Pháp lệnh gồm 7 chương, 58 điều quy định về đối tượng, phạm vi, điều kiện, tiêu chuẩn, các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng; công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ; nguồn lực thực hiện; quản lý nhà nước; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.
Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, bà Nguyễn Thuý Anh – Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết, tiếp thu ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định về các trường hợp được công nhận liệt sĩ đã được chỉnh lý nhằm bảo đảm chặt chẽ, phù hợp với thực tế, bối cảnh của thời bình, tôn vinh xứng đáng đối với người có công. Dự thảo Pháp lệnh được chỉnh lý đã quy định khái quát về các trường hợp và giao Chính phủ quy định chi tiết.
Cụ thể, đối với trường hợp “Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm trong đấu tranh phòng chống tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự”, Dự thảo Pháp lệnh đã bỏ “phòng” trong “phòng, chống tội phạm” và chỉnh lý thành hai điểm để phân biệt đấu tranh chống tội phạm của người được giao nhiệm vụ và người không được giao nhiệm vụ.
Đối với người được giao nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm, Dự thảo bỏ quy định điều kiện “dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm” với các lý do sau: Kế thừa quy định của Pháp lệnh hiện hành (chỉ quy định “đấu tranh chống tội phạm”, không quy định điều kiện “dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm” trong đấu tranh chống tội phạm) và nếu quy định phải có các yếu tố “dũng cảm”, “cấp bách, nguy hiểm” thì chưa phù hợp với thực tiễn công tác của lực lượng công an trên mặt trận đấu tranh chống tội phạm, có các trường hợp không có các yếu tố này nhưng có tính chất bất ngờ dẫn đến nguy hiểm tính mạng của cán bộ, chiến sĩ công an.
Đồng thời, dự thảo đã bổ sung điều kiện “Trực tiếp làm nhiệm vụ”, cùng với việc bổ sung các trường hợp không được xem xét công nhận người có công (tại Điều 53) bảo đảm chặt chẽ hơn so với quy định hiện hành, phù hợp với thực tiễn đấu tranh chống tội phạm của lực lượng chuyên trách.
Đối với trường hợp “Đặc biệt dũng cảm thực hiện các công việc đặc biệt nguy hiểm, cấp bách để cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, Nhân dân; có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội”, để phù hợp với thực tiễn, thu hút trường hợp người không được giao nhiệm vụ hoặc không thuộc lực lượng chống tội phạm nêu trên, Dự thảo Pháp lệnh đã được tiếp thu, chỉnh lý chặt chẽ hơn như sau: “Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là những tấm gương, có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội”.
Còn các trường hợp “Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện hoặc diễn tập chiến đấu phục vụ quốc phòng an ninh có tính chất nguy hiểm”; “Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao”, Dự thảo Pháp lệnh đã được chỉnh lý như sau: “Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm”.
Theo Uỷ ban về các vấn đề xã hội, quy định này đã bao hàm các trường hợp xứng đáng khác đang được thực hiện và bổ sung một số trường hợp mới trong thực tiễn. Đồng thời, bao gồm được cả trường hợp công nhận liệt sĩ “Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao” vì đây là thuộc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm.
Trường hợp “Do ốm đau, tai nạn khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”, bà Nguyễn Thuý Anh cho biết, cơ quan thẩm tra đã đề nghị Chính phủ cần đánh giá việc thực hiện quy định này trong những năm qua, xem xét tính công bằng với cán bộ, công chức, viên chức cùng công tác tại các địa bàn này và tính công bằng ngay trong những người đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh để quy định phù hợp với thực tiễn hiện nay, tương xứng với các trường hợp công nhận liệt sĩ khác, tránh việc lợi dụng chính sách.
Tuy nhiên, Chính phủ chưa bổ sung đánh giá theo yêu cầu của Cơ quan chủ trì thẩm tra mà đề nghị bỏ quy định công nhận liệt sĩ đối với trường hợp này với lý do để đảm bảo công bằng đối với các trường hợp công nhận liệt sĩ, tránh lợi dụng chính sách. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đề nghị kế thừa quy định của Pháp lệnh hiện hành và điều chỉnh điều kiện công nhận liệt sĩ trong trường hợp này chặt chẽ hơn, thu hẹp địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Ủy ban thấy rằng, mỗi phương án đều có ưu điểm và hạn chế, để khắc phục các hạn chế của 2 ý kiến nêu trên, sau khi thống nhất với Cơ quan soạn thảo, dự thảo Pháp lệnh được chỉnh lý trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh hiện hành nhưng chỉ giới hạn công nhận liệt sĩ trong trường hợp “Do ốm đau, tai nạn không thể cứu chữa kịp thời khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định”.
Đối với trường hợp “Do vết thương tái phát dẫn đến tử vong” đối với thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên, Dự thảo đã được chỉnh lý bảo đảm chặt chẽ hơn, bổ sung cụm từ “là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong” sau cụm từ “Do vết thương tái phát”.
Dự thảo Pháp lệnh đã bổ sung để giữ lại quy định hiện hành trường hợp công nhận liệt sĩ khi làm nghĩa vụ quốc tế.
Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/ 2021, thay thế Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2012/PL-UBTVQH13./.
Sáng 09/01/2025, CTCP Dược phẩm Pharmacity và trường đại học Tây Đô (Cần Thơ) chính thức ký kết Biên bản Ghi nhớ Hợp tác (MOU), đánh dấu lần thứ 25 Pharmacity hợp tác với các trường đại học/cao đẳng đào tạo về lĩnh vực Y - Dược trên cả nước. Sự kiện thể hiện cam kết mạnh mẽ của doanh nghiệp trong việc đầu tư vào nguồn nhân lực nhằm mở rộng mạng lưới chiến lược với các cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường dược phẩm.
Chiều 7/1, tại Nhà Quốc hội đã diễn ra Lễ công bố 02 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Tại Lễ bế mạc Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan đẩy nhanh tiến độ soạn thảo các dự án luật trình tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, diễn ra vào cuối tháng 02/2025.
Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ tập trung trình Quốc hội xem xét, thông qua đối với 07 nội dung cấp thiết để triển khai, thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Tại phiên họp lần thứ 41, dự kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến việc chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ 9 (tháng 2-2025) liên quan tinh gọn bộ máy.
Vào ngày 09/12/2024 vừa qua, Pharmacity đã phối hợp cùng Công ty Dược phẩm GSK Việt Nam và trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức buổi hội thảo với chủ đề “Tiếp cận toàn diện các bệnh lý hô hấp thường gặp - Từ kiến thức đến thực hành”.
Sau khi uống phải thứ nước màu hồng trong lọ nhỏ, nhóm học sinh một trường tiểu học ở thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang có triệu chứng bị ngộ độc, đau bụng, nôn ói phải nhập viện; trong đó có cháu nguy cấp phải chuyển viện Nhi Trung ương cấp cứu ngay trong đêm…
Ngày 22/1, Công an TP Đà Nẵng cho biết, đang mở rộng điều tra một đường dây rửa tiền quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng, bắt giữ nhiều đối tượng liên quan.
Sáng 22-1, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội đón Giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Cuộc họp do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trung Hồ, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội đón Giao thừa và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 chủ trì.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa tổ chức “Chuyến tàu Công đoàn - Xuân 2025” cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn của các tỉnh phía Nam về quê đón tết.
Nhiều năm qua, bà Trần Thị Kim Chi (SN 1967, ngụ xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu) có nhiều đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng. Nhưng bà Chi cho rằng các cơ quan chức năng giải quyết chưa thỏa đáng nên tiếp tục khiếu nại, tố cáo.
Ngày 22/1, Công an TP Đà Nẵng cho biết, đang mở rộng điều tra một đường dây rửa tiền quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng, bắt giữ nhiều đối tượng liên quan.
Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành Lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với các đối tượng để làm rõ.
Năm 2022-2023, Công ty TNHH Đắc Tài (huyện Tây Sơn, Bình Định) đã khai thác cát lậu tại sông Kôn với khối lượng hơn 300.000 m3, giá trị hơn 31,6 tỷ đồng.
Theo Bộ công an, từ tháng 01/2024 đến tháng 10/2024, trên cả nước đã xảy ra 30 vụ trộm cắp trên tàu bay đến/đi từ các Cảng hàng không quốc tế của Việt Nam, trong đó có 33 đối tượng quốc tịch nước ngoài.
Khám xét khẩn cấp nơi ở của Tín, Công an thu giữ 1 lựu đạn, 6 khẩu súng, 2.404 viên đạn các loại, 14kg đầu đạn, vỏ đạn các loại cùng 1,1 kg thuốc đạn và nhiều máy móc, thiết bị.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.