Cho rằng việc theo dõi, giải quyết kiến nghị sau giám sát ở nhiều nơi chưa được chú trọng, đôn đốc đến cùng, dẫn đến việc kiến nghị một chiều, hình thức, ông Đỗ Duy Thường - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam đề nghị, cán bộ thực hiện hoạt động giám sát cần thể hiện được bản lĩnh dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tránh hiện tượng nể nang, né tránh.
Hôm qua (6/10), tại Hà Nội, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đổi mới nội dung giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp - thực trạng và giải pháp”.
Nội dung, phương thức giám sát ngày càng thực chất
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng khẳng định, những năm qua, công tác giám sát của MTTQ Việt Nam đã có nhiều bước tiến và đạt được những kết quả quan trọng.
Nổi bật là nhận thức của cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân về công tác giám sát được nâng lên, các cơ sở chính trị, pháp lý trong hoạt động giám sát ngày càng được củng cố và hoàn thiện hơn.
Nội dung, phương thức giám sát ngày càng thực chất, tập trung vào những vấn đề quan trọng liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, góp phần tăng cường quyền làm chủ, sự đồng thuận của nhân dân trong xây dựng đất nước, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Cho rằng đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động giám sát của Mặt trận là nhân tố góp phần tích cực vào việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, GS.TS Trần Ngọc Đường - Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Dân chủ và Pháp luật (UBTƯ MTTQ Việt Nam) nhấn mạnh: Đổi mới tổ chức và phương thức giám sát của Mặt trận phải gắn chặt với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; cùng với nhân dân nâng cao hiệu lực và hiệu quả giám sát, làm chỗ dựa vững chắc cho nhân dân thực hiện và phát huy dân chủ, xây dựng và hoàn thiện cơ chế để nhân dân trực tiếp kiểm soát quyền lực nhà nước.
Tuy nhiên, công tác giám sát của MTTQ Việt Nam vẫn còn một số tồn tại, hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn cuộc sống, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có việc chậm đổi mới nội dung, phương thức giám sát của Mặt trận.
Do đó, “đổi mới nội dung, phương thức giám sát của MTTQ Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát là một trong những yêu cầu cần thiết đặt ra trong thời gian tới. Hội thảo được tổ chức nhằm làm rõ hơn các căn cứ chính trị, sự cần thiết và yêu cầu thực tiễn về đổi mới nội dung và nâng cao hiệu quả giám sát của MTTQ các cấp” - ông Nguyễn Hữu Dũng gợi mở.
Cần theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị sau giám sát
Chỉ ra những tồn tại, hạn chế của công tác giám sát thời gian qua, ông Đỗ Duy Thường, nguyên Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam cho biết, việc theo dõi, giải quyết kiến nghị sau giám sát ở nhiều nơi chưa được chú trọng, đôn đốc đến cùng, dẫn đến việc kiến nghị một chiều, hình thức, hiệu quả chưa cao, thậm chí không đánh giá được kết quả giám sát trong một vụ việc nhất định.
Do đó, cán bộ thực hiện hoạt động giám sát cần thể hiện được bản lĩnh dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tránh hiện tượng nể nang, né tránh trong quá trình giám sát.
Dẫn kinh nghiệm thực tiễn tại địa phương, ông Nguyễn Đình Xiển, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hải Dương cho rằng, nội dung giám sát của MTTQ các cấp cần được lựa chọn có trọng tâm, trọng điểm, bám sát các nội dung chỉ đạo, định hướng của MTTQ Việt Nam cấp trên và của cấp ủy cùng cấp.
Đồng thời, tăng cường nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, lựa chọn những vấn đề nổi cộm, bức xúc mà nhân dân, dư luận đang quan tâm để tổ chức các cuộc giám sát.
Để làm được điều này, ông Xiển đề nghị MTTQ Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tổ chức tốt các hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, các cuộc tiếp xúc đối thoại của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân để lựa chọn nội dung giám sát phù hợp, sát thực tiễn.
Cùng quan điểm, ông Xa Đức Thọ, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hòa Bình kiến nghị, MTTQ các cấp cần chủ động tham mưu các nội dung giám sát chuyên đề, trong đó tập trung vào những vụ việc liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; những vấn đề dư luận xã hội quan tâm, bức xúc.
Đặc biệt cần theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị sau giám sát, có văn bản yêu cầu các cơ quan được giám sát trả lời, từ đó tạo niềm tin đối với cử tri và nhân dân.
Ông Thọ cũng đề nghị MTTQ các cấp cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động làm cho nhân dân biết, hiểu rõ vấn đề và thấy được vị trí, vai trò của Mặt trận, từ đó nhân dân quan tâm, tích cực tham gia vào hoạt động giám sát một cách hiệu quả hơn.
Ghi nhận, đánh giá cao các ý kiến của các đại biểu, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng cho biết, kết quả của Hội thảo sẽ góp phần giúp Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam có thêm cơ sở khoa học và thực tiễn, các giải pháp thiết thực cho công tác chỉ đạo, điều hành chuyên môn.
Đồng thời tạo cơ sở giúp Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam nghiên cứu, điều chỉnh trong xây dựng kế hoạch, nội dung giám sát, ban hành văn bản hướng dẫn địa phương trong thực hiện nhiệm vụ giám sát hằng năm; kiến nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về giám sát của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Văn Pha - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc Hội đề xuất ban hành Luật Hoạt động giám sát của nhân dân, trong đó quy định rõ trách nhiệm của đảng viên, nhất là người đứng đầu, đồng thời quy định cụ thể việc MTTQ Việt Nam được thay mặt nhân dân, đại diện cho nhân dân trong hoạt động giám sát… Ông cho rằng, Luật Hoạt động giám sát của nhân dân nếu được ban hành sẽ trở thành “bộ luật” về giám sát của nhân dân, của MTTQ Việt Nam với đầy đủ cơ chế, chính sách, chế tài trong giai đoạn hiện nay.
Sáng 09/01/2025, CTCP Dược phẩm Pharmacity và trường đại học Tây Đô (Cần Thơ) chính thức ký kết Biên bản Ghi nhớ Hợp tác (MOU), đánh dấu lần thứ 25 Pharmacity hợp tác với các trường đại học/cao đẳng đào tạo về lĩnh vực Y - Dược trên cả nước. Sự kiện thể hiện cam kết mạnh mẽ của doanh nghiệp trong việc đầu tư vào nguồn nhân lực nhằm mở rộng mạng lưới chiến lược với các cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường dược phẩm.
Vào ngày 09/12/2024 vừa qua, Pharmacity đã phối hợp cùng Công ty Dược phẩm GSK Việt Nam và trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức buổi hội thảo với chủ đề “Tiếp cận toàn diện các bệnh lý hô hấp thường gặp - Từ kiến thức đến thực hành”.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 /12 vừa qua - Pharmacity, chuỗi nhà thuốc bán lẻ hàng đầu Việt Nam, tự hào thông báo về việc đạt Top 10 thương hiệu có trải nghiệm khách hàng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2024 do KPMG bình chọn. Xếp hạng thứ 8, tăng 38 bậc so với năm 2023, Pharmacity là đơn vị bán lẻ dược phẩm duy nhất đạt được danh hiệu này, khẳng định vị thế dẫn đầu và cam kết mang đến trải nghiệm khách hàng tốt nhất.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Ngày 21/1, ông Nguyễn Hồ Hải - Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau, làm Trưởng đoàn công tác của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã đến thăm và làm việc, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh.
Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm đã đề nghị tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm cho người dân.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 152/QĐ-TTg ngày 17/01/2025 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 17, năm 2025) đối với 5 di tích.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa tổ chức “Chuyến tàu Công đoàn - Xuân 2025” cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn của các tỉnh phía Nam về quê đón tết.
Nhiều năm qua, bà Trần Thị Kim Chi (SN 1967, ngụ xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu) có nhiều đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng. Nhưng bà Chi cho rằng các cơ quan chức năng giải quyết chưa thỏa đáng nên tiếp tục khiếu nại, tố cáo.
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.