Từ năm 2018 đến nay, năm nào 2 vườn cam của ông Nông Đức Ái cũng thu được 6 – 10 tấn quả, thu nhập tính ra khoảng hơn 50 triệu đồng/năm.
Hơn 10 năm trước, ở tuổi gần 50, cựu chiến binh Nông Đức Ái ở thôn Bứa, xã Mường Lai, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái mới chợt nhận ra chỉ có thay đổi cách làm cũ, mạnh dạn đầu tư lớn hơn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi mới có cơ hội thoát nghèo cải thiện đời sống.
Chỉ có thay đổi cách làm ăn cũ mới có cơ hội thoát nghèo
Trong một dịp cuối năm 2022 về xã Mường Lai – điển hình về phong trào hiến đất làm đường giao thông nông thôn của huyện Lục Yên, tôi được Bí thư Đảng ủy xã Triệu Văn Huấn đưa tới thôn Bứa thăm ông Ái – người cựu chiến binh, thương binh vừa hăng hái hiến đất làm đường vừa có diện tích trồng cam cho nguồn thu ổn định thuộc tốp khá của thôn, của xã.
Ông Nông Đức Ái, người dân tộc Tày, chuẩn bị bước sang tuổi 60. Tuy mái đầu đã bạc quá nửa, nhưng tác phong của người thương binh hạng 4/4 trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1985 vẫn còn rất nhanh nhẹn, khỏe khoắn. Ông phăm phăm đi trước, hết đưa chúng tôi đến thăm vườn cành sành nằm cách nhà non cây số lại về vườn cam vinh nằm gần nhà.
Theo lời ông kể, trước đây vườn cam vinh là ruộng cấy một vụ khô cằn chỉ cho thu tối đa 70kg thóc mỗi sào, còn đồi cam sành thì trồng sắn chỉ đủ chăn nuôi quanh quẩn mấy con lợn gà, sau chuyển sang trồng keo 6 – 7 năm mới được thu hơn triệu bạc chẳng giải quyết được việc gì lớn cho cuộc sống gia đình. Do vậy hoàn cảnh kinh tế gia đình luôn rơi vào thiếu đói, bấp bênh.
Ông nhớ lại, cách nay hơn 10 năm trước, ở tuổi gần 50 ông mới chợt nhận ra chỉ có thay đổi cách làm cũ, mạnh dạn đầu tư lớn hơn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi mới có cơ hội thoát nghèo, cải thiện đời sống.
Khi nghĩ đã chín, năm 2012 ông mạnh dạn trồng vài sào cỏ ở ruộng một vụ lúa và vay vốn ngân hàng chính sách xã hội đầu tư nuôi bò, thỏ, dê. Chỉ mấy năm sau, ông đã có đàn bò từ 2 con lên 9 con, dê dăm con lên 30 con và hàng trăm con thỏ. Nhờ đó ông đã có tiền để đưa vợ 4 lần về Hà Nội mổ và xây cất lại nhà cửa rộng rãi, chắc chắn hơn. Cũng từ năm đó (2015) gia đình ông thoát khỏi diện hộ nghèo.
Năm 2015, thêm một lần nữa ông táo bạo chuyển đổi toàn bộ hơn 1 mẫu đất lúa một vụ khô cằn còn lại và 8 sào đất đang trồng keo sang trồng cam. Bởi ông thấy nhiều địa phương khác lân cận bà con trồng cam cho thu nhập tốt hơn và hơn nữa ông muốn tận dụng nguồn phân từ chăn nuôi bò, dê, thỏ vào trồng trọt cho khỏi lãng phí.
Chuyển đất một vụ, đất trồng keo kém hiệu quả sang trồng cam
Nhìn vườn cam xanh tươi đang cho thu hái quả chứa đựng bao mồ hôi công sức của cả gia đình ông suốt gần chục năm vừa qua, tôi hỏi chuyện ông đầu tư có hết nhiều lắm không? Ông cười thật thà nói, giống cam sành thì đi Tuyên Quang cách nhà 40km xin chiết mang về; các công việc như chặt keo, làm đất, trồng và chăm sóc cam đều do gia đình tự làm lấy cả, không phải mất tiền thuê mướn nên chi phí ban đầu chỉ hết khoảng 6 triệu đồng thôi, gồm: mua 130 gốc cam vinh, phân bón và thuốc phòng bệnh.
Thấy cây cam phát triển tốt, từ năm 2016 ông giảm dần chăn nuôi và quyết định dừng hẳn công việc chăn nuôi bò, dê, thỏ vào năm 2017 để tập trung vào việc trồng cam và chăm dăm sào lúa 2 vụ. Như hiểu được thắc mắc của tôi, ông Ái chia sẻ: “Chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế khá tốt, nhưng vất vả lắm! Tuổi thì cao dần, sức khỏe yếu đi, các con đi làm ăn xa và lập gia đình ở riêng, công nợ còn không đáng bao nhiêu, đời sống cũng tạm ổn rồi, nên tôi dừng chăn nuôi thôi”.
Quan sát thấy một số gốc cam có hiện tượng vàng lá, chết khô và nhiều hộ trong thôn đang rục rịch chuyển sang trồng quế, tôi ướm hỏi ông có ý định phá cam đi không đấy? Ông Ái khẳng định, sẽ trồng dặm những cây bị hỏng và tiếp tục duy trì trồng cam chăm sóc bằng phân bón hữu cơ như trước đây, chứ không chạy theo năng suất, theo phong trào và ông tin rằng ngoài được quả để ăn, làm đẹp thêm cảnh sắc làng quê thì chắc chắn cây cam vẫn cho thu nhập cao hơn trồng sắn, trồng keo và cấy lúa một vụ.
Được biết, từ năm 2018 đến nay, năm nào 2 vườn cam của ông cũng thu được 6 – 10 tấn quả, thu nhập tính ra khoảng hơn 50 triệu đồng/năm. Với mức nguồn thu ấy đặt trong bối cảnh của một hộ gia đình nông thôn miền núi, bị thương và tuổi đã cao, sức đã giảm nhưng bên cạnh đó vẫn cấy lúa đảm bảo lương thực ăn quanh năm, nuôi cá, nuôi gà vịt để cải thiện sinh hoạt hàng ngày, thì mức thu nhập trên của gia đình ông thuộc diện ổn định, khá hơn so với rất nhiều các hộ trong thôn, xã và xứng đáng là tấm gương sáng để nhiều hộ nông dân trong vùng noi theo học hỏi.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1508/QĐ-TTg giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025, giao dự toán, kế hoạch đầu tư công từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương, kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ngân sách trung ương.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1438/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trấn Yên (giai đoạn I), tỉnh Yên Bái.
Kết thúc 10 tháng của năm 2024, tỉnh Đồng Nai đã thu hút vốn FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) được hơn 1,23 tỷ USD, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm trước.
Mới đây, một vụ tử vong đau lòng do chó dại cắn đã xảy ra, và nạn nhân lại chính là chủ một quán thịt chó. Vụ việc này không chỉ là hồi chuông cảnh báo về nguy cơ từ bệnh dại mà còn khiến dư luận bức xúc về thực trạng bắt chó bằng những phương pháp tàn nh
Trong một chuyến đi công việc, tôi tình cờ bắt gặp một cảnh tượng khiến lòng mình chùng xuống. Một người đàn ông đang bán một con rùa lớn, nặng hơn 10 kg. Con rùa bị lật ngửa, nằm bất động trên một cục gạch, đôi mắt lộ vẻ bất lực và đau đớn. Nhìn hình ảnh
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.