Từ khi cô Lý Thị Mai được phân công về Trường Mầm non Húc Động rồi Trường Mầm non Thị trấn thuộc huyện miền núi Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) công tác, nhìn những việc cô làm và thành quả đạt được mọi người đều nhận thấy ở cô khát khao đổi mới, sáng tạo, dám bắt tay vào giải quyết những việc khó từng tồn đọng nhiều năm để tìm ra giải pháp tích cực làm thay đổi rõ nét chất lượng dạy và học ở đây.
Khó khăn không làm chùn bước
Sau nhiều năm công tác tại phòng Giáo dục huyện Bình Liêu, năm 2016 cô giáo người dân tộc Tày – Lý Thị Mai được điều động về làm Hiệu trưởng Trường Mầm non Húc Động. Đây là ngôi trường có đến 70% số trẻ thuộc hộ nghèo và cận nghèo, mặt khác Húc Động còn là xã đặc biệc khó khăn với 100% trẻ là người dân tộc thiểu số (trên 80% trẻ dân tộc Sán Chỉ), đường sá đi lại khó khăn chỉ có một con đường độc đạo ven theo sườn đồi, cộng thêm các trở ngại về phong tục tập quán, ngôn ngữ…
Nhưng khó khăn hơn cả là khi ấy giáo viên phải thường xuyên đến từng nhà vận động học sinh đến trường; chất lượng giáo dục, chất lượng đội ngũ chưa đạt như mong muốn; cơ sở vật chất trường lớp nghèo nàn; sự phối hợp giáo dục, chăm sóc trẻ giữa nhà trường với phụ huynh chưa chặt chẽ... Do vậy, cán bộ giáo viên nào được điều động về xã Húc Động đều có chung tâm lý lo ngại.
Không chùn bước trước những khó khăn, thử thách đó, cô Mai cùng với tập thể sư phạm nhà trường từng bước khắc phục khó khăn từ những thứ đơn giản nhất. Ngay năm đầu, cô đã liệt kê tất cả những công việc cần thực hiện theo thứ tự ưu tiên, như việc: Nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng đội ngũ, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc; đề xuất đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị học liệu; xây dựng các khu vui chơi theo quy định của chương trình; bổ sung đồ dùng, đồ chơi đa dạng mang tính gợi mở theo các chủ đề giúp cho trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động.
Đồng thời kêu gọi cán bộ giáo viên chung tay cùng nhà trường tuyên truyền vận động cha mẹ học sinh cho con em đến trường, cùng tham gia các hoạt động với học sinh với nhà trường. Bên cạnh đó phát động các phong trào thi đua trong toàn trường, như: “Giáo viên giúp đỡ giáo viên”, “Giáo viên giúp đỡ trẻ em”.
Đặc biệt, thực hiện phong trào thi đua “Trường học làm theo lời Bác”, cô Mai đã lựa chọn nội dung phù hợp gắn với chủ đề sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt chuyên môn; hướng dẫn giáo viên tăng cường Tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số; lồng ghép nội dung làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác trong các hoạt động hàng ngày của trẻ, rèn cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin, độc lập trong giao tiếp; gắn chương trình giáo dục với hoạt động của địa phương, với phong tục tập quán, danh lam thắng cảnh, lễ hội trên địa bàn....
Ngoài ra, trong góc chơi mỗi lớp đều bố trí một không gian trang trọng trưng bày hình ảnh, sách, truyện, kỷ vật, video... về cuộc đời và sự nghiệp của Bác; đáng chú ý, nhà trường còn thu hút được sự hưởng ứng của nhân dân địa phương cùng tham gia xây dựng bức phù điêu Bác Hồ với các cháu thiếu nhi nhằm tăng thêm sự hiểu biết về Bác, tình yêu thương, kính trọng Bác…
Từ ngôi trường “nghèo” về mọi thứ, trở thành điểm sáng ở trong và ngoài huyện
Nhờ vậy, từ chỗ là một trong những ngôi trường khó khăn đủ đường, “nghèo” về mọi thứ, đến nay Trường Mầm non Húc Động đã trở thành điểm sáng ở trong và ngoài huyện, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, đang trong giai đoạn hoàn thiện để đề nghị công nhận đạt chuẩn mức độ 2. Hàng năm có nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh; nhiều giáo viên được đồng nghiệp giúp đỡ có sự tiến bộ về chuyên môn và biết ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Các góc học tập trong lớp, khuôn viên nhà trường được đầu tư trang bị đầy đủ, xây dựng môi trường hoạt động hấp dẫn, bổ ích cho trẻ.
Điển hình nhất phải kể tới là nhà trường đã tận dụng một số phòng để trống bấy lâu nay cải tạo trở thành 04 phòng chơi được trẻ quan tâm hứng thú: Phòng phát triển thể chất; phòng vui chơi với máy tính; phòng thao tác vai, thực hành cuộc sống.
Ngoài ra, cô Mai và tập thể nhà trường còn xây dựng thành công mô hình Không gian văn hóa dân tộc Sán Chỉ nhằm giúp trẻ ghi nhớ những nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Không gian văn hóa Sán Chỉ được xây dựng ngay tại trường có diện tích 300m2 và được chia ra thành các khu khác nhau, như: khu nhà cổ; gian hàng trưng bày chợ quê; nhà sàn; khu sân chơi, ném còn, đánh quay, sân bóng đá; vườn trồng Dong riềng và khu triển lãm các sản vật, đồ vật, tranh ảnh.
Theo ông Vi Tiến Vượng (Trưởng phòng Giáo dục& Đào tạo huyện Bình Liêu): Toàn bộ Không gian văn hóa Sán Chỉ không chỉ được khai thác triệt để phục vụ cho công tác giảng dạy của nhà trường mà còn là địa chỉ để các bậc phụ huynh, du khách và các trường bạn đến học tập, thăm quan nhằm lan tỏa giá trị văn hóa của người Sán Chỉ.
“Cùng với mô hình Không gian văn hóa Sán Chỉ, cô Mai còn chú ý gìn giữ bản sắc văn hóa bằng việc triển khai giáo viên, học sinh mặc trang phục dân tộc mình vào các ngày thứ 2, thứ 4 và thứ 6 hàng tuần; đồng thời thành lập câu lạc bộ hát Sóong Cọ (làn điệu hát giao duyên của người Sán Chỉ) gồm 11 giáo viên, 20 học sinh và 1 phụ huynh tham gia.… Qua đó, góp phần phối hợp với địa phương thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” bằng những việc làm thiết thực như: hỗ trợ nhân dân làm nhà tiêu hợp vệ sinh; dọn dẹp đường làng, thôn bản; tuyên truyền vận động bà con xóa bỏ các thủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan...” - ông Vượng dẫn chứng.
Coi thuận lợi cũng là thách thức để đổi mới, sáng tạo
Được biết, từ tháng 7/2022, cô Mai được điều chuyển về công tác tại trường mầm non Thị trấn ở trung tâm của huyện. Ở đây tuy điều kiện hoạt động giáo dục của nhà trường thuận lợi về mọi mặt, nhưng không bằng lòng với thuận lợi đó, cô luôn coi đây cũng là thách thức đòi hỏi mình phải sáng tạo hơn trong việc ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ tiến kịp với các trường ở trung tâm các đô thị trong tỉnh.
Sau thời gian ngắn, nhận thấy nhà trường còn hạn chế trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm của trẻ do đặc thù chung của trường khu vực miền núi, nên cô Mai đã nhanh chóng cùng tập thể nhà trường tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Theo đó, mỗi một tháng lựa chọn 01 chủ đề để trẻ được hoạt động nhóm nhằm kích thích sự tìm tòi khám phá, trải nghiệm kiến thức của trẻ thông qua hoạt động “chơi mà học, học mà chơi”. Ở mỗi buổi ngoại khóa, nhà trường đều kết hợp quyên góp ủng hộ vé ăn cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong trường, thắp lên tình cảm thương yêu sẻ chia cho trẻ ngay từ tấm bé.
Bên cạnh đó, đối với các lớp mẫu giáo trẻ 5 tuổi, để chuẩn bị tâm thế cho các bé dễ bắt nhịp vào lớp 1, nhà trường tích cực cho các con làm quen, nhận biết với chữ cái. Cho trẻ được tô các nét chữ, sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình, kích thích các con đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh. Dạy trẻ biết quy cách đọc sách từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ đầu sách đến cuối sách. Mặt khác, nhà trường còn phối hợp với các trường tiểu học trên địa bàn cho các con có cơ hội làm quen với môi trường mới, để tránh bỡ ngỡ cho các con khi vào lớp 1.
Cùng với tổ chức các hoạt động cho trẻ, chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp 1, cô Mai đã mạnh dạn đổi mới chương trình và phương pháp dạy học, ứng dụng các chuyên đề như: “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”; “Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non”; “Sử dụng phương pháp dạy học tiên tiến STEAM”. Bước đầu những sáng kiến do cô đề xuất triển khai đã thu được kết quả khả quan, được tập thể giáo viên nhà trường đồng thuận, các bậc phụ huynh ủng hộ, chất lượng dạy và học của trẻ có nhiều chuyển biến tích cực.
Chỉ hơn 6 năm về trường công tác, với khát khao đổi mới sáng tạo, cô Lý Thị Mai đã thực hiện thành công nhiều ý tưởng, thu được những kết quả nổi bật, xứng đáng là đại biểu huyện Bình Liêu về dự Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Quảng Ninh lần thứ V (giai đoạn 2020-2025); vinh dự được Bộ GD&ĐT tặng 1 bằng khen, tỉnh Quảng Ninh tặng 03 bằng khen và là cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”./.
Những thành tích đạt được của tập thể Trường Mầm non Húc Động từ năm 2016 đến năm 2022: 03 năm đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến, 03 năm đạt tập thể lao động xuất sắc, 01 năm nhận cờ dẫn đầu phong trào thi đua các trường thuộc Ngành Giáo dục Bình Liêu của UBND tỉnh; nhận 19 giấy khen và bằng khen, trong đó có 01 bằng khen của Bộ Giáo dục, 04 bằng khen của UBND tỉnh. Đặc biệt, 02 năm liền nhà trường được UBND tỉnh Quảng Ninh khen thưởng và công nhận “Đơn vị văn hóa” cấp tỉnh.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1507/QĐ-TTg ngày 4/12/2024 phê duyệt Danh sách thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp. Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Sau hành trình khám phá, trải nghiệm, các đoàn sẽ tham gia Hội thảo giới thiệu về những sản phẩm, tour du lịch dành cho khách inboud mà các doanh nghiệp chưa trải nghiệm; tham gia đóng góp các ý kiến và kết nối các tour du lịch sau khảo sát.
Thạch Quý ngày nay là một phường thuộc TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh nổi bật với bề dày lịch sử, văn hóa và cách mạng. Thạch Quý được tách ra từ xã Trung Tiết xưa thuộc Tổng Thượng Nhị, phủ Thạch Hà và chính thức thành lập vào năm 1954.
Đó là nhận định của Luật sư Hoàng Văn Linh, Văn phòng luật sư Tín Nghĩa, Đoàn luật sư tỉnh Đăk Lăk sau vụ việc một cô giáo đang uống Cafe thì bị tấm bê tông rơi trúng dẫn đến tử vong.
Một giáo viên dạy môn Toán tại trường THCS Đoàn Thị Điểm (huyện Cư Mgar, Đắk Lắk) cùng gia đình vào quán cà phê đường Nguyễn Lương Bằng uống cà phê thì bị tấm bê tông sập, đè tử vong.
Mới đây, một vụ tử vong đau lòng do chó dại cắn đã xảy ra, và nạn nhân lại chính là chủ một quán thịt chó. Vụ việc này không chỉ là hồi chuông cảnh báo về nguy cơ từ bệnh dại mà còn khiến dư luận bức xúc về thực trạng bắt chó bằng những phương pháp tàn nh
Trong một chuyến đi công việc, tôi tình cờ bắt gặp một cảnh tượng khiến lòng mình chùng xuống. Một người đàn ông đang bán một con rùa lớn, nặng hơn 10 kg. Con rùa bị lật ngửa, nằm bất động trên một cục gạch, đôi mắt lộ vẻ bất lực và đau đớn. Nhìn hình ảnh
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.