Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Dấu ấn Lai Châu

Hình sự & tố tụng hình sự
15/01/2017 11:30
TẤN VŨ - VIỆT HÙNG
aa
Đằng sau việc hoàn thành Nhà máy thủy điện Lai Châu vượt tiến độ một năm là những câu chuyện dài của những người đi chinh phục dòng sông.


Đằng sau việc hoàn thành Nhà máy thủy điện Lai Châu (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) vượt tiến độ một năm là những câu chuyện dài của những người đi chinh phục dòng sông.

Lắp đặt rôtô tổ máy phát điện số 1 nặng cả nghìn tấn đảm bảo an toàn, đưa tổ máy số 1 đi vào vận hành trước ba tháng, mang lại nguồn lợi cho nhà máy hàng nghìn tỉ đồng - Ảnh: EVN cung cấp
Lắp đặt rôtô tổ máy phát điện số 1 nặng cả nghìn tấn đảm bảo an toàn, đưa tổ máy số 1 đi vào vận hành trước ba tháng, mang lại nguồn lợi cho nhà máy hàng nghìn tỉ đồng - Ảnh: EVN cung cấp

Biến lòng sông thành đại lộ

Ngược dòng sông Đà những ngày rét mướt, từng đoàn xe hạng nặng ì ạch kéo thiết bị từ xuôi ngược đèo Ô Quy Hồ lên Tây Bắc. Trên công trình thủy điện Lai Châu những ngày cuối năm 2016, những công nhân cuối cùng đang sơn sửa, lau chùi các thiết bị cho ngày khánh thành nhà máy.

Kỹ sư Vũ Văn Tùng, phó trưởng phòng kỹ thuật an toàn (Ban quản lý dự án thủy điện Sơn La, quản lý đầu tư thủy điện Lai Châu), người khăn gói lên thủy điện từ những năm 2007, thở phào:

“Gần sáu năm rồi anh ạ! Chừng ấy năm với hàng vạn con người dãi nắng dầm mưa, ngày đêm trăn trở, dồn hết tâm lực vào đây. Thành quả là công trình về đích trước một năm, phát điện sinh lợi hơn 4.000 tỉ đồng”.

“Có những thiết bị phức tạp với gần 250.000 chi tiết, nặng hơn 1.000 tấn và đòi hỏi độ chính xác cao. Chúng tôi phải lắp ráp cẩn trọng đúng một năm trời mới hoàn thành.

Những thành phần thay vì nhập ngoại như các thủy điện trước đó thì ở thủy điện Lai Châu, Việt Nam hoàn toàn làm chủ công nghệ như cửa van, khe van, các hệ thống cẩu, đập tràn xả lũ, cửa lấy nước...

Kỹ sư Vũ Văn Tùng

Ông Tùng kể việc đắp đập ngăn sông không khó, nhưng để vận chuyển hơn 37.000 tấn thiết bị, có nhiều thiết bị nặng 300-1.000 tấn từ cảng Hải Phòng lên thượng nguồn sông Đà gần như bế tắc.

Từ các cảng vùng Đông Bắc, để lên Tây Bắc có hai cung đường chính đều dài khoảng 600km tính từ Hà Nội. Nếu đi qua Lào Cai buộc phải vượt đèo Ô Quy Hồ. Còn đi ngả Hòa Bình, Sơn La qua Điện Biên để lên Lai Châu thì vượt đèo Pha Đin.

Hai con đèo nằm trong “tứ đại đèo” nổi tiếng Tây Bắc đều hẹp, hiểm trở, cầu rất yếu nên phương tiện siêu trường, siêu trọng chở các thiết bị nặng gần như không thể vượt qua. Các kỹ sư nhà máy cùng đối tác vận chuyển ngồi lại, bắt đầu nghĩ đến tận dụng dòng sông Đà.

Quyết định biến dòng sông Đà thành “đại lộ” vận chuyển thiết bị nặng là một giải pháp táo bạo với điều kiện: khi mực nước sông Đà dâng cao nhất vào mùa mưa lũ thì việc vận chuyển mới khả thi.

Kỹ sư Nguyễn Văn Hợp, người tham gia vận chuyển thiết bị, kể rằng để đưa một máy biến áp nặng 300 tấn, hoặc cái cần cẩu cả ngàn tấn từ cảng Hải Phòng lên thủy điện Lai Châu phải mất 2-3 tháng trời.

Từ cảng, thiết bị đưa lên các xe siêu trường, siêu trọng kéo vào sông Gấm. Các thiết bị này được cho xuống sà lan kéo ngược sông lên thượng nguồn rồi vận chuyển bằng đường bộ vào đập thủy điện Hòa Bình.

Để vượt hồ Hòa Bình, phải lợi dụng nước hồ dâng cao, các thiết bị này một lần nữa được chuyển xuống sà lan và kéo ngược lên gần hồ thủy điện Sơn La. Từ hồ Sơn La ngược dòng sông Đà, chúng được kéo lên Lai Châu.

Việc kéo các thiết bị hàng trăm tấn ngoài biển không khó vì tàu thủy có các thiết bị đo độ nông sâu nhưng sà lan đi trong lòng hồ thì không thể.

Lòng sông Đà lô nhô ghềnh thác và đá cuội giăng ngang sông, chỉ cần một va chạm sà lan tròng trành thì máy biến áp hàng triệu USD có thể nằm lại đáy sông.

“Để các thiết bị đi trong lòng hồ an toàn, các thuyền nan của ngư dân dày dạn kinh nghiệm nhất được thuê dùng sào để đo độ nông sâu và đi trước dẫn đường.

Các nhà máy thủy điện phải cập nhật mực nước thường xuyên, chỉ cần nước hồ trồi sụt nửa mét thì không thể chuyển thiết bị lên sà lan” - kỹ sư Hợp nhớ lại.

Những chiếc xe siêu trường, siêu trọng với hơn 100 bánh xe cùng sáu đầu máy kéo phải làm việc nhiều ngày đêm liền mới đưa các thiết bị từ lòng hồ về đến nhà máy trong sự thở phào của mọi người.

Kỹ sư Tùng chia sẻ: “Chúng tôi phải cưng như cưng trứng những thiết bị nặng hàng ngàn tấn này, bởi nếu chúng hỏng hóc phải gửi về nước đã sản xuất chúng để sửa chữa, có thể mất hàng năm trời. Chưa kể việc vận chuyển phải chờ đến mùa mưa nên công trình có thể bị lùi một đến vài năm”.

Nhà máy thủy điện Lai Châu tự hào là công trình “thuần Việt” khi gần như các hạng mục đều do kỹ sư, công nhân người Việt đảm trách - Ảnh: V.HÙNG
Nhà máy thủy điện Lai Châu tự hào là công trình “thuần Việt” khi gần như các hạng mục đều do kỹ sư, công nhân người Việt đảm trách - Ảnh: V.HÙNG

Công trình thuần Việt

Đi một vòng thủy điện Lai Châu, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi gặp toàn kỹ sư người Việt. Băng qua con đập chính cao 137m, rộng hơn 600m, ông Tùng bảo rằng ngày trước đây là một ngọn núi cao đầy vắt rừng và muỗi.

Gạo thóc không có, điện đài, giao thông cũng không. Sóng điện thoại duy nhất chỉ có Viettel nhưng hay gặp trục trặc.

“EVN phải mở hơn 30km từ đường chính vào thủy điện để thi công. Con đường mở ra, dân các bản làng vui khấp khởi.

Còn để có điện, ban quản lý quyết định kéo 93km đường dây 110kV từ đèo Pha Đin (tỉnh Điện Biên) vào đây để phục vụ công trường, những ngôi làng xung quanh cũng có điện thắp sáng” - ông Tùng kể.

Thời cao điểm công trường có khoảng 7.000 người nhưng chừng đó họ phải dựng lán trại ở, tắm nước sông, suối, mùa mưa đường sạt lở chia cắt, lương thực thiếu và mọi thứ rất khó khăn. Gà, vịt, heo, rau... người dân trong các bản làng chỉ có để cung cấp vừa đủ nhu cầu của họ nên chẳng ai thiết bán mua với công nhân.

“Thời tiết có lẽ là thứ đe dọa lớn nhất đến công trình, có những đợt mưa dầm dề đến ba tháng trời, mọi thứ như khựng lại. Rồi các mái tôn tạm bợ của ban quản lý bị lốc xoáy cuốn bay sạch, khiến mọi thứ ướt nhẹp. Mình chịu ướt không sao nhưng tài liệu mà ướt thì chết dở nên rất khó khăn” - ông Tùng nhớ lại.

Kỹ sư Vũ Văn Tùng cho rằng công trình Lai Châu mang dấu ấn rất lớn của các kỹ sư Việt Nam, trừ các máy móc, thiết bị nhập ngoại mới cần chuyên gia nước ngoài theo lắp ráp.

“Có những thiết bị phức tạp với gần 250.000 chi tiết, nặng hơn 1.000 tấn và đòi hỏi độ chính xác cao. Chúng tôi phải lắp ráp cẩn trọng đúng một năm trời mới hoàn thành.

Những thành phần thay vì nhập ngoại như các thủy điện trước đó thì ở thủy điện Lai Châu, Việt Nam hoàn toàn làm chủ công nghệ như cửa van, khe van, các hệ thống cẩu, đập tràn xả lũ, cửa lấy nước...” - ông Tùng nói.

Kỹ sư Nguyễn Thanh Oai, phó giám đốc ban điều hành Công ty CP lắp máy LILAMA 10, cho biết có thời điểm công ty phải huy động tới 1.200 cán bộ, công nhân chia làm ba ca ngày đêm trên công trường.

Cái khó nhất của nhà máy này là đường ống áp lực quá lớn, đường kính 10,5m, độ dốc lớn nên thi công khó khăn, nhưng công nghệ thực hiện hoàn toàn do Việt Nam đảm nhiệm.

Chính vì vậy, có thể coi Nhà máy thủy điện Lai Châu là một công trình thuần Việt, và đó cũng là dấu ấn lớn nhất được tạo ra trong lịch sử thi công các nhà máy thủy điện ở Việt Nam.

Để công trình hoàn thành sớm, làm lợi hàng ngàn tỉ đồng, phải kể đến sự quyết đoán của Chính phủ trong việc cho phép chỉ định thầu các khâu với đối tác quốc tế và trong nước.

Việc chỉ định thầu này là có cơ sở bởi các đơn vị xây dựng thủy điện Lai Châu cũng là những người vừa làm xong thủy điện Sơn La.

Những LILAMA 10, Tổng công ty Sông Đà, LICOGI hay Viện thủy công HPI (Nga), AFC (Thụy Sĩ), Fichtner (Đức) là những đối tác như vậy.

bài liên quan
Lai Châu: Tuyến đường 12 tỷ đồng thi công sai thiết kế, kém chất lượng, vẫn nghiệm thu thanh toán

Lai Châu: Tuyến đường 12 tỷ đồng thi công sai thiết kế, kém chất lượng, vẫn nghiệm thu thanh toán

Một tuyến đường đầu tư xây dựng bằng nguồn ngân sách Nhà nước tại xã Nậm Manh, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu dù đang có dấu hiệu thi công sai thiết kế, kém chất lượng, xuống cấp… nhưng vẫn được chủ đầu tư nghiệm thu, thanh toán. Dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về nghiệm thu, thanh toán khối lượng công trình xây dựng.
Khởi tố vụ án vi phạm quy định về xây dựng tại dự án điện gió Đắk Hòa

Khởi tố vụ án vi phạm quy định về xây dựng tại dự án điện gió Đắk Hòa

Công an tỉnh Phú Thọ vừa ra quyết định khởi tố vụ án xảy ra tại Dự án nhà máy điện gió Đắk Hòa (Đắk Nông) do người Trung Quốc điều hành.
Lai Châu: Công an địa phương liên tiếp giữ hàng loạt đối tượng mua bán trái phép chất ma túy

Lai Châu: Công an địa phương liên tiếp giữ hàng loạt đối tượng mua bán trái phép chất ma túy

Trong một thời gian ngắn, các nhóm đối tượng thực hiện hành vi mua bán chất ma túy bị lực lượng chức năng Công an địa phương thuộc tỉnh Lai Châu tiến hành bắt giữ.
Thủ tướng yêu cầu phải đa dạng hóa các nguồn điện

Thủ tướng yêu cầu phải đa dạng hóa các nguồn điện

Chỉ đạo về bảo đảm cung ứng đủ điện trong thời gian cao điểm năm 2024, các năm tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải đa dạng hóa các nguồn điện, kể cả nghiên cứu, xem xét nhập khẩu nếu cần, đồng thời tận dụng tối đa nguồn điện trong nước.
Điện gió Bắc Phương bị xử phạt

Điện gió Bắc Phương bị xử phạt

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước mới đây đã ban hành quyết định xử phạt với Công ty CP Điện gió Bắc Phương.
Lai Châu: Bắt đối tượng tàng trữ gần 100g ma tuý

Lai Châu: Bắt đối tượng tàng trữ gần 100g ma tuý

Lực lượng chức năng công an tỉnh Lai Châu vừa phát hiện bắt quả tang đối tượng Giàng Thị Cở, sinh năm 1976, trú tại bản Tà Tổng, xã Tà Tổng, huyện Mường Tè về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Sáng 20/10, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã truyền đạt chuyên đề "Những nội dung cốt lõi,
Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo thông tin trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Còn hơn 30 ngày nữa sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024) tại thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Đây là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ, ghi dấu sự kiện trọng đại mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao trong lịch sử dân tộc.
Tin bài khác
Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đến tháng 4/2023, nhiều người đến đòi tiền hụi nhưng Tâm mất khả năng chi trả và tuyên bố vỡ hụi. Số tiền Tâm chiếm đoạt trong vụ việc khoảng 2,2 tỷ đồng.
Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn cho biết, đang điều tra nguyên nhân người phụ nữ tử vong tại lán gần nhà (nghi là ăn lá ngón).
Người phụ nữ mất gần 3 tỷ đồng sau cuộc điện thoại của đối tượng giả danh Công an

Người phụ nữ mất gần 3 tỷ đồng sau cuộc điện thoại của đối tượng giả danh Công an

Nhận được cuộc gọi từ số máy lạ của đối tượng tự xưng là Công an, sau đó chị T đã thực hiện các thao tác theo hướng dẫn của đối tượng và bị đối tượng lừa chiếm đoạt số tiền gần 3 tỷ đồng.
Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Phát hiện nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy có hành vi phóng nhanh, lạng lách... gây náo loạn đường phố, Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự xuyên đêm truy lùng, bắt giữ toàn bộ các đối tượng.
Bình Dương: Gửi bạn tiền nhờ mua đất, bị chiếm đoạt mất gần 24,5 tỷ đồng

Bình Dương: Gửi bạn tiền nhờ mua đất, bị chiếm đoạt mất gần 24,5 tỷ đồng

Ngày 19/10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương thông tin về việc truy nã đối với Khổng Thị Thanh (SN 1972; KHKTT: khu phố Bình Thuận 2, phường Thuận Giao, TP Thuận An, Bình Dương) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Do những vi phạm liên quan đến lĩnh vực thuế, Tập đoàn Hà Đô bị Tổng cục Thuế ra quyết định xử phạt 4,49 tỷ đồng đồng.
Bắt giữ nghi phạm giết người, cướp tài sản phi tang thi thể nạn nhân xuống mương nước

Bắt giữ nghi phạm giết người, cướp tài sản phi tang thi thể nạn nhân xuống mương nước

Sau khi gây án, Huỳnh Trung Quân đã lấy tiền, trang sức và điện thoại của nạn nhân, sau đó phi tang thi thể xuống mương nước và về nhà người thân ẩn náu thì bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Bắt giữ đối tượng cho vay nặng lãi 730%/năm

Bắt giữ đối tượng cho vay nặng lãi 730%/năm

Mức lãi suất Ngân đưa ra khi cho vay nặng lãi là từ 15% đến 20% trên số tiền vay, tương ứng với mức lãi suất cao nhất là 730%/năm.
Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Nguyễn Trọng Khỏe đăng tải trên trang mạng xã hội facebook, zalo cá nhân các bài viết, hình ảnh hoạt động tuyển dụng, đưa người Việt Nam đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản và một số nước châu âu theo diện du học sinh, kỹ sư...
Đốt pháo trong đám cưới, 5 người ở Nghệ An bị tạm giữ hình sự

Đốt pháo trong đám cưới, 5 người ở Nghệ An bị tạm giữ hình sự

Thông qua mạng xã hội Facebook, Công an thị xã Hoàng Mai phát hiện tại nhà Nguyễn Đình Lương (sinh năm 1971), trú tại phường Quỳnh Xuân (thị xã Hoàng Mai - Nghệ An) diễn ra việc đốt pháo nổ trong quá trình tổ chức đám cưới.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.