ cấu tổ chức này hướng đến mục tiêu chính quyền, cán bộ gần dân hơn, sát dân hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn. |
Tags: