Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Cần phải xây dựng Luật Ngôn ngữ

Hình sự & tố tụng hình sự
04/01/2017 10:39
Uyên Na
aa
Vừa qua, Hội Nhà báo Việt Nam đã công bố 10 điều về đạo đức người làm báo, trong đó có Điều 9 là “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại…” đã được đưa vào quy định. Từ quy định này chúng ta không khỏi giật mình khi một khảo sát trước đó cho thấy 50% bài viết trên báo mắc lỗi ngôn ngữ.


Ảnh minh họa nguồn internet.
Ảnh minh họa nguồn internet.

Lệch chuẩn, lạm dụng

“Trong những năm gần đây, việc dùng từ ngữ cẩu thả, rút tít thiếu cân nhắc, sai thực tế, sử dụng tiếng nước ngoài khá tùy tiện... đã tác động tiêu cực đến đông đảo công chúng, nhất là giới trẻ…”- PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam phát biểu tại hội thảo “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng” trước đó…

Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng thực tế hiện nay ngoài xã hội, trên các diễn đàn, trong một số tài liệu, báo cáo, trên các ấn phẩm thông tin đại chúng, kể cả trong sách giáo khoa có nhiều biểu hiện thiếu chuẩn mực trong sử dụng tiếng Việt, quá dễ dãi trong phát triển, làm mới tiếng Việt.

Hiện tượng lạm dụng, sử dụng ngôn từ, từ tiếng nước ngoài đang ngày càng nhiều. Đáng báo động là không có nhiều, không có đủ sự phân tích, nhắc nhở, phê phán những biểu hiện đó.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Tôi nghĩ rằng các nhà báo cần phải thấm thía vai trò và trách nhiệm trong việc gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt vì mỗi một phát ngôn, mỗi câu văn của nhà báo có tính định hướng, lan tỏa sâu rộng trong xã hội và rất nhanh trên cộng đồng mạng”.

Và những vấn đề bất cập, lệch lạc, yếu kém của việc dùng tiếng Việt trên truyền thông đã được đưa ra như: cách viết, cách nói, cách truyền đạt chưa thật đúng, chưa thật chuẩn; cách dùng từ, đặt câu, cách sử dụng các nghi thức lời nói, cách thể hiện văn bản và thể hiện thông điệp truyền thông bằng văn bản và tiếng nói, vấn đề phương ngữ trên truyền thông đại chúng, chính tả và chuẩn chính tả, việc xử lý tên nước ngoài trên báo chí và đặc biệt trên sóng phát thanh, truyền hình; cách sử dụng ngôn ngữ trong việc đặt tít, rút tít, trình bày ma-két, thiết kế và giao diện báo điện tử… Việc giữ gìn bản sắc tiếng Việt qua truyền thông trong bối cảnh toàn cầu hóa với trào lưu tiếng Anh đang thâm nhập mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực…

TS. Bùi Thị Ngọc Anh - Viện Ngôn ngữ học, công bố nghiên cứu về sử dụng lẫn tiếng Anh và tiếng Việt trong các chương trình truyền hình trực tiếp cho trẻ em phát sóng năm 2015 như Giọng hát Việt nhí, Bước nhảy hoàn vũ nhí… Theo bà Bùi Thị Ngọc Anh: “Chỉ chấp nhận hiện tượng pha trộn trong chương trình cho trẻ em khi không có từ thay thế”.

Tuy nhiên, không chỉ sính tiếng Anh, theo nhiều đại biểu, từ Hán - Việt cũng đang bị sử dụng thiếu chính xác. Đại biểu Cao Văn Oanh cho biết có nhiều từ Hán - Việt đang bị sử dụng sai nghĩa hoặc dư thừa, lặp nghĩa. Chẳng hạn khi nói: “Chủ tịch nước Trần Đại Quang với vai trò chủ tịch nước…” cần phải sửa lại là: “Chủ tịch nước Trần Đại Quang trên cương vị chủ tịch nước…”, vì từ “vai trò” người xưa gọi là “nhà trò” bây giờ gọi là “sân khấu”.

Người đóng vai kia chỉ là diễn viên trên sân khấu, còn Chủ tịch nước Trần Đại Quang là sự thật. Vì thế cần thay từ “vai trò” thành “cương vị”. Chẳng thế, nhà báo Phan Quang nêu hàng loạt dẫn chứng: “Tại sao những người qua đời trong bệnh viện hay tai nạn giao thông lại gọi là “tử vong”, chứ không phải là “qua đời, mất”? Tại sao lại là “tái trồng” chứ không phải là “trồng lại cây”? Tại sao lại gọi là “cận nghèo, tái nghèo, tái lấp mặt đường”?…

Còn PGS-TS Đặng Thị Hảo Tâm - Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội đưa ý kiến: “Từ ngữ thuộc phạm trù chiến tranh thường xuyên được phóng viên sử dụng khi viết về các mảng đề tài văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh, xã hội. Bắt gặp thường xuyên những từ như mặt trận, trận chiến, ra quân, chiến sĩ… Việc lạm dụng ẩn dụ chiến tranh với một số bài viết gây những liên tưởng không tích cực. Nó cũng khiến ngôn từ biểu đạt hoạt động văn hóa xã hội vốn mang đậm tính nhân văn bị chiến tranh hóa. Ngay cả lĩnh vực an ninh, xã hội cũng cần cân nhắc sử dụng nhóm từ chiến tranh. Đã đến lúc người làm báo cần đổi mới về tư duy chiến tranh khi lập ngôn, tác nghiệp”.

Khảo sát dùng tiếng Việt trên báo chí những năm trước đây của PGS-TS Đào Thanh Lan – Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội còn cho thấy 50% bài viết trên báo mắc lỗi ngôn ngữ. Ông Đăng Quang lại cho rằng nếu có từ thuần Việt thì không nên dùng từ Hán - Việt tương đương nữa. Làm như vậy sẽ giữ được sự trong sáng của tiếng Việt, lại tạo gần gũi với đa số người dân.

Ở góc độ khác, GS-TS Nguyễn Văn Khang - Phó Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học nói về mức độ khen ngợi, thoạt tiên người ta dùng từ “hay”, “tốt”, “tuyệt vời”, “trên cả tuyệt vời” và tới giờ là “vãi”. Điều đó, theo ông Khang cũng chính là cách mà ngôn ngữ phát triển. Theo đó, chuẩn của thời đại này là chệch chuẩn của thời đại trước, chệch chuẩn của thời đại này có thể trở thành chuẩn của thời đại sau.

Cần xây dựng Luật Ngôn ngữ tiếng Việt

Và tại hội thảo, phần đa ý kiến cho rằng rất cần xây dựng một Luật Ngôn ngữ tiếng Việt để quản lý và có cơ sở xử phạt các trường hợp nói sai, viết sai.

“Thế giới có hơn một nghìn bộ luật ngôn ngữ, thậm chí có những quốc gia ban hành nhiều luật ngôn ngữ để quản lý. Việt Nam nghìn năm văn hiến thì chưa có gì. Ở ta hiện nay, tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, bảo tồn văn hóa dân tộc là đòi hỏi quốc dân. Định hướng phát triển cũng như tác động ngoại lai đã rõ, vấn đề là thể hiện thành văn bản pháp quy” - nhà báo Phan Quang nhấn mạnh.

Ông cũng cho rằng cần rà soát việc dùng tiếng Việt trong các văn bản lập pháp, hành pháp của các cơ quan công quyền, dịch vụ, xã hội… xem đã chuẩn mực hay chưa, bởi những khiếm khuyết về ngôn từ, cấu trúc câu văn một khi đã được lưu hành qua các văn bản công quyền thì rồi sẽ sớm phổ cập trong dân gian, thậm chí số đông sẽ nghĩ rằng phải viết theo cách ấy mới đúng ngôn ngữ chính thống.

Cùng quan điểm, nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cũng cho rằng cần phải có các bộ quy chuẩn, chuẩn mực ngôn ngữ dành riêng cho báo chí.

“Tôi đề nghị sẽ không trao giải báo chí quốc gia hoặc các giải báo chí của ngành cho các tác phẩm không đạt chuẩn ngôn ngữ tiếng Việt, dù cho nội dung có hay thế nào. Các cơ quan báo chí cần phải đi đầu làm gương và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ngôn ngữ, mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngôn ngữ cho phóng viên” - đại diện Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh.

“Rất cần luật nhưng luật thì cứ đà này không biết bao giờ mới có. Nên chúng ta cứ chuẩn hóa tiếng Việt từng bước, trước hết là ở các cơ quan báo chí, truyền thông rồi các trường học, cơ quan đoàn thể… Việc chuẩn hóa không nên đóng khung mà phải chuẩn hóa từng giai đoạn, phù hợp với tình hình đất nước” - GS.TS Nguyễn Văn Khang - Viện Ngôn ngữ học Việt Nam bày tỏ.

Còn GS-TS Nguyễn Văn Hiệp - Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học nhấn mạnh, các nhà báo có ảnh hưởng rất lớn trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Chính vì thế, việc sử dụng tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng cần được đặt ra nghiêm túc hơn.

Ông Đinh Thế Huynh - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nhận định: “Đường lối, quan điểm của Đảng ta, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa được thể hiện nhất quán, rõ ràng trong Đề cương văn hóa (1943), trong Hiến pháp và nhiều văn bản pháp luật quan trọng.

Từ mùa thu năm 1945, nước ta được độc lập tự do thì tiếng Việt cũng được độc lập, tự do. Sự kiện lớn nhất đối với tiếng Việt là Hiến pháp 2013 đã hiến định ở Điều 5: “Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia”. Như vậy, căn cứ quan trọng nhất để luật hóa ngôn ngữ đã được đề ra…”.

bài liên quan
Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm  linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên vừa phát hiện tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Tại Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính, cơ quan soạn thảo đã đề xuất quy định người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.
Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Một người phụ nữ có ý định chuyển số tiền 200 triệu đồng cho đối tượng giả danh công an lừa đảo đã được lực lượng chức năng công an địa phương ngăn chặn kịp thời.
Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội vừa phục hồi giải quyết nguồn tin tội phạm, về việc bà Nguyễn Thị Ngọc tố cáo một số cá nhân lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc nhận tiền để đầu tư dự án “Xây dựng hạ tầng KCN Yên Sơn - Bắc Lũng” giai đoạn 1 và 2.
Mới nhất
Đọc nhiều
Cần làm rõ dấu hiệu vi phạm về môi trường xảy ra tại công ty Việt Tiến Hà Nam

Cần làm rõ dấu hiệu vi phạm về môi trường xảy ra tại công ty Việt Tiến Hà Nam

Mặc dù đã đi vào hoạt động liên quan đến ngành nghề tráng phủ bề mặt kim loại (mạ kẽm nhúng nóng) trong nhiều năm nay, tuy nhiên Công ty Việt Tiến Hà Nam vẫn chưa hoàn thiện hệ thống bảo vệ môi trường.
Điểm tên những cơ sở kinh doanh vi phạm trật tự xây dựng ở Phú Hòa

Điểm tên những cơ sở kinh doanh vi phạm trật tự xây dựng ở Phú Hòa

Trong Kết luận kiểm tra số 1763/LK-SXD về công tác cấp phép và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Phú Hòa vừa ban hành mới đây, Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên điểm tên hàng loạt cơ sở kinh doanh vi phạm trật tự xây dựng. Đáng nói, các sai phạm tồn tại từ năm này sang năm khác trước sự “im lặng” của chính quyền địa phương dù UBND tỉnh đã nhiều lần chỉ đạo xử lý.
Trưởng Công an TP Chí Linh và Trưởng Công an TP Hải Dương nhận nhiệm vụ mới

Trưởng Công an TP Chí Linh và Trưởng Công an TP Hải Dương nhận nhiệm vụ mới

Thượng tá Nguyễn Tuấn Hưng, Trưởng Công an TP Hải Dương sang công tác tại Thành ủy Chí Linh; Thượng tá Nguyễn Hoàng Long, Trưởng Công an TP Chí Linh sang công tác tại Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương.
Tin bài khác
Công an vào cuộc điều tra nguyên nhân người đàn ông tử vong bất thường tại một phòng tập gym

Công an vào cuộc điều tra nguyên nhân người đàn ông tử vong bất thường tại một phòng tập gym

Lực lượng chức năng Công an quận Hoàng Mai, TP Hà Nội đang vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc một người đàn ông tử vong tại phòng tập gym trên địa bàn phường Mai Động, quận Hoàng Mai.
Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đến tháng 4/2023, nhiều người đến đòi tiền hụi nhưng Tâm mất khả năng chi trả và tuyên bố vỡ hụi. Số tiền Tâm chiếm đoạt trong vụ việc khoảng 2,2 tỷ đồng.
Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn cho biết, đang điều tra nguyên nhân người phụ nữ tử vong tại lán gần nhà (nghi là ăn lá ngón).
Người phụ nữ mất gần 3 tỷ đồng sau cuộc điện thoại của đối tượng giả danh Công an

Người phụ nữ mất gần 3 tỷ đồng sau cuộc điện thoại của đối tượng giả danh Công an

Nhận được cuộc gọi từ số máy lạ của đối tượng tự xưng là Công an, sau đó chị T đã thực hiện các thao tác theo hướng dẫn của đối tượng và bị đối tượng lừa chiếm đoạt số tiền gần 3 tỷ đồng.
Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Phát hiện nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy có hành vi phóng nhanh, lạng lách... gây náo loạn đường phố, Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự xuyên đêm truy lùng, bắt giữ toàn bộ các đối tượng.
Bình Dương: Gửi bạn tiền nhờ mua đất, bị chiếm đoạt mất gần 24,5 tỷ đồng

Bình Dương: Gửi bạn tiền nhờ mua đất, bị chiếm đoạt mất gần 24,5 tỷ đồng

Ngày 19/10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương thông tin về việc truy nã đối với Khổng Thị Thanh (SN 1972; KHKTT: khu phố Bình Thuận 2, phường Thuận Giao, TP Thuận An, Bình Dương) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Do những vi phạm liên quan đến lĩnh vực thuế, Tập đoàn Hà Đô bị Tổng cục Thuế ra quyết định xử phạt 4,49 tỷ đồng đồng.
Bắt giữ nghi phạm giết người, cướp tài sản phi tang thi thể nạn nhân xuống mương nước

Bắt giữ nghi phạm giết người, cướp tài sản phi tang thi thể nạn nhân xuống mương nước

Sau khi gây án, Huỳnh Trung Quân đã lấy tiền, trang sức và điện thoại của nạn nhân, sau đó phi tang thi thể xuống mương nước và về nhà người thân ẩn náu thì bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Bắt giữ đối tượng cho vay nặng lãi 730%/năm

Bắt giữ đối tượng cho vay nặng lãi 730%/năm

Mức lãi suất Ngân đưa ra khi cho vay nặng lãi là từ 15% đến 20% trên số tiền vay, tương ứng với mức lãi suất cao nhất là 730%/năm.
Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Nguyễn Trọng Khỏe đăng tải trên trang mạng xã hội facebook, zalo cá nhân các bài viết, hình ảnh hoạt động tuyển dụng, đưa người Việt Nam đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản và một số nước châu âu theo diện du học sinh, kỹ sư...
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.