Rất nhiều công trình trái phép là nhà dân, nhà lưu trú cho khách du lịch đang được xây nhan nhản một cách chóng mặt, vi phạm luật đất đai, xây dựng diễn ra trên địa bàn các huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang). Tuy nhiên, công tác xử lý cho đến thời điểm hiện tại vẫn chậm, bế tắc.
Xin giấy phép làm nhà ở, nhưng thực tế xây nhà lưu trú
Ông Hoàng Văn Hùng – Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Mèo Vạc trò chuyện và thừa nhận với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, trên địa bàn huyện thực tế có nhiều công trình vi phạm trật tự xây dựng và vùng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện đã giao cho xã, thị trấn xử lý. Thậm chí, có các hộ dân xin phép làm nhà, nhưng sau đó họ xây cơ sở lưu trú thì vẫn phải đáp ứng họ.
Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay tại Thủy điện Nho Quế 1, ở khu vực nhà máy thủy điện, 2 nhà sàn bê tông với tổng diện tích khoảng 500m2 đang được các công nhân hoàn thiện một số hạng mục.
Vị trí xây dựng 2 nhà sàn nhà bê tông cốt thép này gần bến thuyền du lịch và nằm một phần trên đất nông nghiệp, phần còn lại thuộc lòng hồ Thủy điện Nho Quế 1. Việc chuyển mục đích sử dụng đất và cho thuê đất vẫn chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
Ông Hoàng Tiến Thành – Phó Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Mèo Vạc khẳng định, có hơn 20 công trình xây dựng trái phép thực tế đã được cơ quan chức năng địa phương kiểm tra, phát hiện, trong đó đa số là các hộ dân. Hiện tại, xã Pả Vi có nhiều công trình xây dựng vi phạm luật đất đai, xây dựng nhất.
Báo cáo kết quả kiểm tra, quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Mèo Vạc trong tháng 7/2023 thể hiện, thời điểm kiểm tra có 4 công trình đang được xây dựng, hoàn thiện không đúng quy định. Cụ thể, tại thôn Thín Ngài, xã Thượng Phùng có hộ ông Đinh Văn Tâm đang tiến hành xây kè, cải tạo đất với mục đích để trồng hoa với diện tích là 51 m2.
Thời điểm kiểm tra, ông Tâm không xuất trình được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quá trình đối chiếu với bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích lịch sử, danh thắng Mã Pì Lèng, khu đất này thuộc vùng II danh thắng Mã Pì Lèng.
Nhiều công trình có quy mô, nhưng thiếu thủ tục
Tại thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi thời điểm kiểm tra ông Hoàng Văn Quân là chủ đầu tư đang xây dựng 10 căn nhà lắp ghép, kết cấu khung thép mạ kẽm với diện tích xây dựng 21m2/căn. Khu vực được xây dựng không đúng quy định do nằm trên đất trồng cây hàng năm khác và đất ở nông thôn.
Ngoài ra, tại thôn Mã Pì Lèng A, xã Pả Vi chủ đầu tư là ông Lầu Mí Pó đang xây dựng móng nhà có kích thước 30,8 m2, 3 gian, móng cột trụ bê tông cốt thép, ông Pó không xuất trình được giấy tờ pháp lý liên quan đến khu đất trên. Đặc biệt, qua đối chiếu với bản đồ khoanh vùng di sản khu đất thuộc vùng II danh thắng Mã Pì Lèng.
Đáng nói, một công trình khác có quy mô đầu tư khá lớn, với các dãy nhà xây dựng theo mô hình homstay cho khách lưu trú, sàn nhà kinh doanh giải khát phục vụ khách du lịch nằm ngay trên đèo Mã Pì Lèng, thuộc thôn Mã Pì Lèng, xã Pả Vi.
Báo cáo của Phòng Kinh tế - Hạ tầng Mèo Vạc thời điểm kiểm tra vào tháng 7/2023 có chi tiết nêu, bà Vừ Thị Mỷ là chủ đầu tư công trình điểm dừng chân ngắm cảnh hẻm Tu Sản, Mã Pì Lèng đã không xuất trình được hồ sơ thiết kế công trình và thông báo khởi công xây dựng công trình theo quy định.
Danh lam thắng cảnh Mã Pì Lèng (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng danh thắng cấp Quốc gia năm 2009 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nằm trong các quy hoạch gồm: Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2020-2020, tầm nhìn 2030; Quy hoạch xây dựng Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Khu du lịch Quốc gia Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Trước đó, Công trình không phép tổ hợp nhà hàng, nhà nghỉ Panorama Mã Pì Lèng (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) mọc ngay điểm ngắm vực Tu Sản - vực nước sâu kỳ vĩ nhất Đông Nam Á, đã vấp phải những ý kiến không đồng tình của dư luận. Đồng thời, được các nghành chức năng địa phương chỉ ra có nhiều tồn tại, sai phạm.
Liên quan đến công trình sai phạm này, lãnh đạo Phòng Kinh tế - Hạ tầng cho hay, tại khu đất của bà Mỷ, một bên được phép xây dựng công trình, nhưng một bên có lấn vào vùng bảo vệ di sản nên không được phép xây dựng.
Lãnh đạo Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Mèo Vạc khẳng định, đã có văn bản yêu cầu các xã, thị trấn tăng cường công tác kiểm tra, xây dựng trên địa bàn. Đồng thời, yêu cầu các xã, thị trấn có trách nhiệm đôn đốc chủ đầu tư xây dựng các công trình thực hiện việc dừng thi công, hoàn thiện thủ tục hoặc tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, thực tế hiện nay, một số công trình vẫn chưa được tháo dỡ theo quy định.
Ông Thào Minh Sơn – Chủ tịch UBND xã Pả Vi khẳng định, liên quan đến các công trình sai phạm, chính quyền xã đã kiên quyết yêu cầu các hộ gia đình, tổ chức thực hiện khắc phục. Trong đó, đã xử phạt và đã yêu cầu ông Hoàng Văn Quân phá dỡ 4 bangalow trái phép, đình chỉ, xử phạt công trình xây dựng tại thôn Ha Súng.
Theo người dân địa phương, những năm gần đây cùng với sức hút của Cao nguyên đá Đồng Văn, hàng năm khách du lịch trong và ngoài nước đến với địa phương này tăng đột biến. Chỉ tính riêng 3 ngày từ 27 – 29/10, tổng khách du lịch đến Hà Giang trong dịp Lễ hội “Hoa Tam giác mạch” lần thứ IX năm 2023 đạt hơn 58 nghìn lượt người. Chính vì lẽ đó, nhu cầu lưu trú, ăn uống, checking ở các địa điểm đẹp ngày càng được nhiều người quan tâm đầu tư, đặc biệt là những địa điểm nằm ngay tại vùng lõi di sản.
Liên quan đến một công trình có quy mô xây dựng khá đồ sộ tại thôn Ha Súng, xã Pả Vi (nằm ngay trên khu vực đèo Mã Pì Lèng). Cuối tháng 7 năm 2022, Hạt Kiểm lâm huyện Mèo Vạc đã có Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp đối với ông Thò Xìa Sính (SN 1978, trú tại thôn Ha Súng) với hành vi phá rừng trái pháp luật.
Cụ thể, ông Sính đã đào bới vào diện tích rừng phòng hộ tại lô 22, 3a, 31, khoảnh 3, Tiểu khu 29, trạng thái TXDP rừng gỗ tự nhiện núi đá lá rộng thường xanh phục hồi, chức năng rừng phòng hộ. Tổng diện tích đào bới là 252m2. Số tiền bị xử phạt là 7 triệu đồng, đến nay công trình nêu trên vẫn chưa được phá dỡ.
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Ngày 20/11 là ngày tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Từ nhiều thập kỷ qua, ngày 20/11 ở nước ta không chỉ là ngày lễ, hội của riêng nghề dạy học, ngày riêng của các thầy, cô giáo mà là ngày vui chung cả xã hội tôn vinh sự học, tôn vinh những người thầy dạy chữ, dạy nghề, dạy người.
Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam (9/11), vừa qua, trường THCS Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội phối hợp cùng Học viện Cảnh sát nhân dân, Tư pháp, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Đông Hội tổ chức buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật cho học sinh toàn trường.
Nghị quyết 188/NQ-CP Chính phủ yêu cầu rà soát các quy định về thuế sử dụng đất khi áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất.
Thực hiện các hoạt động trong đợt cao điểm đảm bảo TTATGT tháng 10 , Trường THPT Nhữ Văn Lan phối hợp với Công an Huyện Tiên Lãng tổ chức tuyên truyền pháp luật giao thông đường bộ và ký cam kết thực hiện hiệu quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho hơn 1.300 học sinh.
Tổ công tác 161 đã kiểm tra 135 trường hợp nghi vấn, lập 13 biên bản với các lỗi thay đổi kết cấu xe, không giấy phép, không giấy chứng nhận đăng ký xe, không gương chiếu hậu...
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.