Các chuyên gia cho rằng nên xem người nghiện thuốc lá như đang phải chịu đựng một căn bệnh mạn tính. Nếu họ chưa thể cai thuốc, thay vì chỉ có biện pháp là “cai thuốc lá hoặc là chết”, cần tìm kiếm “liều thuốc” nhân văn hơn, như các giải pháp giảm tác hại.
Những giải pháp này phải phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng và sự hợp tác từ người hút thuốc để điều trị một cách ôn hòa, hiệu quả.
Hiểu rõ hút thuốc lá là cái chết dần dần, nhưng tỷ lệ cai thuốc vẫn thấp
“Có 90% người hút biết rõ tác hại của thuốc lá nhưng không bỏ được, một trong những lý do là nghiện nicotine và nghiện hành vi, thói quen hút thuốc”, ThS.BS Lê Đình Phương, Trưởng khoa Nội tổng quát và Y học gia đình, Bệnh viện FV phân tích trong một tọa đàm về giải pháp giảm tác hại thuốc lá.
Theo đó, BS Phương liệt kê 3 yếu tố cản trở quá trình cai thuốc. Không chỉ nghiện nicotine, người hút thuốc còn nghiện tâm lý và nghiện thói quen. Việc thường xuyên sử dụng thuốc lá sau khi ăn, khi gặp bạn bè, khi thư giãn... dần sẽ trở thành thói quen. Những thói quen này dần hình thành phản xạ có điều kiện khó thay đổi như việc cầm, đốt, hút thuốc lá...
Đó là nguyên nhân dẫn đến thất bại trong việc áp dụng các dược phẩm nicotine thay thế như nicotine dán, ngậm, xịt... Năm 1985, các dược phẩm này đã thông qua kiểm định FDA của Mỹ và được lưu hành rộng rãi trên thị trường. Song, tỷ lệ cai thuốc lá vẫn không có sự biến chuyển như mong đợi.
Đánh giá về công tác phòng chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam, Thầy thuốc Nhân dân, PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho rằng, việc truyền thông đơn thuần về tác hại của thuốc lá hiện đã cũ và không thực sự có hiệu quả. Do đó, cần có biện pháp về kiểm soát, kinh tế cũng như giải pháp về các sản phẩm thay thế ít tác hại hơn cho nhóm người chưa cai được thuốc lá.
Tại một hội thảo về thuốc lá mới, Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan, Phó Chủ tịch Hội Dược học Việt Nam nhấn mạnh, ngành Y tế cũng thừa nhận rằng cai thuốc lá là chuyện không dễ dàng, dù thuốc lá điếu là vô cùng độc hại. Không phủ nhận việc các sản phẩm trên vẫn chứa nicotine, nhưng theo Đại biểu Quốc hội Phong Lan phân tích, giữa những cái xấu thì nên chọn cái ít xấu nhất.
Đề xuất xem chứng nghiện thuốc lá như bệnh mạn tính
Từ góc độ y học, PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam cho biết, trong phương pháp điều trị bệnh, việc tư vấn cai thuốc lá hoặc cung cấp giải pháp giảm tác hại thuốc lá cho người bệnh là yếu tố then chốt, cần sự phối hợp từ gia đình, từ cộng đồng, cơ quan quản lý và ngành Y tế.
PGS Ngọc cũng chỉ ra rằng, trong y khoa hay cuộc sống, cách tiếp cận giảm tác hại gần như được áp dụng đối với mọi loại bệnh, không phải chỉ liên quan tới COPD, tim mạch hay ung thư phổi. Giảm tác hại dĩ nhiên là vẫn chưa triệt tiêu được hết các yếu tố gây hại, nhưng trong trường hợp bắt buộc, cần áp dụng để cung cấp giải pháp thay thế.
Theo PGS Ngọc, biện pháp nhân văn là cần có lộ trình để những người hút thuốc chuyển dần sang những sản phẩm thay thế giảm tác hại hơn. “Nếu sản phẩm thuốc lá làm nóng có thể giảm tác hại mà chúng ta không có để tư vấn cho bệnh nhân thì đó là lỗi của người thầy thuốc”, PGS Ngọc nhận xét.
Tương tự, theo cập nhật từ TS Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tại Tọa đàm “Thực trạng thuốc lá mới và giải pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng” ngày 19/10 vừa qua, đã có sự cởi mở trong nhận thức ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới về chứng nghiện thuốc lá, xem hội chứng này như một căn bệnh mạn tính cần chữa trị phù hợp. Sự thay đổi trong nhận thức này sẽ dẫn đến sự thay đổi trong các hành động khác.
Cũng tại Tọa đàm trên, ông Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nêu rõ, tại Việt Nam, thuốc lá mới vẫn chưa được hợp pháp hóa, có mặt trên thị trường thông qua nhập lậu. Các tội phạm buôn lậu nhắm vào giới trẻ bằng những sản phẩm có kiểu dáng, hương liệu hấp dẫn, tạo ra bao hệ lụy, gây hiểu nhầm về thông tin khoa học của các sản phẩm này. Qua đó, ông Hạ nhấn mạnh, cần phải hoàn thiện chính sách pháp luật cho công tác quản lý để bảo vệ giới trẻ.
Phân tích Quyết định 568/QĐ-TTg 2023 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2023, TS Nguyễn Đức Kiên cho rằng: “Có thể thấy tinh thần của Chính phủ là tôn trọng thực tế khách quan nhưng yêu cầu có những biện pháp đồng bộ nhằm đảm bảo người dùng tiếp cận hàng chất lượng, không thất thu ngân sách của Nhà nước, quản lý thị trường và bảo vệ sức khỏe người dân Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ”.
Tiếp lời ông Kiên, ông Vũ Công Thảo, Chuyên viên Cấp cao Vụ Khoa giáo văn xã, Văn phòng Chính phủ tham vấn, cần tổng hợp các kinh nghiệm quốc tế và trong nước trước khi ban hành chính sách quản lý thuốc lá mới.
Ông Thảo đề xuất: “Thuốc lá mới tác hại như thế nào đến người sử dụng, đến thế hệ trẻ thì cần phải bàn, đánh giá có chiều sâu và thực tế hơn. Cần có những nhà khoa học tham gia vào lĩnh vực hoặc chiến lược này”.
Công an huyện Đông Anh đã bắt giữ nhóm đối tượng đang vận chuyện 50.000 bao thuốc lá nhãn hiệu “Manchester” do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Ngày 20/1, thừa ủy quyền của Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV (thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang). Đại tá Lê Hoàng Việt, Phó Chính ủy BĐBP tỉnh An Giang cùng Đoàn ĐBQH tỉn
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 152/QĐ-TTg ngày 17/01/2025 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 17, năm 2025) đối với 5 di tích.
Nhiều năm qua, bà Trần Thị Kim Chi (SN 1967, ngụ xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu) có nhiều đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng. Nhưng bà Chi cho rằng các cơ quan chức năng giải quyết chưa thỏa đáng nên tiếp tục khiếu nại, tố cáo.
Ngoài người phụ trách đưa đón học sinh, cơ quan điều tra sẽ làm rõ trách nhiệm của tài xế và người đứng đầu cơ sở giáo dục trong việc xây dựng quy chế đưa đón, đảm bảo an toàn cho học sinh.
Trong kỷ nguyên công nghệ số và thời đại pháp quyền, Thẩm phán cao cấp Chu Thành Quang, Phó Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội cho rằng, cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên luật là rất lớn.
Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư
Theo Tiến sĩ Đặng Văn Cường: "Bất kể vì lý do gì, dù là nguyên thế nào đi chăng nữa thì hành vi của người cha dượng này cũng rất đáng lên án và cần phải xử lý bằng chế tài nghiêm minh của pháp luật".
Theo luật sư Đặng Văn Cường: "Những người gây ra tai tiếng, chiêu trò trên không gian mạng, việc bị xử lý là điều khó tránh... Vậy nên mong những người này hãy bớt ảo tưởng sức mạnh, vì trước pháp luật, tất cả mọi người đều bình đẳng".
Theo Luật sư: "Tính mạng con người là điều cao quý và quan trọng nhất. Mọi hành vi tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh nhất...".
Theo luật sư: Hành vi của các đối tượng thể hiện sự côn đồ, hung hãn, coi thường pháp luật... nên cần thiết phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.